Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi đang đi trên đường gặp mưa bão em nên làm gì?

Trả lời:

- Khi đang đi trên đường gặp trời mưa bão em sẽ chạy thật nhanh đến các tòa nhà cao tầng hoặc các khu vực an toàn khác để tránh mưa bão.

 

Câu 2: Nếu phải bấm số 113 là khi cần được hỗ trợ về vấn đề gì?

Trả lời:

- Nếu phải bấm số 113 là khi cần được hỗ trợ về những vấn đề mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự.

 

Câu 3: Theo em tình huống như thế nào được coi là tình huống nguy hiểm?

Trả lời:

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

 

Câu 4: Em hãy nêu những tình huống từ con người mà em biết?

Trả lời:

Tình huống nguy hiểm từ con người:

- Cướp giật

- Ăn hiếp

- Trộm cắp

- Xâm hại người khác

- Đánh nhau

- Cháy nổ

- Bắt cóc….

 

Câu 5: Khi gặp một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Khi gặp người bị đuối nước cần kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Không nên bơi một mình mà nên bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.

 

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo em tình huống nguy hiểm là gì? Thông thường có các loại tình huống nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Thông thường có các tình huống nguy hiểm từ:

+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên

+ Tình huống nguy hiểm từ con người

 

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là gì?

Trả lời:

- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.

 

Câu 3: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là gì?

Trả lời:

- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

 

Câu 4: Chúng ta có các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

- Các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn

+ Đánh lạc hướng đối phương

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114, 115..)

+ Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.

 

Câu 4: Các tình huống nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

- Hậu quả:

+ Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

+ Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

+ Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần làm gì?

Trả lời:

- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm cần chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

Câu 2: Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào? Nêu hiểu biết của em về số điện thoại khẩn cấp đó.

Trả lời:

- Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp 112.

- Số điện thoại khẩn cấp 112 là đầu số khẩn cấp khi cần cứu nạn khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn chung cho mọi tình huống và sẽ được sử dụng trên phạm vi toàn quốc (Việt Nam)..

 

Câu 3: Khi có sạt lở đất chúng ta cần ứng phó như thế nào?

Trả lời:

- Khi có sạt lở đất, cách ứng phó là:

+ Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh nguy hiểm

+ Cần sơ tán theo sự chỉ đạo của chính quyền và các lực lượng cứu hộ

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn, xa khu vực bị sạt lỡ.

+ Gọi điện thoại tới số 112 yêu cầu cứu nạn…

 

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Khi có hỏa hoạn chúng ta cần có cách ứng phó như thế nào?

Trả lời:

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn:

+ Bình tĩnh thông báo cho những người xung quanh.

+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

+ Gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

-  Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:

+ Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ,…

+ Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy

+ Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra

+ Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.

+ Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

- Khi bị lửa bén vào quần áo.

+ Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.

+ Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện…

Câu 2: Trên đường đi học về, Thư đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay định lôi lên xe máy. Thư cần có ứng xử như thế nào?

Trả lời:

- Thư không khỏe bằng kẻ lạ mặt do vậy không thể đánh lại kẻ lạ mặt bằng tay. Thư nên cố gắng bình tĩnh trong mọi trường hợp, kêu cứ và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe và bỏ chạy thật nhanh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay