Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Tự nhận thức bản thân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

  1. NHẬN BIẾT

Trả lời các câu hỏi sau để tự nhận thức về bản thân em:

Câu 1: Nếu miêu tả bản thân em bằng 3 từ, em sẽ chọn những từ nào?

Trả lời:

- Nếu miêu tả bản thân em bằng 3 từ, em sẽ chọn những từ: hoà đồng, thân thiện, lanh lợi.

Câu 2: Tính của em giống ai trong gia đình? Vì sao?

Trả lời:

- Tính cách của em giống với bố nhất. Vì bố là em là người rất vui tính, niềm nở với mọi người nên tính cách của em giống bố.

 

Câu 3: Điểm mạnh lớn nhất của bản thân em là gì?

Trả lời:

- Điểm mạnh lớn nhất của bản thân em là một người linh hoạt, thích nghi và tiếp thu những cái mới một cách nhanh chóng.

 

Câu 4: Điểm yếu lớn nhất của em là gì?

Trả lời:

- Điểm yếu lớn nhất của em là dễ xúc động, cảm xúc dễ bị lung lay bởi các yếu tố bên ngoài tác động.

Câu 5: Em sợ hãi điều gì?

Trả lời:

- Em sợ hãi mình bị bỏ lại phía sau, em sợ em không hoàn thành được mục tiêu của mình.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì?

Trả lời:

- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

 

Câu 2: Em thường nhận thức bản thân về bản thân qua cách nào?

Trả lời:

- Em thường nhận thức bản thân qua việc tự suy ngẫm về lại lời nói, việc làm của mình, lắng nghe và chắt lọc ý kiến của người khác về mình và đặc biệt là qua các trải nghiệm những hoạt động cụ thể.

 

Câu 3: Theo em, có những cách nào để tự nhận thức bản thân?

Trả lời:

- Các cách tự nhận thức bản thân:

+ Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân

+ So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của bản thân

+ So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy cố gắng điều gì

+ Lâp kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa những nhược điểm của bản thân.

Câu 4: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

Trả lời:

- Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta dựa vào yếu tố như:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình

+ So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

Câu 5: Những việc nào dưới đây học sinh thể hiện sự tự nhận thức bản thân?

- Hạ thấp người khác và nâng mình lên

- Mơ ước được trở thành một bản sao hoàn hảo của người khác

- Học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác

- Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân

- Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

Trả lời:

- Những việc của học sinh thể hiện sự tự nhận thức của bản thân:

+ Học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác

+ Kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân

+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Thảo là học sinh lớp 7. My cho rằng mình còn nhỏ để nhận biết cho nên Thảo chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình. Việc làm của Thảo là nên hay không nên? Vì sao?

Trả lời:

- Việc làm của Thảo là không nên vì việc chấp nhận toàn bộ những nhận xét của người khác nói về mình mà không có sự giải thích dễ khiến Thảo trở thành người nhu nhược. Hậu quả là việc làm này kéo dài khiến Thảo trở nên nhu nhược, yếu đuối, tự ti.

 

Câu 2: Hoài học múa vì bố mẹ muốn cô trở thành một diễn viên múa chứ không phải vì Hoài thích học. Ước muốn của cô bé đó là muốn học làm bác sĩ.

Em hãy đưa ra lời khuyên cho Hoài trong trường hợp này?

Trả lời:

- Việc làm của Hoài là không nên vì khiến Hoài thực hiện việc làm thiếu tự giác, mệt mỏi và hiệu quả học tập sẽ không cao. Hậu quả những việc làm này kéo dài khiến cho Hoài trở nên mệt mỏi và không được sống với đúng mong muốn của mình. Hoài nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân để được là chính mình.

Câu 3: Tự nhận thức đúng về bản thân cần phải trải qua quá trình rèn luyện như thế nào?

Trả lời:

- Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân:

+ Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân,

+ Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến sau: “Chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá của người khác về mình” Vì sao?

Trả lời:

- Em không đồng ý với ý kiến trên

- Giải thích:

+ Việc chấp nhận tất cả những nhận xét, đánh giá mà người khác nói về mình sẽ dẫn đến hậu quả chúng ta dễ trở thành người nhu nhược, yếu đuối và tự ti.

+ Trong quá trình tự nhận thức bản thân, chúng ta nên lắng nghe nhưng cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó.

 

Câu 2: Nếu một người tự đánh giá quá thấp hoặc quá cao khả năng của bản thân sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

- Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân.

- Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay