Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 6: Ánh sáng

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 6: Ánh sáng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: ÁNH SÁNG

(20 CÂU)

Câu 1: Nguồn sáng là gì?

Trả lời:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Hầu hết các nguồn sáng phát ra ánh sáng cùng với sự tỏa nhiệt.

Câu 2: Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên các vật có bề mặt nhẵn bóng.

Trả lời:

- Các tia sáng chiếu tới bề mặt phẳng của những vật có bề mặt nhẵn và sáng bóng (như bề mặt kim loại được đánh bóng, mặt gương) phản xạ ngược trở lại.

- Đường kéo dài của chùm sáng tới mắt gặp nhau tại một điểm.

Câu 3: Ánh sáng truyền đi theo dạng nào? Trình bày quy ước biểu diễn tia sáng.

Trả lời:

- Khi ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, nước, thủy tinh, … ta thấy ánh sáng đi theo đường thẳng.

- Quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

Câu 4: Người ta quy ước như thế nào về sự phản xạ ánh sáng trên các vật có bề mặt nhẵn bóng?

Trả lời:

Quy ước:

 

- Gương phẳng được biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương.

- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng gương gọi là pháp tuyến của gương.

- Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là mặt phẳng tới.

- Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới gọi là góc tới.

- Góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản xạ gọi là góc phản xạ.

Câu 5: Có mấy loại chùm sáng thường gặp?

Trả lời:

Trong thực tế, ta chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Ba loại chùm sáng thường gặp:

- Chùm sáng song song

- Chùm sáng phân kì

- Chùm sáng hội tụ.

Câu 6: Nêu cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng.

Trả lời:

Cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng:

- Từ S vẽ hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương phẳng.

- Vẽ hai tia phản xạ IR1 và IR2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

- Tìm giao điểm S’ của đường kéo dài các tia I1Rvà I2R2 nằm ở phía sau gương.

Câu 7: Nêu ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng

Trả lời:

Ví dụ: Năng lượng mặt trời chiếu xuống nguồn nước làm nước nóng lên

Câu 8: Nêu ví dụ về hiện tượng phản xạ.

Trả lời:

Ví dụ: Chiếu tia sáng của đèn pin lên mặt bàn nhẵn bóng, ta sẽ thu được một vệt sáng trên tường.

Câu 9: Nêu khái niệm bóng tối và bóng nửa tối.

Trả lời:

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng lớn hơn, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Bóng tối là vùng phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối và vùng nửa tối. Bóng nửa tối là vùng phía sau vật cản, nhận được ít ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 10: Nêu ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Trả lời:

Ví dụ: Phản xạ ánh sáng qua mặt nước phẳng lặng

Câu 11: Nêu ví dụ về vật sáng.

Trả lời:

Ví dụ: Mặt Trăng, cái bàn, cái ghế, ….

Câu 12: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng ( như hình vẽ). Vẽ tia phản xạ IR của tia sáng SI.

Trả lời:

 

Trong mặt phẳng tới:

- Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I.

- Ta dùng thước đo góc để đo góc tới SIN.

- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho góc RIN = i' = SIN = i

Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.

Câu 13: Đường truyền ánh sáng phát ra từ một bút laser được coi là chùm sáng hay tia sáng? Tại sao?

Trả lời:

Đường truyền ánh sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng, vì chùm sáng phát ra từ tia laser hẹp, thẳng và đi theo hướng của tia sáng

Câu 14: Ảnh của cây bên hồ chiếu trên mặt nước gợn sóng là sự phản xạ hay tán xạ? Vì sao?

Trả lời:

Ảnh của cây bên hồ trên mặt nước gợn sóng là sự phản xạ khuếch tán vì bề mặt ánh sáng chiếu tới không bằng phẳng, không nhìn rõ hình.

Câu 15: Nguyệt thực được chia làm mấy loại?

Trả lời:

Nguyệt thực chia làm 3 loại:

- Nguyệt thực toàn phần: Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào ở vùng bóng tối của Trái Đất.

- Nguyệt thực một phần: Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất có màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

- Nguyệt thực nửa tối: Diễn ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ dẫn và tối đi.

Câu 16: Tại sao sau cơn mưa rào lại xuất hiện cầu vồng?

Trả lời:

- Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên được tạo ra từ hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời thông qua những giọt nước trong không khí hay còn gọi là sự khúc xạ ánh sáng. Sau cơn mưa, không khí sẽ lẫn những giọt nước nhỏ li ti. Khi ánh nắng Mặt Trời xuất hiện và chiếu rọi vào không khí, những giọt nước nhỏ li ti sẽ trở thành một lăng kính. Lăng kính sẽ bẻ cong tia sáng từ ánh nắng Mặt Trời sau đó phản xạ lại tạo thành một dải màu sắc liên tục được gọi là quang phổ và đi ra ngoài theo một góc 42 độ.

- Bản chất của cầu vồng là sự tán sắc của ánh nắng mặt trời mà ánh nắng mặt trời thì có rất nhiều màu. Tuy nhiên khi nhìn bằng mắt thường sẽ chỉ thấy cầu vồng có 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thực chất cầu vồng là một dải gồm hàng triệu màu tán sắc liên tiếp. Trong đó 7 màu mà chúng ta quan sát được là những màu nổi bật nhất. Bên cạnh đó, khi tia sáng mặt trời đi qua lăng kính thủy tinh là các giọt nước thì những màu sắc sẽ lần lượt bị bẻ cong. Những tia màu đỏ thường bị bẻ cong ít nhất nên sẽ nằm phía trên cùng sau đó là đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất nên sẽ nằm ở phía dưới cùng. Khi những giọt nước trong không khí càng to thì màu sắc cầu vồng càng rõ.

Câu 17: Vì sao cận phải đeo thấu kính phân kì?

Trả lời:

Cận thị xảy ra khi ánh sáng hội tụ lại trước võng mạc chứ không phải ở trên võng mạc như mắt thường. Do đó người bị cận thị sẽ đeo thấu kính phân kì (kính có mặt lõm) để làm giảm độ hội tụ, khiến hình ảnh lùi về đúng trên võng mạc giúp người bị cận có thị lực tốt hơn, có thể nhìn rõ sự vật ở mọi cự ly.

Câu 18: Sử dụng kiến thức về tán xạ ánh sáng để giải thích tại sao hoàng hôn có màu đỏ?

Trả lời:

Hoàng hôn có màu đỏ và cam: Khi mặt trời dần chìm xuống phía tây vào hoàng hôn, ánh sáng phải đi qua một lớp không khí dày hơn, vì vậy tán xạ ánh sáng trở nên phức tạp hơn. Trong khi dải màu xanh dương tiếp tục bị tán xạ, các bước sóng màu đỏ và cam không bị tán xạ nhiều, do đó chúng có thể đi xa hơn và trở nên rõ ràng hơn trong tầm nhìn, tạo nên màu đỏ và cam khi hoàng hôn xuất hiện.

Câu 19: Ánh sáng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của con người như thế nào?

Trả lời:

- Tác động của ánh sáng lên nhịp điệu sinh học của cơ thể: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp điệu sinh học của cơ thể, kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo. Sự thiếu hụt ánh sáng có thể dẫn đến rối loạn về giấc ngủ, làm suy giảm sức khỏe và tâm trạng.

- Tác động tâm lý và tinh thần: Ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ánh nắng mặt trời, có thể kích thích sản xuất serotonin - một hormone cảm xúc tích cực.

- Ánh sáng và mức độ sáng: Mức độ ánh sáng trong môi trường có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, tập trung, và tinh thần tỉnh táo của con người. Ánh sáng yếu có thể gây mỏi mắt và ảnh hưởng đến khả năng tập trung.

Câu 20: Nguyên lý phản xạ ánh sáng được sử dụng như thế nào trong kỹ thuật chụp ảnh và quay phim?

Trả lời:

- Chụp ảnh: Khi ánh sáng chạm vào bề mặt của đối tượng chụp, nó sẽ bị phản xạ và đi vào ống kính của máy ảnh. Điều này quyết định mức độ chi tiết, chiều sâu và cảm nhận màu sắc của bức ảnh. Quản lý phản xạ ánh sáng thông qua việc sử dụng ánh sáng nhân tạo, bộ lọc, hay cài đặt cường độ ánh sáng cũng có thể cải thiện chất lượng của bức ảnh.

- Quay phim: Trên màn ảnh, nguyên lý phản xạ ánh sáng được áp dụng để tạo ra môi trường ánh sáng lý tưởng cho việc quay phim. Nhà làm phim có thể sử dụng đèn chiếu, bộ lọc, và vị trí ánh sáng để tạo ra cảm nhận không gian, tâm trạng, và cảm xúc thông qua việc sắp đặt và điều chỉnh phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay