Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Ôn tập bài 1 - 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1 - 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 1 - 3: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ - YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI – SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Gia đình là gì?

Trả lời:

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Câu 2: Cho hai câu thơ sau:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

(Tố Hữu)

Em hiểu hai câu thơ muốn nói lên điều gì về tình yêu thương con người?

Trả lời:

Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người.

Câu 3: Trong học tập, biểu hiện của siêng năng, kiên trì thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:

- Đi học đều (chuyên cần). - Đi học đều (chuyên cần).

- Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập… - Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập…

Câu 4: Dòng họ của Thương có truyền thống làm đồ gốm. Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, dòng họ Thương lại tổ chức hội thi nhỏ, xem nhà ai làm đồ gốm tinh xảo nhất. Hội thi này của dòng họ Thương có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Hội thi làm đồ gốm dòng họ Thương có ý nghĩa: Giữ gìn và phát huy truyền thống của dòng họ, muốn con cháu biết và tự hào về truyền thống của dòng họ mình và đây cũng là cách tiếp nối truyền thống cho thế hệ sau này. Đồng thời, qua hội thi, truyền thống của dòng họ Thương đã được quảng bá tới nhiều người…

Câu 5: Huệ là một học sinh khuyết tật mới chuyển đến lớp. Em thường ngồi một chỗ xem các bạn chơi đùa. Thấy vậy, Cúc đến trò chuyện và cùng chơi với Huệ.

Em có đồng tình với Cúc không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với việc làm của Cúc vì Cúc đã thể hiện tình yêu thương con người, Cúc đã sẵn sàng trò chuyện chơi với bạn cho bạn không phải chơi một mình, đồng cảm và thấu hiểu với hoàn cảnh của Huệ.

Câu 6: Tùng luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Chia sẻ với các bạn bí quyết của mình, Tùng cho biết: “Với những bài tập khó, mình ít khi suy nghĩ mà thường chép lời giải ở phần hướng dẫn”. Em có nhận xét gì về cách học của Tùng? Nếu là bạn của Tùng, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Trả lời:

- Cách học của Tùng không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài tập khó thì không suy nghĩ mà chép lời giải ở phần hướng dẫn. - Cách học của Tùng không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài tập khó thì không suy nghĩ mà chép lời giải ở phần hướng dẫn.

- Nếu là bạn của Tùng, em sẽ khuyên bạn là: - Nếu là bạn của Tùng, em sẽ khuyên bạn là:

+ Bạn nên suy nghĩ để tự làm bài tập. + Bạn nên suy nghĩ để tự làm bài tập.

+ Nếu khó quá, không thể nghĩ ra thì có thể nhờ thầy cô, bạn bè… giảng giải cho hiểu, rồi tự làm. + Nếu khó quá, không thể nghĩ ra thì có thể nhờ thầy cô, bạn bè… giảng giải cho hiểu, rồi tự làm.

Câu 7: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?

Trả lời:

Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại nhiều truyền thống khác như:

+ Truyền thống làng, xã. + Truyền thống làng, xã.

+ Truyền thống vùng, miền. + Truyền thống vùng, miền.

+ Truyền thống dân tộc. + Truyền thống dân tộc.

Câu 8: Biểu hiện trái với yêu thương con người là gì?

Trả lời:

- Biểu hiện trái với yêu thương con người là nhỏ nhen, ích kỷ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác. Hậu quả đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người không sống thanh thản được. - Biểu hiện trái với yêu thương con người là nhỏ nhen, ích kỷ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác. Hậu quả đưa đến kết cục không tốt đẹp, con người không sống thanh thản được.

Câu 9: Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Trả lời:

“Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn nhắn nhủ làm bất cứ việc gì thì phải kiên trì và quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

Câu 10: Bạn Thanh luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình. Việc làm của Thanh cho thấy Thanh là người như thế nào?

Trả lời:

Việc làm của Thanh cho thấy: Thanh đã tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống ấy đó là chăm chỉ học hành.

Câu 11: Yêu thương con người chúng ta sẽ nhận được điều gì?

Trả lời:

- Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống - Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống

- Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn - Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn

- Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó - Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó

- Góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.  - Góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.

- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 12: Kể một câu chuyện mà em biết nói về sự thành công trong cuộc sống nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.

Trả lời:

- Gợi ý: Câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - Gợi ý: Câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Năm 4 tuổi, sau một cơn bạo bệnh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, năm lên 7 tuổi thầy vẫn quyết tâm đi học. Vì đôi tay không còn khả năng hoạt động nên thầy cố gắng tập viết bằng chân dù trải qua vô vàn khó khăn, vất vả và phải chịu nhiều đau đớn. Nhờ vậy ước mơ được đến trường của thầy cũng thành hiện thực. Và rồi với nghị lực phi thường cùng với sự siêng năng, kiên trì, vượt khó trong học tập, thầy đã trở thành sinh viên ngành Ngữ Văn và được biết đến là một thầy giáo đáng kính, được đồng nghiệp cũng như nhiều thế hệ học sinh ngưỡng mộ, khâm phục.

Câu 13: Truyền thống gia đình dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người?

Trả lời:

Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc nhất là trong thời đại ngày nay.

Câu 14: Bố mẹ cho em tiền ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng bạn rủ em dùng số tiền đó đề chơi điện tử. Em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Em sẽ không nghe theo lời bạn rủ mà sẽ dùng số tiền đó để ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn. - Em sẽ không nghe theo lời bạn rủ mà sẽ dùng số tiền đó để ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Việc ủng hộ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là thể hiện biết yêu thương con người. Khi làm việc đó sẽ mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống cho bản thân em. Người có hoàn cảnh khó khăn được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. - Việc ủng hộ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn là thể hiện biết yêu thương con người. Khi làm việc đó sẽ mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống cho bản thân em. Người có hoàn cảnh khó khăn được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

Câu 15: Suy nghĩ của em về câu nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”?

Trả lời:

Câu nói khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ, những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, cần cù lao động và làm việc để có được thành công.

Câu 16: Vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

Vì đây là những truyền thống có giá trị về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Câu 17: Suy nghĩ của em về câu nói: “Có người không ghét mình nhưng sẽ có người ghét mình”.

Trả lời:

Việc được người khác yêu quý hay ghét là một điều bình thường trong cuộc sống. Mình không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Vì vậy hãy sống và đối xử tốt nhất với mọi người nếu có thể, để không hổ thẹn với lương tâm, sống có ích cho mọi người và xã hội.

Câu 18: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì là mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau dẫn đến thành công trong cuộc sống.  - Mối quan hệ giữa siêng năng và kiên trì là mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau dẫn đến thành công trong cuộc sống.

Câu 19: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Mới 11 tuổi bé Ái bị bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - đây là căn bệnh hiếm ở trẻ em và rất khó điều trị. Trong thời gian nằm viện mẹ đọc báo và biết thông tin về việc hiến tạng. Chứng kiến nhiều bạn có hoàn cảnh đáng thương đang nằm viện nên cô bé quyết định nói với mẹ về ý nguyện của mình. Người mẹ của bé dù rất thương con nhưng cuối cùng đã quyết định gọi điện đến Trung tâm điều phối quốc gia về cấy ghép bộ phận cơ thể người, bày tỏ nguyện vọng hiến tạng của con gái mình.

Những ai biết đến cô bé đều bùi ngùi xúc động. Các cô chú ngành y tế đều khâm phục suy nghĩ và quyết định của cô bé. Thế nhưng, do chưa đủ 18 tuổi, bé Ái chỉ có thể hiến tặng giác mạc. Món quà của bé đã mang lại ánh sáng cho hai người mà Ái chưa từng quen biết hay gặp mặt.

Câu chuyện hiến giác mạc của Ái không chỉ thể hiện lòng nhân ái của em mà còn lan tỏa cho mỗi người chúng ta về tình yêu thương, sự chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu hỏi:

a) Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm của bạn Ái?

b) Em sẽ phấn đấu và rèn luyện bản thân như thế nào để có tấm lòng nhân ái?

Trả lời:

a) Việc làm của Ái là một hành động nhân văn cao đẹp, bạn đã có thể mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnh.

b) Em sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để có thể giúp đỡ nhiều người hơn, làm được nhiều việc có ích cho xã hội.

Câu 20: Hãy đọc câu chuyện và rút ra ba điều cần thay đổi ở bản thân em.

Gia đình Lan rất khó khăn nên bạn ấy vừa học vừa phụ mẹ bán hàng sau mỗi giờ tan học. Vào mỗi buổi tối, tranh thủ lúc vắng khách, Lan lấy sách ra đọc dưới ánh đèn hắt sáng từ mái hiên của một căn biệt thự nhà bên. Nhưng mấy hôm nay, căn nhà ấy đập ra sửa sang nên không còn mở đèn sáng như trước nữa. Mẹ của Lan thấy vậy nên bảo bạn ấy về nhà đọc sách, việc ở đây mẹ lo liệu được. Lan nhìn mẹ tươi cười và nói: “Con đã chuẩn bị cái đèn nhỏ này để đọc tạm, tuy nhỏ thôi nhưng cũng đủ ánh sáng cho con đọc”.

Trả lời:

- Em cần giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn. - Em cần giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn.

- Em cần chăm chỉ học hành hơn nữa. - Em cần chăm chỉ học hành hơn nữa.

- Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em vẫn phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh để học tốt. - Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em vẫn phải cố gắng vượt lên hoàn cảnh để học tốt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay