Câu hỏi tự luận Công dân 6 chân trời Ôn tập bài 10 - 12 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 10 - 12 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 10 – 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM – QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM – THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vi phạm pháp luật?

Trường hợp 1: Tàng trữ và buôn bán ma túy.

Trường hợp 2: Người dân tham ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Trả lời:

Trường hợp 1 vi phạm pháp luật vì ma túy là chất gây nghiện, bị cấm sử dụng, buôn bán, tàng trữ (pháp luật Việt Nam quy định: công dân có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm).

Câu 2: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỷ niệm 20/11. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền tham gia. Vì nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 3: Đánh dấu x trước việc làm thực hiện quyền trẻ em

Việc làmThực hiện quyền trẻ em
Bố mẹ quá tập trung vào công việc không quan tâm đến con cái 
Tổ chức trại hè cho trẻ em 
Lôi kéo trẻ em vào con đường ma túy 
Dạy học ở lớp tình thương cho trẻ em 

 

Trả lời:

Việc làmThực hiện quyền trẻ em
Bố mẹ quá tập trung vào công việc không quan tâm đến con cái 
Tổ chức trại hè cho trẻ emx
Lôi kéo trẻ em vào con đường ma túy 
Dạy học ở lớp tình thương cho trẻ emx

Câu 4: Hàng xóm đi vắng nên đã nhờ Dương nhận thư hộ. Do quá tò mò nên Dương đã tự ý mở thư ra xem. Việc làm của Dương đã vi phạm quyền cơ bản nào của công dân?

Trả lời:

Việc làm của Dương đã vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về điện thư, điện tín, điện thoại.

Câu 5: Kể tên một số quyền thuộc nhóm quyền bảo vệ trẻ em?

Trả lời:

Nhóm quyền bảo vệ của trẻ em gồm: Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ để không bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực…

Câu 6: Tổ chức nào là tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em? Nêu hiểu biết của em về tổ chức đó?

Trả lời:

- Tổ chức UNICEF là tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em. - Tổ chức UNICEF là tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em.

- UNICEF là viết tắt của United Nations Children's Fund, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất. - UNICEF là viết tắt của United Nations Children's Fund, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất.

Câu 7: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến việc bạn bè em xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác?

Trả lời:

Em sẽ khuyên những người xúc phạm nhân phẩm, danh dự bạn ấy không nên làm như vậy nữa. Nếu bạn không nghe, vấn tiếp diễn hành động đó, em sẽ báo với thầy cô hoặc bố mẹ của bạn ấy để nhờ sự giúp đỡ.

Câu 8: Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Câu 9: Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa mới tròn 2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố mình hỏi chú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang cười rồi trả lời:“Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng được. Vội gì!” Em có nhận xét gì về hành động của chú Khang?

Trả lời:

Bé Bi đã tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi.

Câu 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý dưới đây về nghĩa vụ học tập? Đánh dấu x vào ô em chọn.

Nghĩa vụ học tậpĐồng tìnhKhông đồng tình
Đi học đầy đủ đúng giờ  
Tích cực tham gia các hoạt động của trường  
Chỉ cần kiếm ra tiền để lo cho gia đình nên không cần đi học  
Không cần phụ giúp đỡ bố mẹ việc gia đình vì học là trên hết  

 

Trả lời:

Nghĩa vụ học tậpĐồng tìnhKhông đồng tình
Đi học đầy đủ đúng giờx 
Tích cực tham gia các hoạt động của trườngx 
Chỉ cần kiếm ra tiền để lo cho gia đình nên không cần đi học x
Không cần phụ giúp đỡ bố mẹ việc gia đình vì học là trên hết x

 

Câu 11: Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?

Trả lời:

Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,...

Câu 12: Theo quy định của pháp luật, bên cạnh các quyền và bổn phận, trẻ em không được làm những gì?

Trả lời:

- Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, (Điều 22), trẻ em không được làm những việc sau đây: - Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, (Điều 22), trẻ em không được làm những việc sau đây:

- Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; - Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;

- Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng; - Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;

- Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe; - Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe;

- Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh. - Trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Câu 13: Đánh dấu vào ô tương ứng để xác định cho đúng quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh

Nội dungQuyềnNghĩa vụ
Không hạn chế nhu cầu học tập của công dân  
Học sinh đi học cần tuân thủ mọi nội quy của trường, lớp  
Mọi công dân đều được học tập  

 

Trả lời:

Nội dungQuyềnNghĩa vụ
Không hạn chế nhu cầu học tập của công dânx 
Học sinh đi học cần tuân thủ mọi nội quy của trường, lớp x
Mọi công dân đều được học tậpx 

 

Câu 14: Em hiểu thế nào là nhóm quyền tham gia của trẻ em?

Trả lời:

Nhóm quyền tham gia là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

Câu 15: Ở lớp, cô giáo chủ nhiệm và nhiều bạn khác luôn cố gắng giúp đỡ Hoa vì cô bé bị khuyết tật, tuy nhiên, có bạn Bi lại tỏ ra khinh thường, khó chịu và cho rằng: người tàn tật như Hoa thì không có quyền được đi học, không xứng đáng được kết bạn với những người lành lặn nhưng mình.

Em có nhận xét gì về suy nghĩ của bạn Bi?

Trả lời:

Bạn Bi đã có suy nghĩ và hành động không đúng về quyền trẻ em, vì theo quy định trong quyền trẻ em: trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền trẻ em.

Câu 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp, quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.

Câu 17: Chỉ ra nhóm quyền của trẻ em ở những việc làm sau:

- Khai sinh cho trẻ em. - Khai sinh cho trẻ em.

- Tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em. - Tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em.

Trả lời:

Cả hai hành động trên đều thuộc nhóm quyền sống còn.

Câu 18: Bé Bông năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học.

1/ Theo em, bé Bông đã không được hưởng những quyền gì của trẻ em ?

2/ Ai có lỗi trong trường hợp này ? Vì sao ?

Trả lời:

1/ Bé bông đã không được hưởng 2 quyền: Quyền được có giấy khai sinh và quyền học tập.

2/ Người có lỗi trong chuyện này là bố mẹ Bông. Bởi vì, bố mẹ Bông đã không làm giấy khai sinh cho Bông, bé không được đi học.

Câu 19: Tí là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cậu sống với mẹ và 3 đứa em trong một ngôi nhà lụp xụp ở khu phố lao động. Do hoàn cảnh khó khăn, cậu chỉ được học đến lớp 4. Năm cậu 14 tuổi, có người đàn ông đến xin nhận cậu làm con nuôi, hứa với mẹ cậu sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cậu chu đáo và cho cậu đi học tiếp. Tin lời người đó, mẹ Tí đồng ý cho cậu làm con nuôi người ta mà không hỏi ý kiến cậu. Nhưng sự thực người đàn ông ấy là kẻ bịp bợm, thấy Tí ngoan ngoãn, chăm chỉ nên vợ chồng ông ta nảy ra ý định xin cậu về làm con nuôi với mục đích tận dụng sức lao động của cậu. Ở nhà ông ta, Tí không được đối xử tử tế, không được đi học, phải làm tất cả việc nhà và trông nom việc bán hàng rất vất vả.

1/ Vợ chồng người nhận nuôi Tí đã có những sai phạm gì ?

2/ Theo em, mẹ Tí có lỗi không ? Vì sao ?

Trả lời:

1/ Vợ chồng người nhận nuôi Tí có những sai phạm: bóc lột sức lao động của trẻ em (Tí), không cho Tí đi học, ngược đãi Tí.

2/ Mẹ Tí cũng có lỗi vì không nuôi dưỡng con, đã tự ý cho Tí làm con nuôi người khác mà không hỏi ý kiến của Tí.

Câu 20: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ.

1/ Trong tình huống trên, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm?

2/ Nếu là Lan thì em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên?

3/ Nếu chứng kiến sự việc đỏ, em sẽ làm gì để giúp Lan?

Trả lời:

1/ Những quyền của trẻ em đã bị xâm hại: quyền được học tập ; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được giao lưu, quyền được đảm bảo an toàn (không bị bóc lột sức lao động, quyền không bị đối xử tàn tệ)

2/ Nếu là Lan em sẽ tìm gặp cơ quan chức năng để tố giác những hành vi đó, để em được đi học và nuôi dưỡng…

3/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Lan đi tố cáo sự việc đó hoặc tự tố giác hành vi đó.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay