Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Âm thanh (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Âm thanh (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ÂM THANH

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sóng âm truyền đi trong chất lỏng và chất rắn cũng tương tự như khi nó truyền đi trong chất khí.

Câu 2: Em hiểu thế nào về biên độ dao động? Biên độ dao động được đo bằng đơn vị nào?

Trả lời:

- Biên độ của dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó.

- Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo độ dài.

Câu 3: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Để chống ô nhiễm tiếng ồn, cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác, …

Câu 4: Nguồn âm là gì?

Trả lời:

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa tần số với độ cao của âm.

Trả lời:

- Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng).

- Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).

Câu 6: Tìm hiểu ví dụ về sóng âm truyền được trong môi trường rắn và khí.

Trả lời:

Ví dụ: Khi bạn B gõ xuống bàn, bạn C nghe được âm do âm truyền trong không khí, bạn A áp tai xuống bàn nghe được âm do âm truyền trong chất rắn (bàn).

Câu 7: Quan sát hình dưới đây và cho biết âm thoa của hình nào phát ra âm to hơn? Vì sao?

Trả lời:

Âm thoa ở hình b phát ra âm to hơn vì có biên độ âm lớn hơn.

Câu 8: Kể tên một số vật liệu phản xạ âm tốt.

Trả lời:

Vật liệu phản xạ âm tốt: Gạch men, cửa kính, …

Câu 9: Lấy một ví dụ minh họa âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Trả lời:

Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước. Ta nghe thấy tiếng chuông đồng hồ phát ra. Khi đó âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

Câu 10: Nêu ví dụ một số loài nghe được hạ âm.

Trả lời:

Ví dụ: Chim bồ câu, tê giác Sumatra, … có thể nghe được hạ âm.

Câu 11: Nêu một số ví dụ minh họa sự ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

- Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục gần khu dân cư.

- Tiếng ồn từ khu chợ.

Câu 12: Vì sao khi chuông đang reo, ta úp hộp nhựa trong lên và rút không khi ở bên trong ra thì không nghe thấy tiếng chuông reo nữa?

Trả lời:

Vì âm thanh không truyền ra không chân không nên ta không nghe thấy được tiếng chuông reo.

Câu 13: Trong 50s, một vật thực hiện được 80 dao động. Tính tần số dao động của vật đó.

Trả lời:

Tần số dao động là 80 : 50 = 1,6 Hz.

Câu 14: Ở một căn nhà có mái lợp bằng tôn, khi có mưa rào người ở trong nhà nghe thấy như cái ai cầm gậy gõ liên tục vào mái nhà. Giải thích và cho biết cần phải làm gì để giảm tiếng ồn đó?

Trả lời:

- Lợp mái nhà bằng tôn thì khi mưa rào, hạt mưa va chạm với mái tôn gây ra tiếng ồn lớn, mái tôn lại truyền âm tốt nên khiến người trong nhà nghe như có ai cầm gậy gõ lên mái nhà.

- Ta chỉ cần lót thêm một lớp trần xốp vì xốp truyền âm kém nên âm thanh sẽ không truyền được xuống nữa.

Câu 15: Vì sao khi có muỗi bay xung quanh, ta nghe thấy tiếng vo ve?

Trả lời:

Khi muỗi bay gần chúng ta, chúng sử dụng đôi cánh đập lên đạp xuống để bay, phát ra âm thanh, âm thanh này sẽ truyền qua môi trường không khí và đến tai người nghe, vì vậy tai ta nghe được tiếng vo ve đó.

Câu 16: Có hai vật lần lượt thực hiện các dao động. Vật thứ nhất thực hiện được 4000 dao động trong 40 giây. Vật thứ hai thực hiện 500 dao động trong 4 giây. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

Trả lời:

Tần số dao động của vật thứ nhất là: 4000 : 40 = 100 Hz.

Tần số dao động của vật thứ hai là: 500 : 4 = 125 Hz.

® Vật thứ hai có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn.

Câu 17: Để ngăn cách âm giữa các phòng, người ta sử dụng vật liệu nào?

Trả lời:

Để ngăn cách âm giữa các phòng ta dùng các vật liệu phản xạ âm tốt để âm không truyền từ phòng này sang phòng khác mà sẽ bị phản xạ lại trong phòng khi âm truyền đến bề mặt vật. Ví dụ: tường bê tông, cửa kính hai lớp, cửa gỗ

Câu 18: Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 2 giây sau mới nghe tiếng sấm. Hỏi nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

Trả lời:

Ta có: v = s : t ® s = v . t

Nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe: s = v . t = 340 . 2 = 680 m.

Câu 19: Cá heo sử dụng sóng siêu âm như thế nào?

Trả lời:

- Cá heo phát ra tiếng kêu hoặc tiếng lách cách tần số cao bằng đường mũi của chúng và lắng nghe tiếng vọng phản xạ từ các bề mặt khác trong nước. Chúng sử dụng sóng siêu âm này để giúp định hướng đường đi của chúng trong nước.

- Giọng nói đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp của cá heo. Chúng có thể sử dụng nhiều loại âm thanh khác nhau để giao tiếp với những con cá heo khác, bao gồm cả tiếng huýt sáo, tiếng rít và tiếng lách cách. Chúng có xu hướng sử dụng âm thanh tần số thấp để giao tiếp với nhau, vì những âm thanh này truyền đi xa hơn dưới nước. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo ra âm thanh tần số rất cao từ 40 đến 150 kHz hữu ích cho mục đích điều hướng.

- Âm thanh tần số cao chỉ có thể truyền đi những khoảng cách ngắn dưới nước. Khi cá heo phát ra những âm thanh này, chúng sẽ dội ngược lại khi bị các vật thể cản lại. Khi đó, não của cá heo đưa ra phán đoán về vật thể. Điều này rất hữu ích để săn mồi, phát hiện những kẻ săn mồi gần đó và điều hướng trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

Câu 20: Trong ngành công nghiệp âm nhạc, phản xạ âm được sử dụng như thế nào để tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt?

Trả lời:

- Trong ngành công nghiệp âm nhạc, phản xạ âm được áp dụng để tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt thông qua việc tối ưu hóa môi trường âm thanh. Cụ thể, các kỹ sư âm thanh và nhà sản xuất âm nhạc sử dụng sự phản xạ âm để điều chỉnh và tạo ra không gian âm nhạc phong phú. Điều này bao gồm tận dụng các phản xạ âm từ các bề mặt trong một phòng thu hoặc sân khấu để tạo ra hiệu ứng âm thanh mang tính nghệ thuật.

- Công cụ chính để kiểm soát phản xạ âm trong ngành công nghiệp âm nhạc là việc sử dụng vật liệu hấp thụ âm và các bộ phân tán âm để điều chỉnh độ phản xạ.

- Ngoài ra, trong quá trình ghi âm, sự phản xạ âm có thể được sử dụng để tạo ra không gian âm thanh ấn tượng và chân thực. Bằng cách kiểm soát phản xạ âm từ môi trường xung quanh, người sản xuất có thể tạo ra các hiệu ứng âm thanh đặc biệt như không gian mở rộng, âm thanh vòm.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài: Bài tập (chủ đề 5)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay