Câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Bộ câu hỏi tự luận công dân 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công dân 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
BÀI 8: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂMTỪ THIÊN NHIÊN
- NHẬN BIẾT
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em tình huống sau có phải là tình huống nguy hiểm không? Em hãy do biết loại tình huống nguy hiểm đó là gì?
Một cành cây to bị gãy xuống sân trường trong khi các bạn học sinh đang chơi đùa.
Trả lời:
- Tình huống trên là tình huống nguy hiểm bởi các bạn học sinh sẽ có thể bị cành cây rơi trúng người gây nguy hiểm đến tính mạng
- Đây là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
Câu 2: Theo em tình huống nguy hiểm là gì? Thông thường có các loại tình huống nguy hiểm như thế nào?
Trả lời:
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Thông thường có các tình huống nguy hiểm từ:
+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên
+ Tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 3: Đánh dấu vào x vào bảng trước những việc làm nào nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Việc làm | Nên | Không nên |
Đi qua sông suối khi có lũ | ||
Tắt hết các thiết bị điện khi có sấm sét | ||
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết | ||
Đứng dưới các gốc cây cao để trú mưa |
Trả lời:
Việc làm | Nên | Không nên |
Đi qua sông suối khi có lũ | x | |
Tắt hết các thiết bị điện khi có sấm sét | x | |
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết | x | |
Đứng dưới các gốc cây cao để trú mưa | x |
Câu 4: Chủ nhật, Hà được nghỉ và đang ở nhà một mình thì thấy trời có cơn giông kéo đến rất mạnh. Hà loay hoay không biết mình phải làm gì. Em hãy đưa ra những việc Hà cần phải làm để ứng phó với tình huống này?
Trả lời:
- Những việc Hà cần làm để ứng phó với thời tiết giông bão (khi đang ở nhà):
+ Ở yên trong nhà
+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.
+ Không nên xem ti vi, điện thoại…
+ Không nên ngồi/ nằm/ đứng… gần những vị trí như: cửa sổ, cửa ra vào
Câu 5: Khi đang đi trên đường gặp mưa bão em nên làm gì?
Trả lời:
- Khi đang đi trên đường gặp trời mưa bão em sẽ chạy thật nhanh đến các tòa nhà cao tầng hoặc các khu vực an toàn khác để tránh mưa bão.
- THÔNG HIỂU
Câu 1: Em hãy kể tên các hiện tượng từ thiên nhiên có thể gây nguy hiểm đến con người?
Trả lời:
- Những hiện tượng từ thiên nhiên có thể gây nguy hiểm đến con người:
+ Giông, lốc
+ Sấm sét
+ Sạt lở
+ Hạn hán
+ Lũ lụt
+ Mưa đá…
Câu 2: Theo em, hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên đối với con người là gì?
Trả lời:
- Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc đối với con người như: tổn hại về sức khoẻ và tinh thần, làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người.
Câu 3: Khi trời có sấm sét chúng ta có cách ứng phó như thế nào?
Trả lời:
Cách ứng phó:
+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.
+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học….
+ Không trú dưới gốc cây, cột điện; không cầm nắm các vật bằng kim loại; tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.
+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh
+ Không đứng thành nhóm người gần nhau
+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện.
Câu 4: Khi có sạt lở đất chúng ta cần ứng phó như thế nào?
Trả lời:
- Khi có sạt lở đất, cách ứng phó là:
+ Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh nguy hiểm
+ Cần sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền và các lực lượng cứu hộ
+ Tìm nơi trú ẩn an toàn, xa khu vực bị sạt lỡ.
+ Gọi điện thoại tới số 112 yêu cầu cứu nạn…
Câu 5: Ngoài những hậu quả đáng tiếc từ con người, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên còn có thể gây ra những thiệt hại như thế nào?
Trả lời:
- Ngoài những hậu quả đáng tiếc từ con người, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên còn có thể gây ra những thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng, gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế của các quốc gia.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Ý nghĩa của việc hiểu biết về các cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là gì?
Trả lời:
- Hiểu biết về các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên giúp chúng ta có thể chủ động phòng tránh tác động từ các tình huống ấy, đồng thời có thể khắc phục được những hậu quả mà nó để lại.
Câu 2: Mỗi chúng ta nên chuẩn bị những vật dụng gì để ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Trả lời:
- Mỗi chúng ta nên chuẩn bị những vật dụng:
- Nước, đồ ăn khô (đóng gói)
- Dụng cụ sơ cứu, xà phòng
- Quần áo nhẹ, dễ di chuyển
- Đèn pin, radio chạy bằng pin, điện thoại di động
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu chảy
- Dao nhiều chức năng
- VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn, hồng thủy” báo hiệu về tình huống nguy hiểm nào từ thiên nhiên?
Trả lời:
- “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn, hồng thủy” là câu tục ngữ, đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về việc quan sát các hiện tự tự nhiên để đưa ra dự báo về lũ lụt. Theo đó, vào tháng 7 âm lịch hằng năm, nếu thấy kiến tập trung thành từng đàn, thì khả năng thời tiết sẽ chuyển rét (hơn một chút so với tháng 6 âm lịch) và sắp có bão, lũ lụt lớn.
Câu 2: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần làm gì?
Trả lời:
- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.