Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

CHỦ ĐỀ 11 - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 45 - HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm và nơi sống của vi khuẩn.

Trả lời:

Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác.

Câu 2: Vi khuẩn có hình dạng như thế nào?

Trả lời:

Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau, phân bố riêng lẻ hay thành từng đám, trong đó có ba dạng điển hình là: hình que, hình xoắn và hình cầu.

Câu 3: Nêu cấu tạo của vi khuẩn.

Trả lời:

Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào. Nhiều vi khuẩn còn có roi làm nhiệm vụ di chuyển và lông giúp vi khuẩn bám vào tế bào vật chủ.

Câu 4: Vi khuẩn có vai trò gì?

Trả lời:

  • Phần lớn vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò rất quan trọng không chỉ với con người mà còn với toàn bộ sự sống trên Trái Đất.
  • Trong cơ thể người có thể chứa đến hàng trăm nghìn tỉ vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi có số lượng rất lớn, giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá.
  • Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối, nước mắm,...; sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu; xử lí chất thải,...

Câu 5: Kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh đó, ta cần sử dụng thuốc gì?

Trả lời:

  • Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,...
  • Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế.
  • Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng.
  • Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tuỳ tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Đồ ăn quá hạn sử dụng có dùng được tiếp hay không? Vì sao?

Trả lời:

Không nên sử dụng đồ ăn quá hạn sử dụng. Vì dùng đồ ăn quá hạn sử dụng là đưa vi khuẩn gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Câu 2: Nêu các biện pháp bảo quản thức ăn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng.

Trả lời:

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
  • Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.
  • Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm.

Câu 3: Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là sai vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.

Câu 4: Trong các bệnh sau, bệnh nào do vi khuẩn gây ra?

  1. Bệnh kiết lị 2. Bệnh vàng da
  2. Bệnh tiêu chảy 4. Bệnh thủy đậu

Trả lời:

Bệnh do vi khuẩn gây ra: 1, 2, 3

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Quá trình làm dưa muối hoặc sữa chua sử dụng vi khuẩn gì? Vi khuẩn đó hoạt động như thế nào?

Trả lời:

Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn.

Câu 2: Nêu các bước làm “dấu vân tay vi khuẩn”

Trả lời:

 

  • Bước 1: Chuẩn bị khay nuôi vi khuẩn.
  • Tiệt trùng khay đựng và nắp đậy bằng cách đun sôi trong nước 15 phút.
  • Đồ vào xoong 100 mL nước lọc, 100 mL nước đậu nành hoặc nước thịt hầm, 4 gam bột rau câu (khoảng 1 thìa canh), 1 gam muối, khuấy cho tan.
  • Đặt xoong lên bếp, đun lửa vừa để sơi trong 15 phút rồi tắt lửa.
  • Đổ hỗn hợp vừa đun vào khay đựng để tạo thành lớp thạch dày khoảng 4 mm.
  • Chờ thạch đồng lại rồi đậy nắp lên và cho vào tủ lạnh.
  • Bước 2: Mở nắp khay, nhanh chóng ấn nhẹ các ngón tay lên bề mặt thạch rau câu rồi đóng nắp lại (có thể đặt cả bàn tay vào nếu khay đủ to).
  • Bước 3: Đặt khay ở nơi ổn định, nhiệt độ khoảng 30 – 37°C. Sau 2 ngày, lấy khay nuôi ra và quan sát vi khuẩn mọc trên khay theo hình bàn tay.

Câu 3: Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.

Trả lời:

  • Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay.
  • Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học.
  • Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín.
  • Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra.
  • Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
  • Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella.

Câu 4: Vi khuẩn được ứng dụng như thế nào trong các lĩnh vực khác nhau?

Trả lời:

  • Trong công nghệ thực phẩm, vi khuẩn axit lactic, như Lactobacillus và Lactococcus cùng với nấm men và nấm mốc, hoặc nấm, được sử dụng để chế biến các thực phẩm như phô mai, nước tương, natto (đậu nành lên men), giấm, sữa chua và dưa chua. Không chỉ lên men hữu ích để bảo quản thực phẩm, mà một số trong những thực phẩm này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.
  • Một số vi khuẩn có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Điều này rất hữu ích cho các hoạt động như xử lý chất thải và làm sạch dầu tràn và chất thải độc hại. Các ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất cũng sử dụng vi khuẩn trong sản xuất một số hóa chất.
  • Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụng vi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen và enzyme. Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vi khuẩn có thể giúp giải quyết các vấn đề môi trường như thế nào?

Trả lời:

  • Xử lý chất thải: Vi khuẩn có khả năng phân huỷ các chất thải hữu cơ trong quá trình quá trình lên men. Chúng được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải và quá trình xử lý chất thải công nghiệp để loại bỏ chất thải và làm sạch môi trường.
  • Phân giải các chất ô nhiễm: Một số vi khuẩn có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như dioxin, PCB và các chất có hại khác, giúp giảm tác động của chất ô nhiễm lên môi trường.
  • Tạo đất phì nhiêu: vi khuẩn có khả năng phân giải các chất hữu cơ và tạo ra chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất nông nghiệp.
  • Tái chế và xử lý chất thải: Vi khuẩn cũng có thể được sử dụng trong quá trình tái chế và xử lý chất thải, giúp giảm ô nhiễm và tiết kiệm chi phí

Câu 2: Nêu cách vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người.

Trả lời:

Vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể con người thông qua sự xâm nhập vào các cơ quan và mô trong cơ thể. Chúng có thể sản sinh các chất độc hại hoặc kích thích hệ miễn dịch phản ứng, gây ra các triệu chứng bệnh như sốt, viêm nhiễm và suy giảm chức năng cơ thể.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay