Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Cho hai câu thơ sau:

 Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

Hai câu thơ muốn nói với chúng ta điều gì về quyền của trẻ em?

Trả lời:

- Hai câu thơ muốn nói với chúng ta về quyền của trẻ em là thế hệ nhỏ là thế hệ tương lai của đất nước, đó là thế hệ cần được chăm sóc, cần được bảo vệ, học tập và phát triển.

Câu 2: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 20/11. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào? Vì sao?

Trả lời:

- Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền tham gia. Vì nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

 

Câu 3: Chỉ ra các quyền của trẻ em ở những việc làm sau:

- Khai sinh cho trẻ em.

- Tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em.

Trả lời:

- Hành động khai sinh cho trẻ em và tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em thuộc nhóm quyền sống còn.

Câu 4: Cho tình huống sau: Bố mẹ phản đối, không cho em tham gia đội bóng đá của lớp. Em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng?

Trả lời:

- Để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng đá của lớp em sẽ:

+ Nói về ý nghĩa của việc tham gia bóng đá của lớp như: giúp con khỏe mạnh hơn, vui chơi giải trí lành mạnh cùng các bạn, đưa phong trào của lớp đi lên…

+ Nói với bố mẹ em rằng muốn đi, mình đã lớn rồi có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, …. nên bố mẹ yên tâm.

Câu 5: Kể tên một số quyền thuộc nhóm quyền bảo vệ trẻ em?

Trả lời:

- Nhóm quyền bảo vệ của trẻ em gồm: Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ để không bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực…

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Quyền trẻ em là gì?

Trả lời:

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

 

Câu 2: Tìm hiểu và cho biết quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

Trả lời:

- Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm bốn nhóm cơ bản.

Câu 3: Nhóm quyền được bảo vê của trẻ em được hiểu như thế nào?

Trả lời:

- Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Câu 4: Ý nghĩa của các quyền trẻ em là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của quyền trẻ em:

- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

 

Câu 5: Bố mẹ Dũng rất quan tâm đến chuyện học hành của em. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho Dũng. Nhưng Dũng không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử. Dũng thường oán trách bố mẹ vì bị bắt học quá nhiều. Hỏi suy nghĩ của Dũng là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Suy nghĩ của Dũng là sai vì học tập vừa là quyền vừa là bổn phận của trẻ em. Trẻ em cần phải học tập để hoàn thiện sự hiểu biết của mình, hoàn thiện nhân cách và trở thành một người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có bổn phận phải chăm chỉ học tập.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?

Trả lời:

- Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,...

 

Câu 2: Bên cạnh thực hiện quyền và nghĩa vụ, trẻ em có những bổn phận gì?

Trả lời:

  • Bổn phận của trẻ em:

- Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:

+ Tôn trọng pháp luật.

+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

Trả lời:

- Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền sống còn.

 

Câu 2: Em hiểu thế nào là nhóm quyền tham gia của trẻ em?

Trả lời:

- Nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay