Câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều Ôn tập bài 4 - 6 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4 - 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
ÔN TẬP BÀI 4 – 6: TÔN TRỌNG SỰ THẬT – TỰ LẬP – TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” muốn khuyên chúng ta đừng sợ phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên cơ đồ, sự nghiệp thì càng đáng kính trọng và khâm phục.
Câu 2: Dấu hiệu nào cho thấy một người có khả năng tự nhận thức bản thân?
Trả lời:
Những dấu hiệu cho biết một người có khả năng tự nhận thức bản thân là:
- Biết nhận ra điểm mạnh của bản thân để tiếp tục phát huy điểm mạnh đó - Biết nhận ra điểm mạnh của bản thân để tiếp tục phát huy điểm mạnh đó
- Biết nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục hạn chế đó. - Biết nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục hạn chế đó.
- Đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân - Đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân
Câu 3: Cho tình huống sau: nếu phải nói ra sự thật để giúp người bạn thân sủa chữa tật xấu thường quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu phải nói ra sự thật để giúp người bạn thân sủa chữa tật xấu thường quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ lựa chọn lời nói, thời điểm thích hợp để góp ý chân thành với bạn.
Câu 4: Ý nghĩa của sống tự lập là gì?
Trả lời:
Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.
Câu 5: My là học sinh lớp 6. My cho rằng mình còn nhỏ để nhận biết cho nên My chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình. Việc làm của My là nên hay không nên? Vì sao?
Trả lời:
Việc làm của My là không nên vì việc chấp nhận toàn bộ những nhận xét của người khác nói về mình mà không có sự giải thích dễ khiến My trở thành người nhu nhược. Hậu quả là việc làm này kéo dài khiến My trở nên nhu nhược, yếu đuối, tự ti.
Câu 6: Học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng sự thật?
Trả lời:
Học sinh cần tôn trọng sự thật bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
Câu 7: Bạn Hương học lớp 9, nhà gần nhưng bạn vẫn bảo bố mẹ chở đi học mà không chịu đi xe đạp. Việc làm đó thể hiện điều gì?
Trả lời:
Bạn Hương không chủ động, không tự giác đi học bằng khả năng và sức lực của bản thân. Bạn Hương là người không tự lập mà ỷ lại vào bố mẹ.
Câu 8: Em thường nhận thức bản thân về bản thân qua cách nào?
Trả lời:
Em thường nhận thức bản thân qua việc tự suy ngẫm về lại lời nói, việc làm của mình, lắng nghe và chắt lọc ý kiến của người khác về mình và đặc biệt là qua các trải nghiệm những hoạt động cụ thể.
Câu 9: Bạn Hoài và bạn Hương chơi rất thân với nhau. Vì Hương có mâu thuẫn với Dung, nên Hương đã bịa đặt rằng Dung là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. Hương muốn Hoài đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn Hoài thì em sẽ làm gì?
Trả lời:
Trong tình huống đó, nếu em là bạn Hoài thì em sẽ từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. Vì như vậy sẽ gây mất đoàn kết trong lớp: nói dối, đặc biệt là đặt điều, nói xấu người khác là việc làm vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật; Nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn, cho bạn là kẻ xấu và sẽ xa lánh bạn.
Câu 10: Suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác”? Vì sao?
Trả lời:
- Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh. - Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.
- Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì. - Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 11: Tự nhận thức đúng về bản thân cần phải trải qua quá trình rèn luyện như thế nào?
Trả lời:
Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân:
- Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân, - Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân,
- Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân…. - Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….
Câu 12: Cho tình huống sau: Hà thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho bánh kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Nếu là Hà em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu là Hà, em sẽ: đề phòng, tránh tiếp xúc với người đàn ông đó; đồng thời phản ánh tình hình với người lớn (ví dụ: bố mẹ, ban quản lý chung cư…) để mọi người có thể theo dõi, nâng cao cảnh giác với người đàn ông kia.
Câu 13: Để học cách tự lập bản thân em cần phải làm gì?
Trả lời:
Để học cách tự lập theo em cần phải làm rất nhiều việc như: Làm những việc vừa sức với mình; Chủ động học hỏi những điều không biết; Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.
Câu 14: Nếu một người tự đánh giá quá thấp hoặc quá cao khả năng của bản thân sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
- Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. - Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân.
- Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh. - Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Câu 15: Em hiểu câu ca dao “Dù cho đất trời đổi thay/Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
Trả lời:
Câu ca dao “Dù cho đất trời đổi thay/Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã nói về tôn trọng sự thật. Dù cho đất trời hay mọi vật đổi thay, thì ta vẫn giữ một lòng ngay thẳng, trung thực, tôn trọng sự thật.
Câu 16: Tự lập đem lại cho chúng ta lợi ích gì?
Trả lời:
Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.
Câu 17: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân là gì?
Trả lời:
Ý nghĩa: Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình, phát huy những ưu điểm của bản thân, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đề ra.
Câu 18: Năm nay lên lớp 8, Hùng cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định được nhiều việc, không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ nữa. Cuối tuần trước Hùng đi chơi xa với một nhóm bạn mà không xin phép bố mẹ. Hùng còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình mấy hôm. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Hùng nói: “Con lớn rồi, con tự lập được, bố mẹ khỏi phải lo”.
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc Hùng làm có thể hiện tính tự lập không ? Vì sao ?
2/ Nếu là bạn thân của Hùng, em sẽ góp ý cho Hùng như thế nào ?
Trả lời:
1/ Việc làm của Hùng không phải tự lập. Đó chỉ là hành vi ăn chơi, đua đòi.
2/ Em sẽ khuyên Hùng, tự lập là tốt nhưng có chừng mực và phải xin phép bố mẹ, được sự đồng ý của bố mẹ.
Câu 19: Mai và Kiên nhận được kết quả bài kiểm tra môn Toán. Mai rất lo lắng vì kết quả bài kiểm tra thấp nên đã nói với Kiên: “Kiên ơi , mình lo quá, bài kiểm tra điểm thấp thế này thì mẹ mình sẽ rất buồn và thất vọng về mình, mình giấu không nói cho mẹ biết, bạn thấy sao?”. Nếu là Kiên, em sẽ nói gì với Mai?
Trả lời:
Nếu em là Kiên, em sẽ khuyên Mai nên thật thà nói với mẹ và lần sau sẽ chăm chỉ, cố gắng hơn để đạt kết quả tốt hơn.
Câu 20: Trên đường đi học về, Minh và Thanh nhìn thấy một thanh niên giả tàn tật để xin tiền người đi đường. Nếu là Minh và Thanh, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu em là Minh và Thanh em sẽ nói với anh ấy rằng anh ấy làm như thế là sai, là không trung thực, lợi dụng sự thương hại của người tốt.