Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

CHỦ ĐỀ 11 - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 43 - CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Trình bày hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời.

Trả lời:

Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.

Câu 2: Tại sao Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây?

Trả lời:

Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Khi nào là ban ngày, khi nào là ban đêm?

Trả lời:

Bất cứ khi nào, chỉ có phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

Câu 2: Nói: “Khi Mặt Trời lặn nghĩa là bất cứ đâu trên Trái Đất đều không nhìn thấy Mặt Trời” là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Sai vì hiện tượng Mặt Trời lặn là sự biến mất hàng ngày của Mặt Trời phía dưới đường chân trời do kết quả sự tự quay của Trái Đất.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Ta sẽ thấy hiện tượng gì khi ánh sáng mặt trời vừa khuất?

Trả lời:

Ta sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn.

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

Trả lời:

  • Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.
  • Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

Câu 3: Khoảng cách giữa mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

  • Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.
  • Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h.

Câu 4: Người xưa thường sử dụng công cụ nào để xem giờ?

Trả lời:

Một số công cụ: đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, đồng hồ nhang, đồng hồ voi, đồng hồ nến, đồng hồ đèn dầu,...

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em biết gì về thuyết Nhật tâm?

Trả lời:

  • Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất.
  • Đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473 – 1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm, cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra.
  • Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei, sự kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại như ngày nay. Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết Nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới". Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Vào năm 1633, ông bị gọi ra trước toà án dị giáo, bị phán quyết quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”

Câu 2: Giải thích tại sao lại có năm nhuận?

Trả lời:

  • Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.
  • Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.
  • Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.

 

Câu 3: Vì sao các tháng có số ngày không giống nhau?

Trả lời:

  • Số ngày trong mỗi tháng không giống nhau là do sự lặp lại của chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cụ thể, thời gian quay một vòng của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời là khoảng 365 ngày và 6 giờ, tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán thời gian, năm dương lịch chỉ có 365 ngày.
  • Vì vậy, để cân đối thời gian giữa năm và các tháng, chúng ta phải có những tháng có 30 hoặc 31 ngày và có tháng có 28 hoặc 29 ngày. Tháng 2 là tháng đặc biệt, có số ngày là 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không.
  • Việc chia các tháng thành các loại khác nhau như vậy giúp cho lịch dương lịch của chúng ta trở nên cân bằng và đồng đều hơn, giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi thời gian và tổ chức các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay