Câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Bộ câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Siêng năng, kiên trì. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 6 cánh diều.

BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Suy nghĩ của em về câu nói: “Trên con đường thành công không có dấu chấn của người lười biếng”?

Trả lời:

- Câu nói khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ, những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, cần cù lao động và làm việc để có được thành công.

Câu 2: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì?

Trả lời:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì:

+ Cần cù bù thông minh

+ Có chí thì nên

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

+ Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn

Chớ vì ngã một lần mà chân không bước.

Câu 3: Em hiểu thế nào là siêng năng?

Trả lời:

- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Câu 4: Năm học này, Hân dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh do nhà trường tổ chức. Nhưng Hân lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của minh còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không.

Theo em Hân có nên tham gia cuộc thi không? Hân cần làm gì để thực hiện được mục tiêu của mình?

Trả lời:

- Hân nên tham gia cuộc thi.

- Hân cần kiên trì và quyết tâm thực hiện mục tiêu này, để vượt qua khó khăn là vốn từ vựng Tiếng Anh còn hạn chế bạn cần lên kế hoạch bồi dưỡng vốn từ mỗi ngày.

Câu 5: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Trả lời:

“Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn nhắn nhủ làm bất cứ việc gì thì phải kiên trì và quyết tâm thưc hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Kiên trì là gì?

Trả lời:

Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù có gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

Câu 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động và trong cuộc sống?

Trả lời:

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:

+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.

+ Làm việc thường xuyên, liên tục.

+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.

 - Biểu hiện siêng  năng, kiên trì trong cuộc sống:

+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.

+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.

Câu 3: Lớp 9A có phong trào thi đua giải các bài toán khó. Mặc dù là thành viên trong lớp nhưng Hòa thường xuyên bỏ qua, không làm những bài toán khó vì ngại suy nghĩ.

- Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?

- Nếu là bạn của Hòa, em sẽ khuyên Hòa điều gì?

Trả lời:

- Hòa đã thể hiện thiếu siêng năng, kiên trì trong học tập: gặp bài khó thì ngại suy nghĩ và bỏ qua.

- Nếu là bạn của Hòa em sẽ khuyên Hòa bạn cần rèn luyện đức tính này bằng cách chăm chỉ học tập, tìm tòi cách giải các bài toán khó. Mỗi khi giải được bài khó, bạn sẽ tìm thấy niềm vui của sự thành công, chắc chắn sẽ đạt được kết quả học toán ngày càng tốt hơn và nhận được sự tin yêu, nể phục của các bạn trong lớp.

Câu 4: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn Đồng cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên Đồng đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn Đồng đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của Đồng, thể hiện bạn là người như thế nào?

Trả lời:

- Hành động của Đồng thể hiện bạn là người lười biếng vì chưa làm bài tập đã đi ngủ và hôm sau đến chép bài của bạn bên cạnh. Điều đó cho thấy Đồng chưa có sự tự giác trong học tập.

Câu 5: Việc siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại ý nghĩa to lớn: giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và công việc; được mọi người tin tưởng và yêu quý.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trái với siêng năng là gì? Trái với kiên trì là gì?

Trả lời:

- Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại, ăn bám…

- Trái với kiên trì là nản lòng, chóng chán…

Câu 2: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì là mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau dẫn đến thành công trong cuộc sống.

Câu 3: Điền vào bảng sau mỗi sự việc tương ứng với mỗi phẩm chất:

Việc làm

Phẩm chất

Lan luôn học bài đúng giờ thường xuyên

Hùng bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn

Hoa hay trốn việc nhà đi chơi

Trả lời:

Việc làm

Phẩm chất

Lan luôn học bài đúng giờ thường xuyên

Siêng năng

Hùng bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn

Ngại khó, nản chí

Hoa hay trốn việc nhà đi chơi

Lười biếng, ỷ lại

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hãy kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em?

Trả lời:

- Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài đầy đủ, có kế hoạch học tập.

- Trong lao động: chăm làm việc nhà, không ngại khó, miệt mài với công việc.

- Trong các hoạt động khác: kiên trì rèn luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,.

Câu 2: Có người cho rằng, siêng năng kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Đồng ý. Vì: cần siêng năng, kiên trì, không ngại khó khăn mới có thế thành công. Chúng ta không thể thành công và nhận ra giá trị đích thực của quá trình chạm đến thành công đem lại nếu chúng ta không tự trải nghiệm, vượt qua khó khăn, nỗ lực, chăm chỉ, kiên trì vươn lên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay