Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Tốc độ
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 4: Tốc độ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
(20 CÂU)
Câu 1: Tốc độ là gì?
Trả lời:
Tốc độ cho biết một vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 2: Nêu cách xác định quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian.
Trả lời:
- Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là t.
- Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị t cắt đồ thị tại 1 điểm.
- Đoạn thẳng nằm ngang từ điểm đó cắt trục thẳng đứng ở vị trí s. Giá trị s này là quãng đường vật đi được sau thời gian t.
Câu 3: Tốc độ được đo như thế nào? Viết công thức tính tốc độ.
Trả lời:
- Tốc độ đo bằng thương số giữa quãng đường vật đi và thời gian đi quãng đường đó.
Tốc độ =
- Công thức tính tốc độ:
v =
Trong đó: v: tốc độ của vật
s: quãng đường vật đi
t: thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Câu 4: Nêu vai trò của đồ thị quãng đường – thời gian.
Trả lời:
Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
Câu 5: Nêu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
Trả lời:
- Bấm đồng hồ đo ở A và bấm dừng đồng hồ ở B. Đồng hồ bấm giây sẽ cho ta biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.
- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài.
- Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây.
⇒ Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.
Câu 6: Nêu những cách đo tốc độ mà em biết.
Trả lời:
- Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.
- Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
- Đo tốc độ bằng thiết bị “bắn tốc độ”.
Câu 7: Tốc độ còn có thể đo bằng đơn vị nào?
Trả lời:
Tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như:
- Mét trên phút (m/min).
- Xentimét trên giây (cm/s).
- Milimét trên giây (mm/s).
Câu 8: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đo tốc độ dùng đồng bồ bấm giây.
Trả lời:
- Ưu điểm: thiết bị là đồng hồ bấm giây gọn nhẹ, rẻ, dễ kiếm, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: độ chính xác khi đo thời gian chuyển động phụ thuộc vào người bấm đồng hồ có chuẩn hay không, nên dễ gây ra sai số.
Câu 9: Ngoài công thức s = v.t, ta còn có thể xác định quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau bằng cách nào?
Trả lời:
Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà
Câu 10: Phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số có ưu điểm gì so với đo bằng đồng hồ bấm giây?
Trả lời:
Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số, thời điểm đồng hồ bắt đầu tính chuyển động và kết thúc chuyển động là trùng khớp với thời điểm chuyển động của vật. Vì vậy, kết quả đo thời gian không có sai số.
Câu 11: Người ta có thể dựa vào đâu để dự đoán thời gian sẽ tới được điểm đến khi bắt đầu hành trình?
Trả lời:
Có thể dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian để dự đoán thời gian sẽ tới được điểm đến khi bắt đầu hành trình.
Câu 12: Tính vận tốc Hoài đi từ nhà đến chợ biết Hoài đi 3 km hết 30 phút.
Trả lời:
Ta có: 30 phút = 0,5 giờ
Vận tốc Hoài đi từ nhà đến chợ là: v = 3 : 0,5 = 6 km/h.
Câu 13: Để tìm quãng đường s ca nô đi được sau thời gian t = 1,0 h kể từ lúc xuất phát, ta làm như thế nào?
Trả lời:
- Bước 1: Chọn điểm ứng với t = 1,0 h trên trục Ot. Từ điểm t = 1,0 h, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B như hình vẽ.
- Bước 2: Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt trục Os tại giá trị s = 30 km, đó là quãng đường ca nô đi được sau 1,0 h.
Câu 14: Một chiếc xe ô tô chuyển động trên đường cao tốc với vận tốc là 65 km/h. Tính thời gian để ô tô đi được quãng đường 364 km.
Trả lời:
Ta có: v = s : t → t = s : v
Thời gian để ô tô đi được quãng đường 364 km là: t = s : v = 364 : 65 = 5,6 giờ = 5 giờ 36 phút.
Câu 15: Cho đồ thị quãng đường – thời gian, mô tả chuyển động của vật.
Trả lời:
Ta thấy, sau 1 phút vật đi được quãng đường là 100 m. Trong khoảng thời gian từ 1 phút đến 3 phút, vật đứng yên vì quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là không đổi. Sau đó vật tiếp tục đi thêm 200 m nữa trong vòng 1 phút.
Câu 16: David Popovici là một trong những vận động viên bơi lội xuất sắc nhất thế giới với kỷ lục bơi tự do 100m trong 46,91s. Tính vận tốc bơi của cậu với đơn vị km/h.
Trả lời:
Vận tốc bơi của David Popovici là: v = s : t = 100 : 46,91 = 2,13 m/s.
Đổi: 2,13 m/s = 2,13 x 3,6 = 7,668 km/h.
Câu 17: Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động (như hình vẽ).
Trả lời:
Từ đồ thị, ta thấy quãng đường vật đi được sau 2 giây là 5 m.
Vậy tốc độ của chuyển động là: v = s : t = 5 : 2 = 2,5 m/s.
Câu 18: Vận tốc ánh sáng là gì? Nêu vai trò, ứng dụng của vận tốc ánh sáng.
Trả lời:
- Vận tốc ánh sáng hay được nói một cách tổng quát là tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ trong chân không. Đây là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng nhiều lĩnh vực vật lý. Kí hiệu là c. Tốc độ ánh sáng khi truyền trong chân không là 299.792.450 m/s
- Nhờ tốc độ hữu hạn của ánh sáng, chúng ta có thể quan sát các ngôi sao, thiên hà hình thành và phát triển trong vũ trụ sơ khai. Đồng thời ta cũng hiểu hơn những đặc điểm của vũ trụ trong thời kỳ đầu.
- Ngay từ ban đầu, con người tiến hành nghiên cứu, thực hiện đo lường tốc độ ánh sáng nhằm mục đích cung cấp thông tin vũ trụ học, vật lý lượng tử, mô hình chuẩn của Vật lý hạt.
- Việc đo được vận tốc của ánh sáng giúp ích rất nhiều cho các nhà khoa học trong việc xác định tốc độ giãn nở của vũ trụ.
Câu 19: Trong ngành du lịch, đồ thị quãng đường - thời gian có thể được sử dụng như thế nào để tối ưu hóa lịch trình du lịch và đưa ra dự đoán thời gian di chuyển giữa các điểm đến khác nhau?
Trả lời:
- Xác định tuyến đường tối ưu: Bằng cách sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian, các nhà tổ chức du lịch và hướng dẫn du lịch có thể xác định các tuyến đường tối ưu giữa các điểm đến. Điều này giúp cho lịch trình du lịch dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất.
- Dự đoán thời gian di chuyển: Dựa trên dữ liệu trong đồ thị quãng đường - thời gian, các dự đoán về thời gian di chuyển giữa các địa điểm như điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng, có thể được thực hiện. Việc này giúp du khách có thể điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị tinh thần cho lịch trình một cách chặt chẽ.
- Giảm thiểu thời gian di chuyển không cần thiết: Bằng cách áp dụng đồ thị quãng đường - thời gian, các nhà tổ chức du lịch và hướng dẫn du lịch có thể giảm thiểu thời gian di chuyển không cần thiết, từ đó tối ưu hóa được kế hoạch lịch trình.
- Tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển: Đối với du lịch trong khu vực, sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian có thể giúp tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển công cộng hoặc dịch vụ vận chuyển du lịch, giúp khách du lịch dễ dàng di chuyển đến các điểm đến một cách thuận lợi.
Câu 20: Hiện nay, với công nghệ hiện đại, con người đã có thể chế tạo máy bay dân dụng đạt tốc độ siêu thanh, rút ngắn thời gian di chuyển, ví dụ như máy bay Concorde có thể đưa hành khách từ London đến New York chỉ trong 3 giờ trong khi Boeing 747 mất 7 giờ. Vậy tại sao các máy bay này lại không được áp dụng rộng rãi?
Trả lời:
- Tốc độ cao khiến việc hạ cánh nguy hiểm hơn gấp nhiều lần, kèm với tiếng ồn động cơ gây khó chịu cho hành khách. Ngoài ra, bay càng nhanh, động cơ phải hoạt động càng nhiều với công suất cao khiến tuổi thọ của chúng giảm đi đáng kể, điều này cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
- Với bài toán kinh tế, Concorde có giá sản xuất quá đắt nhưng mang lại hiệu quả vận chuyển kém hơn, chúng chỉ chở được 100 hành khách so với 500 khách của Boeing 747 nhưng lại tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn. Kèm với đó, ghế ngồi khoang hạng nhất trên Concorde không thoải mái bằng ghế nằm khoang hạng nhất trên Boeing 747, do đó khách hàng thà được nằm thoải mái còn hơn trả một đống tiền chỉ để bay nhanh hơn 4 tiếng.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều bài : Ôn tập chương 4 - Tốc độ