Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Âm thanh (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Âm thanh (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ÂM THANH

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Dao động là gì?

Trả lời:

- Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.

- Sóng âm phát ra từ các vật dao động có thể truyền qua không khí đến tai người nghe.

Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động với độ to của âm. Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn (nhỏ), âm càng to (nhỏ).

- Độ to của âm được đo bằng đêxiben, kí hiệu: dB.

Câu 3: Tiếng ồn gây ô nhiễm là gì?

Trả lời:

Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

Câu 4: Sự truyền âm trong không khí diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự dao động của nguồn âm đã truyền sự nén, giãn không khí, tức là truyền sóng âm từ nguồn âm ra không gian xung quanh.

Câu 5: Em hiểu như thế nào về tần số? Tần số được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.

- Đơn vị đo tần số: héc. Kí hiệu: Hz.

- Đối với sóng âm, tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số sóng âm.

Câu 6: Kể tên một số nguồn âm mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ: Âm thoa, cây sáo, dây dàn,

Câu 7: Nêu ví dụ một số loài nghe được siêu âm.

Trả lời:

Dơi, cá voi, … có thể nghe được siêu âm.

Câu 8: Kể tên một số vật liệu phản xạ âm kém.

Trả lời:

Vật liệu phản xạ âm kém: Tấm xốp, thảm len, rèm nhung …

Câu 9: Tìm hiểu và kể tên một số vật dao động phát ra âm thanh.

Trả lời:

- Âm thanh phát ra từ màng loa.

- Âm thanh phát ra từ tiếng chuông nhà chùa.

- Âm thanh phát ra từ dây đàn khi đánh đàn ghi-ta.

Câu 10: Quan sát hình và cho biết âm thoa của hình nào phát ra âm bổng hơn? Vì sao?

Trả lời:

Âm thoa ở hình a phát ra âm bổng hơn vì có tần số âm lớn hơn.

Câu 11: Lấy ví dụ về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

- Giảm độ to của nguồn âm: Treo biển đi nhẹ - nói khẽ.

- Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh.

- Ngăn chặn sự truyền âm: Sử dụng cửa kính hai lớp.

Câu 12: Vì sao khi bật loa bên cạnh cây nến đang cháy, ta thấy ngọn nến bị dao động?

Trả lời:

Khi bật loa phát nhạc, màng loa dao động. Sự dao động dãn, nén của màng loa làm ngọn nến cũng thay đổi chiều. Khi màng loa dao động dãn thì ngọn lửa nến có xu hướng hướng về phía bên phải, và ngược lại, khi màng loa dao động nén thì ngọn lửa lại bay về phía bên trái dẫn đến ngọn lửa của cây nến cũng dao động.

Câu 13: Nếu một mặt trống dao động với tần số 350 Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động trong 3 phút?

Trả lời:

3 phút = 180 giây

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.

Từ biểu thức f = N : t ⇒ N = f . t = 350 . 180 = 63000 (dao động)

Câu 14: Tại sao người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung trong các phòng thu thanh, rạp hát, phòng hòa nhạc?

Trả lời:

Trong các phòng thu thanh, rạp hát, phòng hòa nhạc người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung để hạn chế hiện tượng phản xạ âm gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng của âm thanh do các nghệ sĩ biểu diễn.

Câu 15: Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không?

Trả lời:

Vì môi trường chân không không có vật chất nên không truyền được âm.

Câu 16: Nhỏ vài giọt nước lên mặt loa, khi bật loa ta thấy các giọt nước bị văng lên. Tiếng loa sẽ như thế nào khi giọt nước văng lên cao, văng thấp?

Trả lời:

- Khi giọt nước văng lên cao thì tiếng loa to.

- Khi giọt nước văng lên thấp hơn thì tiếng loa nhỏ.

Câu 17: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ biển sau 2s. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1450m/s?

Trả lời:

Vận tốc 1450 m/s được hiểu là trong một giây siêu âm truyền đi được 1450 m.

Vậy ta có quãng đường siêu âm đi và về trong 1 giây là S = 1450 m.

Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ biển sau 2s, nghĩa là âm truyền từ tàu đến đáy biển mất 1s

Vậy độ sâu của biển là:

h = 1450 . 1 = 1450 m

Câu 18: Tại sao âm thanh truyền nhanh hơn trong môi trường rắn so với trong không khí? 

Trả lời:

Âm thanh truyền nhanh hơn trong môi trường rắn so với trong không khí do sự khác biệt về mật độ của các môi trường này:

- Mật độ: Các phân tử trong môi trường rắn được sắp xếp rất sát nhau và chặt chẽ, nên mật độ cao hơn so với không khí. Khi âm thanh truyền qua các chất rắn, các phân tử này có thể truyền động nhanh chóng và chặt chẽ hơn, giúp âm thanh di chuyển nhanh hơn và truyền đi xa hơn mà không mất nhiều năng lượng.

- Tính chất đàn hồi: Môi trường rắn có hệ số đàn hồi cao hơn nhiều so với không khí. Điều này có nghĩa là môi trường rắn có khả năng truyền âm tốt hơn, vì khả năng truyền nhanh chóng và hiệu quả của âm thanh phụ thuộc nhiều vào tính chất đàn hồi của môi trường.

- Dạng sóng: Trong môi trường rắn, các phân tử gần nhau và cố định vị trí, dẫn đến sóng âm có thể truyền qua môi trường này một cách liên tục và nhanh chóng, mà không bị biến dạng nhiều.

Câu 19: Nêu một số sóng hạ âm trong tự nhiên và nhân tạo.

Trả lời:

- Sóng hạ âm trong tự nhiên:

+ Hiện tượng tự nhiên: âm thanh có tần số thấp đôi khi xuất hiện tự nhiên trong các hiện tượng thời tiết cực đoan, sóng biển, tuyết lở, động đất, núi lửa phun trào, sao băng, thác nước, sự hình thành băng trôi, cực quang, thiên thạch và sét.

+Giao tiếp của động vật: cá voi, voi, hà mã, tê giác, hươu cao cổ và cá sấu được biết là sử dụng hạ âm để giao tiếp qua khoảng cách xa hàng trăm dặm trong trường hợp của cá voi.

- Sóng hạ âm nhân tạo: trong những hoạt động của con người như tiếng nổ siêu thanh (sonic boom) và các vụ nổ (cả hóa học và hạt nhân), hoặc bằng máy móc như động cơ diesel, turbine gió và những máy biến năng được thiết kế đặc biệt (bàn rung công nghiệp). Một số loa được thiết kế đặc biệt có thể tạo ra âm thanh ở tần số cực thấp.

Câu 20: Sự phản xạ âm ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm âm thanh trong các ứng dụng video trực tuyến và truyền hình?

Trả lời:

- Sự phản xạ âm có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm âm thanh trong các ứng dụng video trực tuyến và truyền hình. Khi âm thanh phản xạ từ các bề mặt xung quanh trong một không gian, nó có thể tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt. Trong các ứng dụng video trực tuyến, sự phản xạ âm được sử dụng để tạo không gian âm thanh ảo, cải thiện trải nghiệm của người xem thông qua việc tái tạo âm thanh 3D hoặc âm thanh vòm.

- Trong truyền hình, sự phản xạ âm có thể ảnh hưởng đến việc ghi âm và tái tạo âm thanh, đặc biệt là trong các môi trường như phỏng vấn, quay phim ngoài trời hoặc trong các không gian hẹp. Việc quản lý sự phản xạ âm có thể giúp cải thiện chất lượng âm thanh và tạo ra môi trường âm thanh thuận lợi cho việc ghi âm và đồng thời truyền tải thông tin trong truyền hình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay