Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lương

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lương. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

CHỦ ĐỀ 9 - LỰC

BÀI 37 - LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LƯỢNG

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Lực hấp dẫn là gì?

Trả lời:

Mọi vật có khối lượng đều hút nhau một lực. Lực hút này được gọi là lực hấp dẫn.

Câu 2: Nêu khái niệm khối lượng, khối lượng tịnh.

Trả lời:

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

Câu 3: Nêu khái niệm trọng lực, trọng lượng.

Trả lời:

  • Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn được gọi là trọng lực.
  • Người ta gọi độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật.

Trả lời:

Ví dụ: Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

 

Câu 2: Tại sao quả chín khi rụng khỏi cành luôn rơi xuống mặt đất?

Trả lời:

Khi rụng khỏi cành cây thì qu luôn rơi xuống mặt đất vì quả đã chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Lực hút này làm quả bị rơi thẳng xuống mặt đất.

Câu 3: Khi thả đồ vặt từ trên cao xuống thì đồ vặt đó sẽ chuyển động như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

Đồ vật sẽ chuyển động thẳng rơi xuống mặt đất. Bởi vì lựa hút của Trái Đất đã tác dụng lên đồ vật mà lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới.

Câu 4: Em hãy phân biệt trọng lượng của một vật và khối lượng của vật đó.

Trả lời:

  • Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác.
  • Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ các vật trong thực tế có đặc điểm biến dạng giống lò xo.

Trả lời:

Các vật trong thực tế có đặc điểm biến dạng giống lò xo: đệm cao su, cây tre, lưỡi cưa tay, thước kẻ nhựa dẻo, cục tẩy

Câu 2: Trên một gói kẹo có ghi 200 gam. Số ghi đó cho biết điều gì?

Trả lời:

Trên một gói kẹo có ghi 200 gam. Số ghi đó cho biết điều khối lượng kẹo trong túi là 200 gam.

 

Câu 3: Tính trọng lượng của một bạn học sinh, biết bạn đó nặng 50 kg.

Trả lời:

Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

  • Trọng lượng của một bạn học sinh nặng 50 kg là 50. 10 = 500 N.

Câu 4: Tại sao Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời?

Trả lời:

Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực hấp đẫno Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nếu treo vật khối lượng 1 kg vào một lò xo xoắn được treo thẳng đứng trên giá đỡ thì lò xo có độ dài là 8 cm. Nếu treo vật khối lượng 2 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 12 cm. Hỏi nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 3 kg thì lò xo có độ dài bao nhiêu cm?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có:

 =   =  =    ® I0 = 4 cm

 =   =  =    ® I3 = 16 cm

Vậy lò xo có độ dài là 16 cm.

Câu 2: Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có khối lượng 1kg thì độ dài của nó là 16 cm. Nếu độ dài của lò xo là 20 cm thì khối lượng của vật treo là bao nhiêu?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có:

 =   =  =    ®  m2 = 2 kg

Vậy khối lượng của vật treo là 2 kg với độ dài lò xo là 20 cm.

 

Câu 3: Nếu Trái Đất không còn lực hấp dẫn thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

  • Chúng ta không thể đi lại được, lục phủ ngũ tạng của cơ thể bị đảo lộn; đồ vật cũng không nằm yên ở các vị trí trên mặt đất như trước. Con người và mọi vật chất trên Trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng từ sức hút của Thái Dương Hệ.
  • Trái Đất không tự quay quanh trục nữa, không có hiện tượng ngày và đêm mà chỉ có một nửa Trái Đất là ngày và nửa còn lại của Trái Đất là ban đêm.
  • Lượng không khí bao quanh Trái Đất không còn bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì sẽ nhanh chóng bị thoát ra bên ngoài không gian.
  • Không còn áp suất không khí xung quanh, màng nhĩ sẽ bị nổ và con người sẽ mất đi thính giác trong đau đớn
  • Không khí thoát ra ngoài khí quyển cũng đồng nghĩa với việc tầng ozone bảo vệ Trái Đất cũng không còn. Do đó ngay cả khi chúng ta duy trì được khả năng hô hấp, ánh sáng Mặt Trời cũng sẽ sớm thiêu rụi làn da của chúng ta.
  • Như vậy, ta thấy nếu mất đi lực hấp dẫn trên Trái Đất thì đó là thảm họa của nhân loại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay