Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Ôn tập bài 4 - 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4 - 6 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 4 - 6: TÔN TRỌNG SỰ THẬT – TỰ LẬP – TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Nếu phải nói ra sự thật để giúp người bạn sửa chữa tật xấu thường quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?

Trả lời:

Em sẽ lựa chọn lời để nói với bạn, khuyên nhủ bạn không nên có hành vi quay cóp gian lận trong giờ kiểm tra, em sẽ chọn thời điểm thích hợp để góp ý chân thành với bạn.

Câu 2: Em hiểu gì về câu tục ngữ “Thân tự lập thân”?

Trả lời:

Câu tục ngữ muốn nói với chúng ta tự bản thân mình làm việc, tạo nên thành công cho bản thân mình. Câu tục ngữ nói về tự lập là một đức tính rất quý giá của con người, những người có được sự tự lập sẽ có được những điều rất đáng quý trong cuộc sống. Người có đức tính tự lập sẽ đạt được những thành tích mà mình đã bỏ công sức ra để thực hiện việc đó.

Câu 3: Tự nhận thức bản thân là gì?

Trả lời:

Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

Câu 4: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Thật thà ma vật không chết”?

Trả lời:

Câu tục ngữ nói về ý nghĩa về việc tôn trọng sự thật. Khi một người tôn trọng sự thật thì sẽ được mọi người tin tưởng, dù có xảy ra chuyện gì thì cũng gặp dữ hóa lành…

Câu 5: Bạn Loan học lớp 9, nhà gần nhưng bạn vẫn bảo bố mẹ chở đi học mà không chịu đi xe đạp. Việc làm đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bạn Loan không chủ động, không tự giác đi học bằng khả năng và sức lực của bản thân. Bạn Loan là người không tự lập mà ỷ lại vào bố mẹ.

Câu 6: Theo em, có những cách nào để tự nhận thức bản thân?

Trả lời:

Các cách tự nhận thức bản thân:

- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân. - Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của bản thân. - So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của bản thân.

- So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy cố gắng điều gì. - So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy cố gắng điều gì.

- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa những nhược điểm của bản thân. - Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa những nhược điểm của bản thân.

Câu 7: Sự thật là gì? Biểu hiện của tôn trọng sự thật là gì?

Trả lời:

- Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống - Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống

- Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. - Biểu hiện của tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

Câu 8: Ý nghĩa của sống tự lập là gì?

Trả lời:

Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Giúp thành công trong cuộc sống, giải quyết các công việc hiệu quả và được mọi người tôn trọng.

Câu 9: Tự nhận thức đúng về bản thân cần phải trải qua quá trình rèn luyện như thế nào?

Trả lời:

Tự nhận thức đúng về bản thân phải qua quá trình rèn luyện: tự nhận thức bản thân 1 cách thành thực, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân:

- Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân. - Các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân.

- Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân…. - Lắng nghe nhận xét của người khác, hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân….

Câu 10: Em hiểu câu ca dao “Dù cho đất trời đổi thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

Trả lời:

Câu ca dao “Dù cho đất trời đổi thay/Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã nói về tôn trọng sự thật. Dù cho đất trời hay mọi vật đổi thay, thì ta vẫn giữ một lòng ngay thẳng, trung thực, tôn trọng sự thật.

Câu 11: Theo em, tự lập là gì? Cho ví dụ về sự tự lập.

Trả lời:

- Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình. - Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình.

- Ví dụ:  - Ví dụ:

+ Chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng. + Chăm sóc em khi bố mẹ đi vắng.

+ Dù không làm được bài nhưng không chép bài của bạn. + Dù không làm được bài nhưng không chép bài của bạn.

+ Tự học bài và làm bài không cần ai nhắc nhở. + Tự học bài và làm bài không cần ai nhắc nhở.

Câu 12: Thảo là học sinh lớp 7. My cho rằng mình còn nhỏ để nhận biết cho nên Thảo chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình. Việc làm của Thảo là nên hay không nên? Vì sao?

Trả lời:

Việc làm của Thảo là không nên vì việc chấp nhận toàn bộ những nhận xét của người khác nói về mình mà không có sự giải thích dễ khiến Thảo trở thành người nhu nhược. Hậu quả là việc làm này kéo dài khiến Thảo trở nên nhu nhược, yếu đuối, tự ti.

CÂU 13: Vì sao phải tôn trọng sự thật?

Trả lời:

Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm.

 Chính vì thế phải tôn trọng sự thật.

Câu 14: Tìm một số câu tục ngữ nói về tính tự lập.

Trả lời:

Một số câu tục ngữ nói về tính tự lập:

- Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm - Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm

- Đầu người nào tóc người ấy - Đầu người nào tóc người ấy

- Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo - Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo

Câu 15: Nếu một người tự đánh giá quá thấp hoặc quá cao khả năng của bản thân sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

- Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. - Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân.

- Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh. - Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.

Câu 16: Cho thông tin sau:

- Đánh giá người khác chỉ dựa trên ý kiến của số đông. - Đánh giá người khác chỉ dựa trên ý kiến của số đông.

- Luôn nói thẳng nói thật những điều mình biết. - Luôn nói thẳng nói thật những điều mình biết.

- Không chấp nhận việc nói dối, không làm điều sai trái. - Không chấp nhận việc nói dối, không làm điều sai trái.

- Bao che cho hành vi sai trái của bạn. - Bao che cho hành vi sai trái của bạn.

- Thừa nhận việc làm sai trái của bản thân và có ý thức sửa chữa. - Thừa nhận việc làm sai trái của bản thân và có ý thức sửa chữa.

Theo em, ý nào là biểu hiện của tôn trọng sự thật?

Trả lời:

Biểu hiện của tôn trọng sự thật:

- Luôn nói thẳng nói thật những điều mình biết - Luôn nói thẳng nói thật những điều mình biết

- Không chấp nhận việc nói dối, không làm điều sai trái - Không chấp nhận việc nói dối, không làm điều sai trái

- Thừa nhận việc làm sai trái của bản thân và có ý thức sửa chữa. - Thừa nhận việc làm sai trái của bản thân và có ý thức sửa chữa.

Câu 17: Suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác”? Vì sao?

Trả lời:

- Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.  - Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.

- Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì. - Vì bản thân mỗi người đều không hoàn hảo và đều có những việc không thể tự giải quyết được, đôi khi cũng cần những người khác giúp đỡ và góp ý để mình có hướng đi đứng đắn hơn. Tự lập không có nghĩa là biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ với ai, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.

Câu 18: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng ký các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.

Câu hỏi:

- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh? - Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?

- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao? - Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?

Trả lời:

- Lan đã tiếp nhận lời nhân xét của cô và các bạn với sự tích cực. Lan nhận thấy bản thân chưa thực sự xuất sắc nhưng vì đam mê nên bạn đã quyết tâm cố gắng theo đuổi ước mơ của mình. - Lan đã tiếp nhận lời nhân xét của cô và các bạn với sự tích cực. Lan nhận thấy bản thân chưa thực sự xuất sắc nhưng vì đam mê nên bạn đã quyết tâm cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.

- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan dần cải thiện và nét vẽ sinh động hơn nhiều. Lan đã xuất sắc đem về giải nhì cho lớp. - Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan dần cải thiện và nét vẽ sinh động hơn nhiều. Lan đã xuất sắc đem về giải nhì cho lớp.

Câu 19: Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?” Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Nếu em là Nam, em sẽ khuyên Long nói thật với cô giáo, xin lỗi cô và mẹ vì đã tiêu mất số tiền ấy.

Câu 20: Em tán thành hay không tán thành với những biểu hiện của sự tự lập? Đánh dấu vào bảng.

Việc làmTán thànhKhông tán thành
Mỗi khi thầy giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm, Sáng đều đưa ra lý do để nhờ các bạn trong nhóm làm giúp việc của mình.  
Sơn luôn lấy sách giải bài tập để chép mà không chịu suy nghĩ tìm cách giải bài vì Sơn cho rằng tự nghĩ sẽ lâu và có thể làm sai.  
Xuân luôn giúp đỡ mẹ việc nhà, ngoài giờ học Xuân còn tự mình trồng và chăm sóc các chậu hoa ở ban công.  

 

Trả lời:

 

Việc làmTán thànhKhông tán thành
Mỗi khi thầy giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm, Sáng đều đưa ra lý do để nhờ các bạn trong nhóm làm giúp việc của mình. x
Sơn luôn lấy sách giải bài tập để chép mà không chịu suy nghĩ tìm cách giải bài vì Sơn cho rằng tự nghĩ sẽ lâu và có thể làm sai. x
Xuân luôn giúp đỡ mẹ việc nhà, ngoài giờ học Xuân còn tự mình trồng và chăm sóc các chậu hoa ở ban công.x 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay