Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 9 (P4)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: LỰC
(PHẦN 4 – 20 CÂU)
Câu 1: Nêu những tác hại của lực ma sát?
Trả lời:
- Đôi khi ma sát cũng mang lại một số bất lợi trong thực tế: - Đôi khi ma sát cũng mang lại một số bất lợi trong thực tế:
+ Ngăn cản các chuyển động làm thất thoát năng lượng. + Ngăn cản các chuyển động làm thất thoát năng lượng.
+ Mài mòn hệ thống cơ học khiến nó bị biến dạng vượt ngưỡng cho phép của thiết kế. + Mài mòn hệ thống cơ học khiến nó bị biến dạng vượt ngưỡng cho phép của thiết kế.
+ Lực ma sát sinh ra nhiệt năng làm biến chất hoặc nóng chảy vật liệu. + Lực ma sát sinh ra nhiệt năng làm biến chất hoặc nóng chảy vật liệu.
Câu 2: Lực tác dụng lên một vật và làm vật đó thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.
Câu 3: Nêu đặc điểm của vật đàn hồi.
Trả lời:
Khi vật đàn hồi bị biến dạng thì xuất hiện lực đàn hồi chống lại lực gây ra biến dạng đó.
Câu 4: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
a) Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa.
b) Nam châm hút viên bị sắt.
Trả lời:
Trường hợp b) xuất hiện lực không tiếp xúc.
Câu 5: Chiều dài ban đầu của lò xo là 25cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lo xo bị dân hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu
Trả lời:
Do chiều dài lúc sau của lò xo lớn hơn chiều dài tự nhiên nên lò xo bị dân ra. Lò xo bị dãn ra một đoạn 2 cm.
Câu 6: Độ giãn lò xo có mối quan hệ như thế nào với khối lượng của vật treo trên lò xo? Cần chú ý điều gì khi sử dụng lò xo?
Trả lời:
Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Câu 7: Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất tại sao vật không rơi xuống?
Trả lời:
Khi treo một vật vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống dưới. Vật bị kéo xuống dưới làm dây cao su công ra, xuất hiện lực kéo vật trở lại. Khí vật nặng đứng yên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Câu 8: Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau. Treo hai vật có cùng khối lượng vào hai lò xo đó, Hỏi độ dân của hai lò xo đó có như nhau không?
Trả lời:
Độ dãn của mỗi lò xo còn phụ thuộc vào đặc tính của môi lò xo, Nên độ dãn của hai lò xo có thể như nhau hoặc có thể khác nhau.
Câu 9: Em có một lực kế và một lò xo. Hãy tìm cách biến lò xo thành “cân bỏ túi”?
Trả lời:
Dùng lực kế xác định được trọng lượng (từ đó suy ra khối lượng) của một số vật mẫu. Treo vật mẫu vào lò xo, đánh dấu vạch chia (theo khối lượng) trên bảng chia độ. Khi đó có thể sử dụng lò xo đó để cân khối lượng của một số vật.
Câu 10: Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo giãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy giãn ra bao nhiêu?
Trả lời:
Khi treo vật nàng có trọng lượng 1 N, lò xo dẫn ra 0,5 cm, Khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy giãn ra một đoạn là 3.0,5/1 = 1,5 cm
Câu 11: Một lò xo dài thêm 10cm khi treo vào đấu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.
Trả lời:
Khi treo vật có trọng lượng 20N, lò xo giãn 10cm, Khi treo vào lò xo vật có trọng lượng 35 N, lò xo dãn một đoạn 35x10:20 = 17,5 cm,
Chiều dài của lò xo khi đó là: 20 + 17,5 = 37,5 cm.
Câu 12: Lực ma sát có tác dụng gì?
Trả lời:
Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.
Câu 13: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:
a) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.
bì Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau đề bị ngã,
Trả lời:
a) Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được, Trường hợp này lực mà sát có lợi vì nhờ có nó rà xe mới đi chuyến được và không bị sa lầy.
b) Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sản nhà bị giảm do có nước dính trên sàn nhà. Trường hợp này ma sát có lợi vì nó giúp ta đi lại và tránh bị ngã.
Câu 14: Giải thích ý nghĩa của câu nói "Nước chảy đá mòn” và chí ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.
Trả lời:
Vì ma sát đo lực của dòng chảy của nước tác dụng vào đá lớn mà đá lại được hình thành do sự kết tinh nên dễ bị mòn.
Câu 15: Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.
Trả lời:
Ma sát làm mòn xích nên phải tra đầu thường xuyên để làm giảm ma sát.
Câu 16: : Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
Trả lời:
Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.
Câu 17: Làm thế nào để giảm lực ma sát?
Trả lời:
- Trong các trường hợp như vậy, có thể áp dụng các phương pháp làm giảm ma sát liệt kê dưới đây - Trong các trường hợp như vậy, có thể áp dụng các phương pháp làm giảm ma sát liệt kê dưới đây
+ Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giúp giảm ma sát đáng kể trong các hệ thống cơ học. + Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giúp giảm ma sát đáng kể trong các hệ thống cơ học.
+ Giảm ma sát tĩnh, lấy ví dụ đơn giản đối với các đoàn tàu hỏa trước đây, khi khởi động, đầu tàu được đẩy giật lùi, tạo khe hở giữa các toa tàu, trước khi tiến. Động tác này giúp đầu tàu kéo từng toa tàu một, chỉ phải chống lại lực ma sát tĩnh của mỗi toa một lúc. + Giảm ma sát tĩnh, lấy ví dụ đơn giản đối với các đoàn tàu hỏa trước đây, khi khởi động, đầu tàu được đẩy giật lùi, tạo khe hở giữa các toa tàu, trước khi tiến. Động tác này giúp đầu tàu kéo từng toa tàu một, chỉ phải chống lại lực ma sát tĩnh của mỗi toa một lúc.
+ Thay đổi bề mặt, việc sử dụng các chất bôi trơn, như dầu mỡ hay bột than chì, giữa các bề mặt rắn có tác dụng giảm hệ số ma sát. + Thay đổi bề mặt, việc sử dụng các chất bôi trơn, như dầu mỡ hay bột than chì, giữa các bề mặt rắn có tác dụng giảm hệ số ma sát.
Câu 18: Cần chú ý điều gì khi sử dụng lò xo?
Trả lời:
Nếu kéo dãn lò xo bằng một lực quá lớn, lò xo sẽ bị mất tính đàn hồi và có thể bị hỏng. Khi đó nếu ngừng kéo lò xo, lò xo cũng không thể trở về chiều dài tự nhiên như ban đầu. Vì vậy, khi làm các thí nghiệm với lò xo ta không nên kéo lò xo bằng một lực quá lớn, cũng như không treo vào đầu lò xo một vật có trọng lượng quá lớn.
Câu 19: Lực cản của không khí là gì?
Trả lời:
Khi các vật chuyển động trong không khí, lực ma sát xuất hiện và cản trở chuyển động. Lực đó được gọi là lực cản của không khí.
Câu 20: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
Trả lời:
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.