Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường và thời gian
Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Đồ thị quãng đường và thời gian. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ IV: TỐC ĐỘ
BÀI 8 - ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Nêu vai trò của đồ thị quãng đường – thời gian.
Trả lời:
Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
Câu 2: Nêu cách vẽ đồ thị quãng đường - thời gian
Trả lời:
- Bước 1: Vẽ hai đoạn thẳng vuông góc tại O (hai trục).
- Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian.
- Trục thẳng đứng ghi giá trị quãng đường.
- Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
- Bước 3: Nối các điểm xác định quãng đường ứng với thời gian, ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian.
Câu 3: Nêu cách xác định quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian.
Trả lời:
- Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là t.
- Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị t cắt đồ thị tại 1 điểm.
- Đoạn thẳng nằm ngang từ điểm đó cắt trục thẳng đứng ở vị trí s. Giá trị s này là quãng đường vật đi được sau thời gian t.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, ta cần phải làm gì?
Trả lời:
- Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông phải điều khiển tốc độ của xe không vượt qua tốc độ tối đa cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
- Lưu ý: Tốc độ này phụ thuộc vào từng loại đường và xe tham gia giao thông.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tốc độ còn có thể đo bằng đơn vị nào?
Trả lời:
Tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như:
- Mét trên phút (m/min).
- Xentimét trên giây (cm/s).
- Milimét trên giây (mm/s).
Câu 2: Ngoài công thức s = v.t, ta còn có thể xác định quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau bằng cách nào?
Trả lời:
Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.
Câu 3: Cho đồ thị quãng đường - thời gian như hình. Tính tốc độ của vật.
Trả lời:
Tốc độ của vật là: v = s : t = 4 : 2 = 2 m/s
Câu 4: Người ta có thể dựa vào đâu để dự đoán thời gian sẽ tới được điểm đến khi bắt đầu hành trình?
Trả lời:
Có thể dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian để dự đoán thời gian sẽ tới được điểm đến khi bắt đầu hành trình.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Để tìm quãng đường s ca nô đi được sau thời gian t = 1,0 h kể từ lúc xuất phát, ta làm như thế nào?
Trả lời:
- Bước (1): Chọn điểm ứng với t = 1,0 h trên trục Ot. Từ điểm t = 1,0 h, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B như hình vẽ.
- Bước (2): Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt trục Os tại giá trị s = 30 km, đó là quãng đường ca nô đi được sau 1,0 h.
Câu 2: Để xác định thời gian t khi biết trước quãng đường chuyển động s = 30 km của vật trên đồ thị, ta làm như thế nào?
Trả lời:
- Bước (1): Chọn điểm ứng với s = 30 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ đường thẳng song song với trục Ot, đường thẳng này cắt đồ thị tại điểm B.
- Bước (2): Từ B, vẽ đường thẳng song song với trục Os, đường thẳng này cắt trục Ot tại giá trị t = 1,0 h.
Câu 3: Cho đồ thị quãng đường – thời gian, mô tả chuyển động của vật.
Trả lời:
Ta thấy, sau 1 phút vật đi được quãng đường là 100 m. Trong khoảng thời gian từ 1 phút đến 3 phút, vật đứng yên vì quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là không đổi. Sau đó vật tiếp tục đi thêm 200 m nữa trong vòng 1 phút.
Câu 4: Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động (như hình vẽ).
Trả lời:
Từ đồ thị, ta thấy quãng đường vật đi được sau 2 giây là 5 m.
Vậy tốc độ của chuyển động là: v = s : t = 5 : 2 = 2,5 m/s.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Một người đi xe đạp, đi được quãng đường 15km trong 1 giờ, sau đó anh ta nghỉ ngời khoảng 30 phút lấy sức rồi tiếp tục đạp xe thêm 10 km trong 1 giờ tiếp theo. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp.
Trả lời:
Câu 2: Trong ngành du lịch, đồ thị quãng đường - thời gian có thể được sử dụng như thế nào để tối ưu hóa lịch trình du lịch và đưa ra dự đoán thời gian di chuyển giữa các điểm đến khác nhau?
Trả lời:
- Xác định tuyến đường tối ưu: Bằng cách sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian, các nhà tổ chức du lịch và hướng dẫn du lịch có thể xác định các tuyến đường tối ưu giữa các điểm đến. Điều này giúp cho lịch trình du lịch dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất.
- Dự đoán thời gian di chuyển: Dựa trên dữ liệu trong đồ thị quãng đường - thời gian, các dự đoán về thời gian di chuyển giữa các địa điểm như điểm tham quan, khách sạn, nhà hàng, có thể được thực hiện. Việc này giúp du khách có thể điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị tinh thần cho lịch trình một cách chặt chẽ.
- Giảm thiểu thời gian di chuyển không cần thiết: Bằng cách áp dụng đồ thị quãng đường - thời gian, các nhà tổ chức du lịch và hướng dẫn du lịch có thể giảm thiểu thời gian di chuyển không cần thiết, từ đó tối ưu hóa được kế hoạch lịch trình.
- Tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển: Đối với du lịch trong khu vực, sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian có thể giúp tối ưu hóa dịch vụ vận chuyển công cộng hoặc dịch vụ vận chuyển du lịch, giúp khách du lịch dễ dàng di chuyển đến các điểm đến một cách thuận lợi.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian