Câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều Bài 9: Tiết kiệm
Bộ câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Tiết kiệm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
BÀI 9: TIẾT KIỆM
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong cuộc sống, em đã có những việc làm nào thể hiện sự tiết kiệm?
Trả lời:
- Trong cuộc sống, em đã có những việc làm thể hiện sự tiết kiệm;
+ Giữ gìn đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cẩn thận để sử dụng lại
+ Gấp gọn những đồ dùng đã cũ để làm từ thiện
+ Tắt hết các thiết bị điện khi sử dụng xong…
Câu 2: Tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về sự tiết kiệm?
Trả lời:
- Một số câu tục ngữ nói về sự tiết kiệm:
+ Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ Làm người phải biết tiện tằn
Đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi…
Câu 3: Em hiểu thế nào là tiết kiệm?
Trả lời:
- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 4: Người biết tiết kiệm là người như thế nào?
Trả lời:
- Người biết tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Câu 5: Nêu một số biểu hiện của việc tiết kiệm?
Trả lời:
- Tiết kiệm biểu hiện ở việc:
+ Chi tiêu hợp lí;
+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng;
+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học;
+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);
+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...
- THÔNG HIỂU
Câu 1: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Trả lời:
- Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa là chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc; làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước…
Câu 2: Tìm hiểu và cho biết giờ Trái Đất là gì? Mục đích của việc thực hiện giờ Trái Đất là gì?
Trả lời:
- Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế do Quy Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên phát động hằng năm.
- Mục đích: nhằm khuyến khích các gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút (từ 20h30 đến 21h30 theo giờ địa phương) vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm.
Câu 3: Câu tục ngữ “Tích tiểu thành đại” muốn nói với chúng ta về lối sống tiết kiệm như thế nào?
Trả lời:
- Câu tục ngữ: “Tích tiểu thành đại” nói về tiết kiệm ý muốn nói khi chúng ta biết gom góp một thứ gì đó nhỏ nhặt để tạo nên một thứ lơn hơn, khi lớn nó có thể tạo ra một sự thay đổi gì đó…ví dụ khi chúng ta biết tiết kiệm hàng ngày thì về lâu dài sẽ giúp cuộc sống chúng ta ổn định, ấm no hơn…
Câu 4: Khi ăn tự chọn nhà hàng, Tùng thường chỉ lấy vừa đủ thức ăn. Em có nhận xét gì về việc làm của Tùng?
Trả lời:
- Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Tùng chỉ lấy vừa đủ thức ăn thể hiện tính tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí. Chúng ta nên học tập Tùng biết cách tiết kiệm đồ ăn trong cuộc sống.
Câu 5: Em có nhận xét gì về việc làm của Hòa trong trường hợp sau: Hòa thường bật điều hòa, quạt trần, tivi suốt ngày ngay cả khi ra sân chơi với các bạn?
Trả lời:
- Việc Hòa thường xuyên bật điều hòa, quạt trần, tivi cả ngày ngay cả khi ra sân chơi thể hiện lãng phí điện. Khi không cần thiết nên tắt các thiết bị điện.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Đối lập với tiết kiệm là gì? Người như nào được coi là người hà tiện, người lãng phí?
Trả lời:
- Đối lập với tiết kiệm là lãng phí, xa hoa, hà tiện…
- Người hà tiện là người không dám mua sắm gì cả, chỉ muốn dành dụm tiền bạc, nhiều khi quá mức, dẫn đến keo kiệt, bủn xỉn.
- Người lãng phí là người thường xuyên sử dụng quá mức điện, nước, đồ dùng, tiền bạc….
Câu 2: Bên cạnh cái ao nhà Hồng trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn Hồng không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn Hồng em sẽ khuyên bố như thế nào?
Trả lời:
- Sau khi học xong bài này, nếu là bạn Hồng em sẽ khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình.
- VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em hiểu thế nào về thành ngữ nói về sự tiết kiệm “Năng nhặt chặt bị”?
Trả lời:
- Năng nhặt có nghĩa là siêng năng tích góp, nhặt những thứ nhỏ bé; chặt bị có nghĩa là chiếc túi đừng thứ "nhỏ" đó sẽ đầy bị và chặt nếu bạn để nhiều thứ "nhỏ" đó vào. Ý nghĩa câu tục ngữ năng nhặt chặt bị có nghĩa là tích tiểu thành đại, tích góp những thứ nhỏ bé để tạo thành một thứ gì đó to lớn hơn. Đó là tiết kiệm.
Câu 2: Để tiết kiệm, học sinh cần tránh điều gì?
Trả lời:
- Cần tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. Học sinh là người chưa tạo ra được các giá trị vật chất, đang được ba mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng. Mọi vật chất mà học sinh thụ hưởng đều do người khác làm ra. Bởi thế, cần phải trân trọng và tiết kiệm nó.