Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 9 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: LỰC
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm lực. Lực được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.

- Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực, người ta dùng khái niệm độ lớn của lực. Các lực tác dụng vào một vật không chỉ khác nhau về độ lớn mà còn khác nhau về hướng tác dụng. Các lực có độ lớn và hướng khác nhau thì khi tác dụng lên vật sẽ gây ra những kết quả khác nhau. - Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực, người ta dùng khái niệm độ lớn của lực. Các lực tác dụng vào một vật không chỉ khác nhau về độ lớn mà còn khác nhau về hướng tác dụng. Các lực có độ lớn và hướng khác nhau thì khi tác dụng lên vật sẽ gây ra những kết quả khác nhau.

- Đơn vị đo của lực là niutơn (newton), kí hiệu N. - Đơn vị đo của lực là niutơn (newton), kí hiệu N.

Câu 2: Sự biến dạng là gì?

Trả lời:

Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật.

Câu 3: Tại sao quả chín khi rụng khỏi cành luôn rơi xuống mặt đất?

Trả lời:

Khi rụng khỏi cành cây thì quả luôn rơi xuống mặt đất vì quả đã chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Lực hút này làm quả bị rơi thẳng xuống mặt đất.

Câu 4: Em hãy phân biệt lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Trả lời:

 Lực tiếp xúcLực không tiếp xúc

Giống nhau

Đều tác dụng lực lên một vật. 
Khác nhau

−     Xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc với nhau.

−     Các lực tiếp xúc: lực ma sát, lực kéo, lực đẩy, lực cản của không khí, lực cản của nước,...

−     Xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

−     Các lực không tiếp xúc: lực hấp dẫn, trọng lực, lực từ,…

Câu 5: Nêu một số ứng dụng của lò xo.

Trả lời:

Ngày nay, lò xo được ứng dụng rất rộng rãi trong các chi tiết máy móc công nghiệp và dân dụng. Một số ví dụ như:

- Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường - Lực kế, cân trọng lượng... trong khoa đo lường

- Giảm xóc xe cộ - Giảm xóc xe cộ

- Phát âm (chuông, loa phóng thanh...) - Phát âm (chuông, loa phóng thanh...)

- Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ) - Lưu trữ năng lượng (dây cót đồng hồ)

- Công tắc điện - Công tắc điện

- Bám giữ vật (kẹp quần áo) - Bám giữ vật (kẹp quần áo)

- Bút bi - Bút bi

Câu 6: Nếu má phanh bị ăn mòn thì điều gì sẽ xảy ra thì người lái xe bóp phanh?

Trả lời:

Khi người lái xe bóp phanh nếu má phanh bị mòn thì xe không dừng lại được và có thể gây tới tai nạn giao thông. Vì khi đó, không có lực ma sát hoặc lực ma sát quá nhỏ không đủ khiến cho xe dừng lại được, khiến ta không làm chủ được tốc độ, dễ bị ngã xe hoặc gây tai nạn giao thông.

Câu 7: Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm định cắm vào tường?

Trả lời:

Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đInh khiến đinh cắm vào tường.

Câu 8: Em hãy biểu diễn các lực sau:

1. Một người kéo cái hộp với lực 1N và hai người kéo cái hộp với lực 2N.

2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N.

Trả lời:

1.

- Một người kéo cái hộp với lực 1N: - Một người kéo cái hộp với lực 1N:

- Hai người kéo cái hộp với lực 2N: - Hai người kéo cái hộp với lực 2N:

2. Một xe kéo đang kéo một thùng đồ với lực 500N:

Câu 9: Lực nào xuất hiện khi một người đang kéo một đồ vật?

Trả lời:

Lực kéo xuất hiện khi một người đang kéo một đồ vật.

Câu 10: Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có khối lượng 1kg thì độ dài của nó là 16 cm. Nếu độ dài của lò xo là 20 cm thì khối lượng của vật treo là bao nhiêu?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có:

 =   =  =    →  m2 = 2 kg

Vậy khối lượng của vật treo là 2kg với độ dài lò xo là 20 cm.

Câu 11: Nêu khái niệm và đặc điểm của lực va chạm.

Trả lời:

- Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.  - Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép. Lực tiếp xúc xuất hiện trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.

- Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại. - Khi một vật đang chuyển động va chạm với một vật khác thì mỗi vật đều tác dụng lực va chạm vào vật còn lại.

- Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đinh hoặc có thể rất nhỏ, như các phân tử khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta. - Độ lớn của lực va chạm có thể rất lớn, như khi búa đập vào đinh hoặc có thể rất nhỏ, như các phân tử khí trong không khí va chạm lên da của chúng ta.

Câu 12: Lực kế là gì? Nêu các bước đo lực bằng lực kế.

Trả lời:

- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.  - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

- Các bước đo lực bằng lực kế: - Các bước đo lực bằng lực kế:

+ Ước lượng giá trị lực cần đo;  + Ước lượng giá trị lực cần đo;

+ Lựa chọn lực kế phù hợp;  + Lựa chọn lực kế phù hợp;

+ Hiệu chỉnh lực kế; + Hiệu chỉnh lực kế;

+ Thực hiện phép đo;  + Thực hiện phép đo;

+ Đọc và ghi kết quả đo.  + Đọc và ghi kết quả đo.

Câu 13: Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất thì quá bỏng sẽ biến dạng và thay đổi tốc độ.

Câu 14: Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 200N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng với 100N).

Trả lời:

- Điểm đặt: tại mép vật. - Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng. - Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên. - Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 200N (mũi tên dài 2 cm). - Độ lớn: 200N (mũi tên dài 2 cm).

Câu 15: Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động của các vật như thế nào?

Trả lời:

Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động (thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động) của các vật như sau:

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động. - Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại. - Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên. - Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại. - Vật chuyển động chậm lại.

- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. - Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.

Câu 16: Em hãy phân biệt trọng lượng của một vật và khối lượng của vật đó.

Trả lời:

- Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác. - Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó. Khối lượng của vật không phụ thuộc vào vị trí đặt vật đó trên Trái Đất hay đưa lên các thiên thể khác.

- Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác. - Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng của vật có thể thay đổi khi đặt vật đó ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất và khi đưa lên các thiên thể khác.

Câu 17: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào?

Trả lời:

- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.  - Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.  - Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Câu 18: Nếu treo vật khối lượng 1 kg vào một lò xo xoắn được treo thẳng đứng trên giá đỡ thì lò xo có độ dài là 8 cm. Nếu treo vật khối lượng 2 kg vào lò xo thì lò xo có độ dài là 12 cm. Hỏi nếu treo vào lò xo vật có khối lượng 3 kg thì lò xo có độ dài bao nhiêu cm?

Trả lời:

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo nên ta có:

 =   =  =    → I0 = 4 cm

 =   =  =    → l3 = 16 cm

Vậy lò xo có độ dài là 16 cm.

Câu 19: Lực ma sát là gì? Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào điều gì?

Trả lời:

- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. - Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. - Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

- Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.

Câu 20: Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại? Khi đó, bóng và tường có bị biến dạng không?

Trả lời:

Khi bóng đập vào tường, bóng đã tác dụng vào tường một lực làm tường bị biến dạng và biến đổi chuyển động (nhưng khó quan sát), đồng thời tường cũng tác dụng ngược lại quả bóng làm bóng bị biến dạng và biến đổi chuyển động (tức bóng bị bật ra trở lại).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay