Bài tập file word Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên

Bộ câu hỏi tự luận Toán 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 6 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo

BÀI 3. VAI TRÒ CỦA TÍNH ĐỐI XỨNG TRONG THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (39 BÀI)

1. NHẬN BIẾT (5 BÀI)

Bài 1: Hình vỏ ốc và chiếc lá sâu đây, hình nào có tính đối xứng? Hãy tìm ba hình động vật có tính đối xứng. 

Đáp án:

Chiếc lá có tính đối xứng ( có trục đối xứng)

Có thể tìm hình ảnh con chuồn chuồn, con bướm, con cua,... .

Bài 2: Các bông hoa và lá dưới đây hình nào có tính đối xứng (đối xứng trục hay đối xứng tâm)?

Đáp án:

Hình a có trục đối xứng và tâm đối xứng.

Hình b có trục đối xứng.

Hình c có trục đối xứng.

Bài 3: Khi quan sát sự di chuyển và hình dạng đối xứng của các động vật, con người đã chế tạo ra các công cụ hữu ích như chiếc xe, chiếc máy bay, tàu ngầm. Em hay tìm hình minh họa và nêu ví dụ cụ thể điều này.

Đáp án:

Hai cánh của máy bay cũng là hình đối xứng trục, thân của nó là trục đối xứng, khi máy bay bay trên bầu trời, phải chịu sự tác động của luồng không khí, cánh máy bay đối xứng đảm bảo cho máy bay nhận lực tác động của không khí ở hai bên bằng nhau, mới có thể giữ được thăng bằng.

Bài 4: Dưới đây là hình ảnh một số di tích ở Hà Nội. Em hãy trình bày tính đối xứng và cho biết tên các di tích này.

Đáp án:

Cả hai hình đều có trục đối xứng.

Hình a là Khuê Văn Các, Hà Nội.

Hình b là Nhà hát lớn, Hà Nội.

Bài 5: Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng:

Hình 1:

Hình 2:

Hình 3:

Đáp án: 

Hình 1 và 3 có tâm đối xứng

2. THÔNG HIỂU (10 BÀI)

Bài 1: Vẽ thêm để nhận được hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng.

Đáp án:

Bài 2: Hình sau đây là hình đối xứng trục hay đối xứng tâm?

Đáp án:

Cả hai hình đều là hình đối xứng tâm.

Bài 3: Hình gấp khúc dưới đây gồm 4 đoạn thẳng có độ dài bằng 1 cm. Hãy vẽ thêm một đường gấp khúc có độ dài bằng 8 cm để được 1 hình có cả trục đối xứng và tâm đối xứng. 

Đáp án:

Bài 4: Hình nào dưới đây có ít nhất 2 trục đối xứng?

                                                             

Hình a Hình b Hình c Hình d.

Đáp án:

Hình b

Bài 5: Hình nào dưới đây là hình có tính đối xứng tâm?

  •                       

Đáp án:

Hình A

Bài 6: Vẽ thêm hình có tâm đối xứng là các điểm cho sẵn

Đáp án:

Bài 7: Vẽ thêm để các hình sau có trục đối xứng là đường nét đứt trên hình vẽ:

Đáp án:

Bài 8: Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng, nếu có hãy vẽ thêm trục đối xứng vào hình

Hình 1:  

Hình 2:

Hình 3:

Hình 4:

Đáp án: 

Cả 4 hình đều có trục đối xứng. (hình 1, 2 trục nằm ngang, hình 3, 4 trục nằm đứng)

Bài 9: Vẽ thêm hình có tâm đối xứng là các điểm cho sẵn

Hình 1:

Đáp án:

Bài 10: Vẽ thêm hình có trục đối xứng là đường cho sẵn:



Đáp án:

3. VẬN DỤNG (5 BÀI)

Bài 1: Trong bảng các chữ cái in hoa, hãy chỉ ra các chữ cái có đối xứng trục thẳng đứng, các chữ cái có đối xứng trục nằm ngang, các chữ cái có hai trục đối xứng, các chữ cái có tâm đối xứng. Xác định các trục đối xứng, tâm đối xứng của nó.

Đáp án:

- Các chữ cái có đối xứng trục thẳng đứng là: A, Ă, Â, W, T, Y, U, I, O, Ô, H, X, V, M.

- Các chữ cái có đối xứng trục nằm ngang là: E, I, O, D, H, X, C, B, K.

- Các chữ cái có hai trục đối xứng là: I, O, H, X.

- Các chữ cái có tâm đối xứng là: I, O, H, X, N, Z, S.

Bài 2: Ứng dụng tính đối xứng vào các loài động vật trong thiên nhiên, người ta chia thành các loại: đối xứng hai bên (đối xứng song phương) và đối xứng tỏa tròn (đối xứng xuyên tâm), một số ít loài không có tính đối xứng. Hãy sắp xếp các loài vật sau vào các kiểu đối xứng.

Đáp án:

- Các động vật đối xứng hai bên là: hổ, rùa, châu chấu, chim, cá.

- Các động vật đối xứng tỏa tròn là: thủy tức, sao biển, san hô, sứa, hải quỳ.

- Các động vật không đối xứng là: bọt biển, placozoa.

Nhận xét: 

- Các động vật có biểu hiện đối xứng song phương (đối xứng hai bên) thường có vùng đầu và đuôi (trước và sau), trên và dưới (lưng và bụng) và hai bên trái và phải. Hầu hết đều có một bộ não nằm ở đầu, là một phần của hệ thần kinh phát triển tốt và thậm chí có thể có cả bên phải và bên trái. Ngoài việc có một hệ thống thần kinh phát triển hơn, động vật đối xứng hai bên có thể di chuyển nhanh hơn so với động vật có cơ thể khác. Cơ thể đối xứng hai bên này giúp động vật tìm kiếm thức ăn hoặc thoát khỏi những kẻ săn mồi tốt hơn.

- Nhiều loài động vật, kể cả con người, thể hiện tính đối xứng hai bên. Ví dụ, việc chúng ta có mắt, cánh tay và chân ở cùng một vị trí trên mỗi bên của cơ thể khiến chúng ta đối xứng song phương.

Bài 3: Trong hội họa, các nhà thiết kế cũng đã ứng dụng tính đối xứng để thiết kế các hoa văn trang trí, để thể hiện sự cân đối, hài hòa, mang tính thẩm mĩ. Xác định trục đối xứng và tâm đối xứng của các hình sau.

Đáp án:

Bài 4: Tính đối xứng tạo nên sự cân đối, hài hòa giữa các hình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng có thể gấp hình để tìm trục đối xứng của nó. Em hãy quan sát và vẽ phác thảo trục đối xứng của các hình dưới đây.

Đáp án:

Bài 5: Chúng ta có thể thấy tính đối xứng cũng biểu hiện trên các biển báo giao thông. Theo em, hình nào sau đây có tâm đối xứng?, hình nào có trục đối xứng? Em có biết ý nghĩa của từng hình?

Đáp án:

- Hình có tâm đối xứng là: hình 1, hình 4.

- Hình có trục đối xứng là: hình 1, hình 3, hình 4.

- Ý nghĩa:

4. VẬN DỤNG CAO (19 BÀI)

Bài 1: Vẽ lại các hình sau đây rồi vẽ thêm để hình thu được nhận đường nét đứt là trục đối xứng.








Đáp án:

Bài 2: Vẽ lại các hình sau đây rồi vẽ thêm để hình thu được nhận điểm I làm tâm đối xứng.

Đáp án:

Bài 3: Vẽ hình đối xứng của các hình sau qua trục đối xứng d.

Đáp án:

Bài 4: Vẽ hình đối xứng với hình sau qua tâm O.

Đáp án:

Bài 5: Vẽ hình đối xứng của hình sau qua trục đối xứng d.

Đáp án:

Bài 6: Vẽ hình đối xứng với hình sau lần lượt qua trục đối xứng d và qua tâm I.

Đáp án:

Bài 7: Vẽ hình đối xứng với hình sau lần lượt qua tâm I và qua trục đối xứng d.

Đáp án:

Bài 8: Vẽ hình đối xứng với hình sau lần lượt qua trục đối xứng d và qua trục đối xứng d'.

Đáp án:

Bài 9: Ứng dụng tính đối xứng em hãy hoàn thiện sân đá bóng theo mẫu sau. Em hãy cho biết vai trò của nét đứt trong hình.

Đáp án:

* Nhận xét: Nét đứt trong hình đóng vai trò là trục đối xứng. Nhờ tính đối xứng tạo nên sự công bằng về khoảng cách của hai đội chơi.

Bài 10: Em hãy ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ A, H, V bằng giấy.

Đáp án:

  1. a) Chữ A

Bước 1: Chuẩn bị một mảnh giấy hình chữ nhật kích thước 3cmx5cm. Gấp đôi mảnh giấy như H1.1b.

Bước 2:Vẽ theo hình 1.1c rồi cắt theo nét vẽ , sau đó mở ra ta được chữ A (H1d).

  1. b) Chữ H

Bước 1: Chuẩn bị mảnh giấy như hình 1.2a. Gấp đôi mảnh giấy như H1.2b.

Bước 2: Vẽ theo hình 1.2c  rồi cắt theo nét vẽ, mở ra được hình chữ H.

  1. c) Chữ V

Bước 1: Chuẩn bị mảnh giấy như hình 1.3a. Gấp đôi mảnh giấy như H1.3b.

Bước 2: Vẽ theo hình 1.3c  rồi cắt theo nét vẽ, mở ra được hình chữ V.

Bài 11: Giờ thực hành gấp giấy để cắt chữ, em hãy đoán xem ta được những chữ gì khi mở giấy ra? 

Đáp án:

- Hình 2a là chữ T.

- Hình 2b là chữ M.

- Hình 2c là chữ E.

Bài 12: Ứng dụng tính đối xứng em hãy gấp giấy và cắt để được hình dưới đây.

Đáp án:

Bước 1: Chuẩn bị một mảnh giấy hình vuông kích thước 4cmx4cm.  Gấp đôi mảnh giấy hai lần sao cho các cạnh đối diện của nó trùng lên nhau (H3a)

Bước 2: Vẽ theo hình (H3b) rồi cắt theo nét vẽ, sau đó mở ra ta được hình (H3c)

Bài 13: Bạn Nam đã xoay một hình như hình 4. 

Bạn đã xoay hình đó tất cả 6 lần. Hỏi cuối cùng, bạn ấy đã nhận được hình vẽ có dạng như thế nào?

Đáp án:

Theo quy luật xoay như trên lần xoay thứ tư sẽ quay trở về hình ban đầu, như vậy lần quay thứ năm sẽ giống lần xoay thứ nhất, lần xoay thứ sáu sẽ giống lần xoay thứ hai. Vậy sau sáu lần quay bạn ấy nhận được hình có dạng hình e

Bài 14: (Bài toán điền số do Philippine đề nghị trong kỳ thi IMSO 2019 dành cho học sinh 11-12 tuổi giải trong vòng 3 phút)

Alex và Betty đứng đối diện nhau, trên nền đất ở giữa họ có một dãy các số và các dấu cộng như hình dưới đây. Do vị trí nhìn khác nhau nên Alex và Betty nhìn thấy hai phép toán khác nhau. Ta có thể điền hai chữ số vào hai ô vuông trống sao cho kết quả của hai phép toán này là như nhau. Hỏi kết quả đó là bao nhiêu?

Đáp án:

Phép toán Alex thấy: 89+16+69+6a+b8+88.

Phép toán Betty thấy: 88+8b'+a'9+69+91+68, với a khi lật ngược lại thành a'b khi lật ngược lại thành b'. Suy ra a,a',b,b'∈0;1;6;8;9.

Nhìn hai phép toán trên, ta thấy đều có 8869 nên ta loại ra trước. Với các số hạng còn lại thì

Dễ dàng nhận ra 4 bộ số này có các số giống nhau, suy ra a=1; a'=1; b=9; b'=6.

Phép toán Alex thấy: 89+16+69+61+98+88=421.

Phép toán Betty thấy: 88+86+19+69+91+68=421.

Vậy kết quả đó là 421.

Nhận xét: Ta cũng có thể chỉ dựa vào bộ 4 chữ số tận cùng Alex nhìn thấy và bộ 4 chữ số tận cùng Betty nhìn thấy để suy ra 2 bộ số này giống nhau, suy ra a=1; b'=6, rồi từ đó suy ra a'=1; b=9.

Bài 15: Hai bạn Bình và An đứng đối diện nhau, trên nền đất ở giữa họ có một dãy các số và các dấu cộng như trên hình dưới đây. Do vị trí nhìn khác nhau nên hai bạn thấy hai bạn nhìn thấy hai dãy phép tính  khác nhau. Hãy tìm cách điền hai chữ số vào hai ô trống để kết quả tính của hai bạn Bình và An bằng nhau. Em có nhận xét gì về hình ảnh mà hai bạn quan sát được?

Đáp án:

Phép toán Bình thấy: 89+16+69+6a+b8+11.

Phép toán An thấy: 11+8b'+a'9+69+91+68, với a khi lật ngược lại thành a'b khi lật ngược lại thành b'. Suy ra a,a',b,b'∈0;1;6;8;9.

Nhìn hai phép toán trên, ta thấy đều có 1169 nên ta loại ra trước. Với các số hạng còn lại thì

Dễ dàng nhận ra 4 bộ số này có các số giống nhau, suy ra a=1; a'=1; b=9; b'=6.

Phép toán Bình thấy: 89+16+69+61+98+11=344.

Phép toán An thấy: 11+86+19+69+91+68=344.

+) Vậy kết quả đó là 344.

Nhận xét: Ta cũng có thể chỉ dựa vào bộ 4 chữ số tận cùng Bình nhìn thấy và bộ 4 chữ số tận cùng An nhìn thấy để suy ra 2 bộ số này giống nhau, suy ra a=1; b'=6, rồi từ đó suy ra a'=1; b=9.

+) Hình ảnh mà hai bạn quan sát được là đối ngược nhau.

Bài 16: Điền số vào các ô trống sau với quy luật đã cho, biết các ô ngoài cùng bên trái và các ô ngoài cùng bên phải điền số 1. Em có nhận xét gì về các số đã điền?

Đáp án:

- Nhận xét: Giá trị của các số trên cùng một hàng đối xứng với nhau.

- Chú ý: Có thể lập vô số hàng dãy số tương tự trong tam giác trên, tam giác này còn được gọi là tam giác Pa-xcan (Pascal).

Nhiều đối tượng trong toán học có tính đối xứng, góp phần tạo nên vẻ đẹp của toán học. Một số biểu thức và công thức toán học cũng có tính đối xứng. Ví dụ a+b=b+a hay a.b=b.a; mỗi số nguyên ...; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4;... đều có số đối của nó; hay tam giác Pa-xcan (Pascal) như trên cũng là ví dụ điển hình về tính đối xứng trong toán học.

Bài 17: Khi thiết kế căn phòng, nếu căn phòng chật hẹp, người ta có thể lắp gương phẳng trên tường để tăng cảm giác thoáng hơn, rộng hơn cho không gian của căn phòng (như hình minh họa bên dưới). Đó là vì tính đối xứng của vật và ảnh của vật qua gương phẳng, nên khi ảnh của căn phòng phản chiếu qua gương, ta có cảm giác diện tích căn phòng rộng hơn. Giả sử đặt một cái bàn cách mặt gương 5 m, hỏi lúc này cái bàn và ảnh của nó qua gương cách nhau bao nhiêu mét? 

Đáp án:

Vì tính đối xứng của vật và ảnh của vật qua gương phẳng nên khoảng cách từ mặt gương đến ảnh của cái bàn cũng là 5 m. Vậy cái bàn và ảnh của nó qua gương cách nhau: 5+5=10 m.

Bài 18: Hãy xác định hình đối xứng của các chữ sau qua trục đối xứng d. Em có biết tại sao chữ “AMBULANCE” trên các xe cấp cứu thường ghi ngược?

Đáp án:

Thông thường khi gặp xe cứu thương, các xe khác phải nhường đường; tuy nhiên người ngồi trong xe đằng trước không nghe thấy còi hụ vì cửa xe đóng kín. Tài xế thường quan sát xe phía sau qua gương chiếu hậu, khi nhìn qua gương chiếu hậu thì chữ trên xe sẽ chuyển thành AMBULANCE, trong tiếng Việt, ambulance có nghĩa là xe cứu thương. Nhờ tính đối xứng như trên, tài xế dễ nhận ra có xe cứu thương phía sau để nhường đường.

Bài 19: Em hãy sưu tầm những hình ảnh trong thế giới tự nhiên, nghệ thuật kiến trúc và công nghệ có sử dụng tính đối xứng, từ đó nêu ý nghĩa của tính đối xứng trong từng lĩnh vực đó.

Đáp án:

  • Trong tự nhiên, tính đối xứng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, chẳng hạn: con bướm, mặt trăng, sao biển,...

+) Ý nghĩa: Tính đối xứng của một đối tượng là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất giúp chúng ta nhanh chóng định hình đối tượng đó khi nhìn vào nó. Ngoài ra, với con người, đối xứng tạo ra sự cân bằng, hài hòa, trật tự nhờ đó tạo ra thẩm mĩ.

  • Trong nghệ thuật kiến trúc và công nghệ : Bố cục đối xứng thường được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật hay kiến trúc.

Một số ví dụ:

+) Ý nghĩa: Tính đối xứng  tạo ra sự cân bằng, chắc chắn, bền vững, thẩm mĩ trong các nghệ thuật kiến trúc.

  • Trong thiết kế, công nghệ, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra các bố cục có tính đối xứng.

Một số ví dụ:

+) Ý nghĩa: Tính đối xứng giúp các công trình hay máy móc ổn định, bền vững và có được vẻ đẹp, bắt mắt, tồn tại lâu dài.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 6 Chân trời - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay