Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Tính chất từ của chất (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Tính chất từ của chất (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu quy ước vẽ đường sức từ.

Trả lời:

Quy ước vẽ đường sức từ:

- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định, đi ra ở cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức thưa.

Câu 2: Mô tả từ trường Trái Đất.

Trả lời:

Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

Câu 3: Nam châm được định hướng như thế nào?

Trả lời:

Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định: dọc theo hướng địa lí nam bắc.

- Đầu nam châm hướng về phía cực bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N.

- Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về từ trường?

Trả lời:

- Không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian xung quanh nam châm có từ trường.

- Kim nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường đều chỉ một hướng xác định.

Câu 5: Nêu cấu tạo của la bàn.

Trả lời:

Gồm các bộ phận:

- Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

- Mặt chia độ được chia thành 360o có ghi bốn hướng: Bắc (N); Đông (E); Nam (S); Tây (W) gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

- Vỏ kim loại kèm mặt kính có lắp.

Câu 6: Lực tương tác của nam châm với nam châm là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Trả lời:

Lực tương tác của nam châm với nam châm là lực không tiếp xúc.

Câu 7: Nêu nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu.

Trả lời:

- Giá thành sản phẩm tương đối cao.

- Tiêu tốn điện năng khi sử dụng.

- Phụ thuộc vào sự ổn định của điện năng: khi dòng điện thiếu ổn định, hoạt động của nam châm điện sẽ chập chờn, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.

Câu 8: Từ trường tạo ra hiện tượng nào trên Trái Đất?

Trả lời:

Từ trường tạo ra hiện tượng cực quang trên Trái Đất.

Câu 9: Khi đưa cực bắc của nam châm lại gần cực nam của thanh nam châm đặt trên bàn, điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Hai đầu của hai nam châm sẽ hút nhau.

Câu 10: Lấy ví dụ về một số thiết bị sử dụng nam châm điện.

Trả lời:

Ví dụ: thẻ tín dụng, bộ phận của loa đài, màn hình TV,...

Câu 11: Ngài sử dụng la bàn, còn có các cách nào để xác định phương hướng?

Trả lời:

- Quan sát Mặt Trời: Mặt Trời mọc hướng đông, lặn hướng tây

- Quan sát ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm: đó là ngôi sao Bắc cực

- Sử dụng GPS trên điện thoại thông minh.

Câu 12: Khi đang trên biển nhưng đột nhiên la bàn bị hỏng, em hãy đề xuất biện pháp tạm thời giúp xác định hướng cho các thủy thủ.

Trả lời:

Treo một nam châm trên một sợi chỉ cho đến khi nam châm đó cân bằng, Khi cân bằng nam châm sẽ nằm theo hướng Bắc - Nam.

Câu 13: Nam châm điện có ứng dụng gì?

Trả lời:

- Cần cẩu dùng nam châm điện để chuyển hàng hóa.

- Chuông điện dùng nam châm điện.

Câu 14: Tại sao la bàn được gọi là kim chỉ nam?

Trả lời:

- La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của la bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam.

- Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng rất sâu nặng của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ bị đô hộ, nên đây là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ “kim chỉ nam” trong tiếng Việt.

Câu 15: Nêu một số ứng dụng của nam châm mà em biết.

Trả lời:

Một số ứng dụng của nam châm mà em biết: bảng từ, bảng nam châm, bút viết, chíp chống trộm trong cửa hàng quần áo, nam châm chặn giấy,...

Câu 16: Nguyên nhân nào làm giảm từ tính của nam châm?

Trả lời:

- Bị ngăn cách bởi vật cách từ.

- Tiếp xúc môi trường nước.

- Hoạt động ở nhiệt độ quá khắc nghiệt.

Câu 17: Có mấy loại la bàn thường được dùng hiện nay?

Trả lời:

Có 2 loại la bàn thường được dùng hiện nay: La bàn từ và la bàn trên điện thoại thông minh.

Câu 18: Tại sao nam châm có thể hút được sắt?

Trả lời:

Nam châm có khả năng hút được sắt do tính chất từ trường của chúng. Mỗi nam châm có hai cực: cực bắc (N) và cực nam (S). Khi một nam châm đưa gần một vật chứa sắt, tính chất từ trường của nam châm tương tác với các electron trong vật chứa sắt, tạo ra một lực hút, làm cho vật chứa sắt bị hấp dẫn và bám vào nam châm. Điều này xảy ra vì các vật chứa sắt có khả năng tạo ra từ trường từ những electron trong cấu trúc nguyên tử của chúng.

Câu 19: Từ trường của Trái Đất được tạo ra như thế nào?

Trả lời:

Lõi Trái Đất là phần sâu nhất bên trong Trái Đất và được làm từ các kim loại nóng chảy như sắt và niken, hoạt động giống như một máy phát điện tự nhiên khổng lồ. Chuyển động bên trong lõi Trái Đất là do sự đối lưu của lớp phủ do nhiệt độ cao và áp suất rất lớn gây ra. Sự đối lưu này gây ra dòng chất lỏng từ tính, từ đó tạo ra từ trường.

Câu 20: Hiện nay, từ trường được ứng dụng để chữa được bệnh gì?

Trả lời:

- Giảm đau lưng bằng từ trường cho kết quả tương đương và ít tai biến hơn dùng thuốc.

- Ở những người bị di chứng bại liệt, chức năng tủy sống bị mất, thường có hội chứng đau. Đặt vào các điểm đau các viên nam châm nhỏ có cường độ thấp sẽ giảm được đau.

- Mặt khác, từ trường cũng tác động đến các hormon, các enzyme, qua đó ảnh hưởng tới các yếu tố tái tạo, tăng trưởng tế bào thần kinh. Ứng dụng hiệu năng quý giá này, người ta dùng từ trường tái tạo, phát triển các tế bào thần kinh, hồi phục lại chức năng tủy sống.

- Trên động vật, các thử nghiệm từ trường đem lại kết quả không ngờ: kích thích tái tạo lại cả tủy sống, thần kinh ngoại biên và phục hồi chức năng của chúng. Vài nơi trên thế giới đã ứng dụng điều này vào việc phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống và ghi nhận được những cải thiện đáng kể.

- Chụp hình ảnh bằng cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) là một trong những phương pháp hiện đại giúp ta nhìn thấy rõ hơn các tổn thương não bộ và tủy sống. Từ đó có thể dùng liệu pháp " kích thích từ trường chức năng" giúp làm tăng khả năng tiểu tiện, đại tiện, phòng tránh hiện tượng tắc mạch sâu, tăng cường hô hấp của người bệnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay