Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Bài 41: Năng lượng
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 41: Năng lượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 10 - NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNGBÀI 41 - NĂNG LƯỢNG1. NHẬN BIẾT (6 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm các dạng năng lượng.
Trả lời:
- Năng lượng mà một vật có do chuyển động gọi là động năng
- Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn.
- Những vật như lò xo, dây cao su, ... khi bị biến dạng sẽ có năng lượng gọi là thế năng đàn hồi.
- Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa, ... phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng và được gọi là quang năng.
- Cốc nước nóng, hòn than đang cháy, ... có năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
- Hoá năng là năng lượng do quá trình biến đổi hoá học tạo ra.
Câu 2: Đơn vị của năng lượng là gì?
Trả lời:
Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là Jun (Joule, kí hiệu là J - lấy theo tên nhà vật lí người Anh James prescott Joule, 1818 - 1889). Ngoài ra, người ta còn dùng một số đơn vị năng lượng khác như kWh; cal và BTU.
1 kWh = 3 600 000 J
1 cal = 4,1855 J 1 BTU = 1055J
Câu 3: Năng lượng được phân loại theo tiêu chí nào?
Trả lời:
- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân, ...
- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
- Năng lượng chuyển hoá toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân, địa nhiệt, ...
- Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hoá thạch.
Câu 4: Năng lượng đặc trưng cho điều gì?
Trả lời:
Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Câu 5: Nêu khái niệm nhiên liệu.
Trả lời:
Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
Câu 6: Nêu khái niệm năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo được dùng để thay thế cái gì?
Trả lời:
- Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thuỷ triều, sóng,...
- Năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong các lĩnh vực như: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
Câu 7: Động năng là gì?
Trả lời:
Một số dạng năng lượng: động năng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tìm hiểu và lấy ví dụ về các dạng năng lượng.
Trả lời:
- Nhiệt năng: Mặt Trời, ngọn lửa
- Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn
- Thế năng hấp dẫn: người trên cầu trượt, cuốn sách trên giá
- Thế năng đàn hồi: lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung
- Hóa năng: năng lượng lưu trữ trong pin, thực phẩm, nhiên liệu
Câu 2: Lấy ví dụ về nhiên liệu khi đốt cháy tạo năng lượng nhiệt và ánh sáng.
Trả lời:
Ví dụ: Khi quẹt diêm, que diêm được đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
Câu 3: Thường ngày em làm những hoạt động nào có sử dụng năng lượng điện?
Trả lời:
Thắp sáng bóng đèn điện, nấu cơm bằng nồi cơm điện, xem ti vi, bật điều hòa, sạc pin điện thoại.
Câu 4: Lấy ví dụ về một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
Trả lời:
- Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là liên tục, vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng...
- Dạng năng lượng nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn: năng lượng trong cục pin, năng lượng trong ắc quy; năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá...
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Kể tên một số nhà máy điện ở Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
Một số nhà máy điện ở Việt Nam: Trạm ohast điện mặt trời ở khánh Hòa, Trạm phát điện gió ở Bạc Liêu, nhà máy thủy điện Hòa Bình,...
Câu 2: Khi đốt giấy, có những dạng năng lượng nào được giải phóng?
Trả lời:
Khi đốt giấy, có nhiệt năng và quang năng được giải phóng.
Câu 3: Tìm hiểu và nêu ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Trả lời:
- Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên cây càng mạnh, cây càng dễ bị đổ.
- Năng lượng gió có thể làm quay chong chóng. Năng lượng gió càng lớn thì lực tác dụng lên chong chóng càng mạnh, chong chóng quay càng nhanh.
Câu 4: Lấy ví dụ về trường hợp có cả động năng lẫn thế năng xuất hiện.
Trả lời:
Ví dụ: Một máy bay đang bay trên cao.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Trình bày tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Trả lời:
Với đặc điểm có đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp nên Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối, nhiên liệu sinh học, ... Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo.
Câu 2: Kể tên một số nhiên liệu thường dùng và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường.
Trả lời:
- Khi tham gia giao thông, các phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu… thải ra các chất CO, HC, CO2, SO2... các chất gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại tới sức khỏe của con người.
- Khai thác dầu mỏ trên các vùng biển: sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường biển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật sinh sống ở gần đó,…
- Than đá: ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than.
- Khí tự nhiên: là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với cacbon dioxit khi thải vào khí quyển....