Bài tập file word Toán 6 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Toán 6 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 6 Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án Toán 6 sách chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ (PHẦN 2)

Bài 1: Điều tra loại quả yêu thích nhất của 40 học sinh lớp 6A1 trong 6 loại quả sau: Mít (M); Xoài (X); Ổi (Ô); Táo (T); Nho (N); Dứa (D), bạn lớp trưởng thu được bảng dữ liệu như sau:

XTNXDNMX
TÔTÔÔDNÔ
DÔXXMTMT
ÔXDTTÔÔT
NNTTMNXN

a) Hãy gọi tên bảng dữ liệu trên.

b) Hãy lập bảng thống kê tương ứng.

Trả lời:

a) Bảng dữ liệu ban đầu về loại quả yêu thích nhất của 40 học sinh lớp 6A1.

b) Bảng thống kê tương ứng:

Tên loại quảSố bạn lớp 6A1 thích
Mít4
Xoài7
Ổi8
Táo10
Nho7
Dứa4

Bài 2: Thầy giáo theo dõi thời gian làm bài tập (tính theo phút) của các học sinh và ghi lại như sau:

510712912101599
710121097121095
101015791299105

a) Hãy gọi tên bảng dữ liệu ở trên.

b) Lập bảng thống kê tương ứng.

c) Có tất cả bao nhiêu  học sinh? Thời gian làm bài tập lâu nhất và ít nhất là bao nhiêu?

Trả lời:

a) Bảng dữ liệu ban đầu về thời gian làm bài tập của các học sinh.

b) Bảng thống kê tương ứng:

Thời gian làm bài tập (phút)Số học sinh
53
74
98
108
125
152

c) Có tất cả 30 học sinh.

- Thời gian làm bài tập lâu nhất là 15 phút. - Thời gian làm bài tập lâu nhất là 15 phút.

- Thời gian làm bài tập nhanh nhất là: 5 phút. - Thời gian làm bài tập nhanh nhất là: 5 phút.

Bài 3: Mẹ Hải mua đồ để liên hoan gia đình mừng Hải đỗ vào cấp 3. Dưới đây là đồ mẹ Hải đã mua để chuẩn bị làm lẩu.

a) Em hãy cho biết mẹ Hải đã mua tất cả bao nhiêu loại thực phẩm.

b) Mẹ Hải đã mua mỗi loại thực phẩm với số lượng là bao nhiêu. Hãy lập bảng thống kê tương ứng.

Trả lời:

a) Mẹ Hải đã mua tất cả 6 loại thực phẩm gồm: tôm, cua, thịt bò, rau cải thảo, nấm kim châm, ngô ngọt.

b) Bảng thống kê

Tên thực phẩmSố lượng
Tôm7
Cua5
Thịt bò4
Rau cải thảo2
Nấm kim châm2
Ngô ngọt5

Bài 4: Dựa vào bảng viết tắt 6 môn học sau đây

Hãy lập bảng số liệu ban đầu về môn học yêu thích nhất của các bạn trong tổ em.

Trả lời:

Các em khảo sát dữ liệu của các bạn rồi điền vào bảng.

Ví dụ bảng dữ liệu ban đầu về môn học yêu thích nhất của các bạn trong tổ như sau:

Bài 5: .....“Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo ”.......
( Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông -Hoàng Phủ Ngọc Tường )
Hãy liệt kê các địa danh xuất hiện trong đoạn văn trên.
Trả lời:

Các địa danh xuất hiện trong đoạn văn trên là: Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán Thiên Mụ, Huế, Trường Sơn, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.

Bài 6: Với một câu hỏi hãy xác định xem dữ liệu thu được thuộc loại nào?
a) Bạn có cho rằng “tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe” không?
A. Rất đồng ý
B. Đồng ý
C. Không đồng ý
D. Rất không đồng ý
b) Hoạt động thể thao nào bạn yêu thích nhất?
Trả lời:

a) Dữ liệu thu được không phải là dãy số liệu, có thể sắp theo thứ tự.
b) Dữ liệu thu được không phải là dãy số liệu, không thể sắp thứ tự.

 

Bài 7:
Cho các dãy dữ liệu sau. Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
1) Thủ đô một số quốc gia châu Á: Hà Nội; Tokyo, Viêng Chăn, Bangkok.
2) Số học sinh các lớp của khối6 trong trường THCS Ngô Thì Nhậm như sau: 39; 40; 38; 39; 38.
3) Tên một số truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, Cây khế
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

 

Bài 8:
Cho các loại dữ liệu sau. Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
1) Các loại xe máy được sản xuất: vison, lead,....
2) Cân nặng của trẻ sơ sinh (đơn vị tính là gam): 3200; 2800; 3500; 4200; 10200
3) Danh sách các môn thể thao được yêu thích nhất: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn..
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

 

Bài 9:
Cho dãy dữ liệu sau:
1) Thời gian chạy 100 m ( tính theo giây) của các học sinh lớp 7A: 16; 15; 18; 20.
2) Danh sách các môn thi bơi lội: Bơi ếch, bơi sải, bơi tự do...
3) Các loại huy chương các thí sinh Việt Nam đạt được trong kì thi Olimpic toán quốc tế: Vàng , bạc , đồng.
Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?

Trả lời:

Dãy 1) là dãy dữ liệu số
Dãy 2) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự

 

Bài 10:
Cho dãy dữ liệu sau:
1) Các món ăn yêu thích của học sinh trong lớp: Bánh mì, Phở, Xôi, Bún....
2) Năm sinh của các thành viên trong gia đình: 1947; 1968; 1998; 1990; 2016; 2010.
3) Nơi sinh của học sinh trong lớp 7A: Hà Tĩnh, Quãng Nam, Đà Nẵng....
Hãy cho biết mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào?
Trả lời:

Dãy 1) và 3) không là dãy dữ liệu số, không sắp theo thứ tự
Dãy 2) là dãy dữ liệu số

Bài 11: Em hãy lập phiếu khảo sát về mức độ xem ti vi trong thời gian rãnh rỗi của các bạn trong lớp rồi lập bảng thống kê. Phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê
Trả lời:

Phiếu khảo sát:
Họ tên:...........
Bạn có thường xuyên xem ti vi trong thời gian rãnh rỗi không?
(Đánh dấu x vào phương án bạn lựa chọn)

q Rất thường xuyênq Thường xuyên
q Thỉnh thoảngq Không bao giờ

Bảng thống kê

Mức độRất thường xuyênThường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ
Số học sinh1510130


-  - Dữ liệu về mức độ xem tivi trong thời gian rảnh rỗi không phải là dãy số liệu, có thể sắp xếp theo thứ tự
-  - Dữ liệu về số học sinh là dãy dữ liệu số

Bài 12: Kết quả điều tra về loại quả ưa thích nhất đối với một số bạn trong lớp, mỗi bạn trả lời một lần, được ghi lại trong bảng sau:

a) Có bao nhiêu bạn tham gia trả lời?
b) Hãy lập bảng thống kê và cho biết loại quả nào được các bạn yêu thích nhất.
Trả lời:

a) Có 25 bạn tham gia trả lời.
b) Bảng thống kê

 Quả Xoài được các bạn yêu thích nhất.

Bài 13: Số lượng học sinh học giỏi tiếng Anh trong một khối của một trường THCS được ghi lại trong bảng sau:

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Khối nào có số học sinh học giỏi tiếng Anh ít nhất?
c) Tính tổng số học sinh giỏi tiếng Anh toàn trường.
Trả lời:

a) Đối tượng thống kê: Học sinh học giỏi tiếng Anh trong một khối. Tiêu chí thống kê: Số học sinh.
b) Khối 6 có số học sinh học giỏi tiếng Anh ít nhất.
c) Tổng số học sinh giỏi tiếng Anh toàn trường: 17 + 25 + 27 + 22 = 91 (học sinh)

Bài 14: Cho dãy số liệu về cân nặng theo đơn vị kilôgam của các học sinh lớp 6B như sau:

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Em hãy lập bảng thống kê.
c) Dựa vào bảng trên hãy cho biết có bao nhiêu bạn nặng 40 kg? Bạn nặng nhất là bao nhiêu kilogam? Bạn có cân nặng thấp nhất là bao nhiêu kilogam?
Trả lời:

a) Đối tượng thống kê: cân nặng (theo đơn vị kilôgam).
Tiêu chí thống kê: Số học sinh có cùng một cân nặng.
b) Bảng thống kê

c) Có 6 bạn nặng 40 kg. Bạn nặng kí nhất là 48 kilogam. Bạn ít kí nhất là 34 kilogam

Bài 15: Thời gian giải một bài toán tính theo phút của 15 học sinh được ghi lại trong bảng sau:  a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của học sinh.
c) Em hãy cho biết có bao nhiêu bạn giải bài toán trong thời gian 3 phút và có bao nhiêu bạn giải bài toán từ 7 phút trở lên?

Trả lời:

a) Đối tượng thống kê: Thời gian giải một bài toán (tính theo phút).
Tiêu chí thống kê: Số học sinh có cùng một thời gian giải bài toán.
b) Bảng thống kê  c) Có 3 bạn giải bài toán trong thời gian 3 phút. Có 4 bạn giải bài toán từ 7 phút trở lên.

Bài 16: Khi điều tra về số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm, người điều tra ghi lại bảng sau:

  

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Hãy lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của học sinh.
c) Có bao nhiêu gia đình tiết kiệm nước sạch ( Dưới 15 m3/tháng).
Trả lời:

a) Đối tượng thống kê: số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm.
Tiêu chí thống kê: Số hộ gia đình dùng cùng số m3 nước.
b) Bảng thống kê

c) Có 1 hộ gia đình tiết kiệm nước sạch ( Dưới 15 m3 / tháng).

Bài 17: Xã A thực hiện điều tra số lượng người đã tiêm phòng covid 1 mũi và 2 mũi  các loại vaccine AstraZeneca; Sinopharm(Vero Cell) và Pfizer, thống kê vào bảng như sau:

VaccineAstraZenecaSinopharmPfizer
Đã tiêm 1 mũi36892094355
Đã tiêm 2 mũi31251589598

a) Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn dữ liệu trong bảng trên.

b) Tổng số dân của xã A là bao nhiêu? Có bao nhiêu người đã tiêm mũi 1?  Bao nhiêu người đã tiêm 2 mũi?

c) Số lượng người tiêm 1 mũi của vaccine nào nhiều nhất? ít nhất?

Số lượng người tiêm 2 mũi của vaccine nào nhiều nhất? ít nhất?

Trả lời:

a)

VaccineAstraZenecaSinopharmPfizer
Đã tiêm 1 mũi36892094355
Đã tiêm 2 mũi31251589598

b)

- Tổng số dân của xã A: 3689 + 3125 + 2094 + 1589 + 355 + 598 = 11 450 (người) - Tổng số dân của xã A: 3689 + 3125 + 2094 + 1589 + 355 + 598 = 11 450 (người)

- Số người tiêm 1 mũi là: 3689 + 2094 + 355 = 6183 (người) - Số người tiêm 1 mũi là: 3689 + 2094 + 355 = 6183 (người)

- Số người tiêm 2 mũi là: 11 450 – 6183 = 5267 (người) - Số người tiêm 2 mũi là: 11 450 – 6183 = 5267 (người)

c)

- Số lượng người tiêm 1 mũi nhiều nhất là: AstraZenaca - Số lượng người tiêm 1 mũi nhiều nhất là: AstraZenaca

Số lượng người tiêm 1 mũi ít nhất là: Pfizer

- Số lượng người tiêm 2 mũi nhiều nhất là: AstraZenaca. - Số lượng người tiêm 2 mũi nhiều nhất là: AstraZenaca.

Số lượng người tiêm 2 mũi ít nhất là: Pfizer

Bài 18: Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về số học sinh của lớp bồi dưỡng năng khiếu Toán của trường THCS Đức Trí trong 4 năm. Em hãy ghi các thông tin đọc được từ biểu đồ vào bảng thống kê tương ứng.

 

Trả lời:

Năm 2018: 25 học sinh;             Năm 2019: 20 học sinh;  

Năm 2020: 30 học sinh;             Năm 2021: 35 học sinh.

Bài 19: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số học sinh chọn các môn thể thao năng khiếu của lớp 6C được cho trong bảng thống kê sau:

Môn thể thao năng khiếuSố học sinh chọn
Bóng đá14
Bóng chuyền5
Cầu lông9
Bóng bàn4

Trả lời:

 

 

Bài 20: Đọc biểu đồ cột kép biểu diễn điểm kiểm tra các môn của hai bạn Mai và Bình sau đây và nêu nhận xét của em.

 

Trả lời:

Điểm của Mai: Ngữ văn: 9; Toán: 6; Ngoại ngữ 1: 8; GDCD: 9; Lịch sử và Địa lí: 10; KHTN: 6.

Điểm của Bình: Ngữ văn 5; Toán: 10; Ngoại ngữ 1: 8; GDCD: 9; Lịch sử và Địa lí: 6; KHTN: 9.

Nhận xét:     Mai học tốt hơn Bình các môn: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí.

                     Bình học tốt hơn Mai các môn: Toán, Khoa học tự nhiên.

                     Hai bạn cùng học tốt như nhau các môn: Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 6 Chân trời - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay