Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 11 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 11. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Tại sao Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây?

Trả lời:

Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Câu 2: Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào?

Trả lời:

 Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

Câu 3: Hệ Mặt Trời là gì?

Trả lời:

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Câu 4: Nói: “Khi Mặt Trời lặn nghĩa là bất cứ đâu trên Trái Đất đều không nhìn thấy Mặt Trời” là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Sai vì hiện tượng Mặt Trời lặn là sự biến mất hàng ngày của Mặt Trời phía dưới đường chân trời do kết quả sự tự quay của Trái Đất.

Câu 5: Thời gian Mặt Trăng quay quanh trái Đất một vòng hết bao lâu?

Trả lời:

Mặt Trăng quay quanh trái Đất một vòng hết 29,5 ngày.

Câu 6: Em biết gì về Thiên Hà của chúng ta?

Trả lời:

- Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau.

- Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vẫn được gọi là Thiên Hà. Thiên Hà của chúng ta có tên là Milky Way hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Ngân Hà. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa chứa vài trăm tỉ ngôi sao, trong đó có Mặt Trời. - Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vẫn được gọi là Thiên Hà. Thiên Hà của chúng ta có tên là Milky Way hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Ngân Hà. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa chứa vài trăm tỉ ngôi sao, trong đó có Mặt Trời.

- Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm. - Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.

Câu 7: Người xưa thường sử dụng công cụ nào để xem giờ?

Trả lời:

Một số công cụ: đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, đồng hồ nhang, đồng hồ voi, đồng hồ nến, đồng hồ đèn dầu,...

Câu 8: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

Trả lời:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Câu 9: Khoảng cách giữa các hành tinh và chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh giống hay khác nhau?

Trả lời:

- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau. - Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

Câu 10: Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.

Trả lời:

- Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.  - Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.

- Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm. - Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

Câu 11: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Giải thích.

Trả lời:

Chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

Câu 12: Vì sao chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh?

Trả lời:

- Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta. - Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.

- Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng. - Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.

- Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta. - Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta.

Câu 13: Em biết gì về nhật thực và nguyệt thực?

Trả lời:

- Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Đứng quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Khi đó, Trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. - Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Đứng quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Khi đó, Trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

- Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng bị che khuất bởi Trái Đất và trên Mặt Trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. - Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng bị che khuất bởi Trái Đất và trên Mặt Trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Câu 14: Vì sao các tháng có số ngày không giống nhau?

Trả lời:

- Số ngày trong mỗi tháng không giống nhau là do sự lặp lại của chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cụ thể, thời gian quay một vòng của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời là khoảng 365 ngày và 6 giờ, tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán thời gian, năm dương lịch chỉ có 365 ngày. - Số ngày trong mỗi tháng không giống nhau là do sự lặp lại của chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cụ thể, thời gian quay một vòng của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời là khoảng 365 ngày và 6 giờ, tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán thời gian, năm dương lịch chỉ có 365 ngày.

- Vì vậy, để cân đối thời gian giữa năm và các tháng, chúng ta phải có những tháng có 30 hoặc 31 ngày và có tháng có 28 hoặc 29 ngày. Tháng 2 là tháng đặc biệt, có số ngày là 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không. - Vì vậy, để cân đối thời gian giữa năm và các tháng, chúng ta phải có những tháng có 30 hoặc 31 ngày và có tháng có 28 hoặc 29 ngày. Tháng 2 là tháng đặc biệt, có số ngày là 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không.

- Việc chia các tháng thành các loại khác nhau như vậy giúp cho lịch dương lịch của chúng ta trở nên cân bằng và đồng đều hơn, giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi thời gian và tổ chức các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. - Việc chia các tháng thành các loại khác nhau như vậy giúp cho lịch dương lịch của chúng ta trở nên cân bằng và đồng đều hơn, giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi thời gian và tổ chức các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 15: Nêu điểm giống giữa Trái Đất và các hành tinh khác.

Trả lời:

- Không có khả năng tự phát ra ánh sáng. - Không có khả năng tự phát ra ánh sáng.

- Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình. - Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình.

- Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời. - Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời.

Câu 16: Vào ngày đầu tiên của tháng, ta sẽ thấy hình dạng nào của Trăng?

Trả lời:

Vào ngày đầu tiên của tháng, ta không nhìn thấy Trăng.

Câu 17: Các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao?

Trả lời:

Các hành tinh không thể tự phát ra ánh sáng. Vì nếu như nó tự phát ra ánh sáng thì toàn bộ bề mặt của nó phải sáng, chứ không phải bị khuyết 1 phần như hình. Chúng ta nhìn được các hành tinh là do nó nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và phản xạ lại mắt ta.

Câu 18: Nêu ảnh hưởng của Mặt Trăng với Trái Đất?

Trả lời:

Mặt trăng có ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với thủy triều của Trái đất. Lực hấp dẫn của nó gây ra sự dâng lên và hạ xuống ở mực nước biển của hành tinh chúng ta.

Câu 19: Tại sao con người không thể sống ở trên Hỏa Tinh?

Trả lời:

Con người không thể sống ở trên Hỏa Tinh vì:

- Mặc dù nước có tồn tại trên sao Hỏa, nhưng phần lớn trong số đó đều nằm trong các khoáng chất hoặc bị đóng băng, thậm chí là nhiễm mặn.  - Mặc dù nước có tồn tại trên sao Hỏa, nhưng phần lớn trong số đó đều nằm trong các khoáng chất hoặc bị đóng băng, thậm chí là nhiễm mặn.

- Không khí trên sao Hỏa loãng hơn trên Trái đất cực nhiều, nhiệt độ trung bình là - 62 độ. Nó được tạo thành từ 95% CO - Không khí trên sao Hỏa loãng hơn trên Trái đất cực nhiều, nhiệt độ trung bình là - 62 độ. Nó được tạo thành từ 95% CO2 và chỉ có 0,13% oxy.

- Bức xạ từ Mặt trời ở Hỏa Tinh tương đương với 17 lần mức phơi nhiễm bức xạ cao nhất ở Trái đất. Hơn nữa, ảnh hưởng của một cơn bão Mặt trời trên Hỏa Tinh có thể khắc nghiệt hơn 50 lần so với trên Trái đất. Với lượng bức xạ lớn như vậy thật khó để con người có thể sinh sống an toàn, và trồng trọt các loại cây trồng, chăn nuôi các loại vật nuôi trên sao Hỏa được. - Bức xạ từ Mặt trời ở Hỏa Tinh tương đương với 17 lần mức phơi nhiễm bức xạ cao nhất ở Trái đất. Hơn nữa, ảnh hưởng của một cơn bão Mặt trời trên Hỏa Tinh có thể khắc nghiệt hơn 50 lần so với trên Trái đất. Với lượng bức xạ lớn như vậy thật khó để con người có thể sinh sống an toàn, và trồng trọt các loại cây trồng, chăn nuôi các loại vật nuôi trên sao Hỏa được.

Câu 20: Chọn các tử: Mặt Trăng, Sao Thuỷ, Ngân Hà, Trái Đất, Mặt Trời để điền vào cột B trong bảng sau:

Đặc điểmTên thiên thể
Mặt Trăng là vệ tinh của 
Tên thiên hà của chúng ta là 
Thiên thể trong danh sách là ngôi sao 
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinh 
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng  
Những thiên thể trong danh sách là thành phần của hệ Mặt Trời 

Trả lời:

 

Đặc điểmTên thiên thể
Mặt Trăng là vệ tinh củaTrái Đất
Tên thiên hà của chúng ta làNgân Hà
Thiên thể trong danh sách là ngôi saoMặt Trời
Hai thiên thể trong danh sách là hành tinhTrái Đất, Sao Thủy
Các thiên thể trong danh sách được Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất, Mặt Trăng, sao Thủy
Những thiên thể trong danh sách là thành phần của hệ Mặt TrờiTrái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay