Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 11: KĨ THUẬT CHĂN NUÔI GAF VỊT THẢ VƯỜN

(18 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1:Nêu các bước thực hiện chính trong quy trình chăn nuôi?

Trả lời:

Để việc chăn nuôi đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi và bảo vệ môi trường, người chăn nuôi cần thực hiện các bước chính trong quy trình chăn nuôi như sau:

- Chuẩn bị chuồng trại và xây dựng bãi chăn thả trước khi chăn nuôi để đảm bảo vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt và giữ vệ sinh môi trường;

- Chọn giống và con giống phù hợp mục tiêu chăn nuôi;

- Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh để có đàn vật nuôi phát triển và khoẻ mạnh

 

Câu 2:Cần chọn giống gà như thế nào khi chăn nuôi?

Trả lời:

Chọn giống gà dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu và môi trường sống ở địa phương. Một số giống gà nuôi thả vườn phổ biến ở Việt Nam có năng suất cao, chất lượng thịt ngon, sức đề kháng cao như gà Tàu vàng, gà Tam Hoàng, gà Đông Tảo, gà Lương Phượng, gà Hồ,...

 

Câu 3:Nêu những tiêu chí chọn gà giống?

Trả lời:

Chọn gà con giống đồng đều về khối lượng, nhanh nhẹn, mắt sáng, mỏ to, lông bông, bụng gọn, chân to, thẳng.

Câu 4:Nêu các nhóm thức ăn của gà?

Trả lời:

Nguồn thức ăn cho gà chủ yếu từ nhóm thức ăn giàu tinh bột (lúa, ngô,...), rau, kết hợp với nhóm thức ăn giàu đạm (cá, tôm, bột cá, bột đậu tương,...) và thường xuyên thả gà ra vườn tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên như giun, dế,... Lượng thức ăn hằng ngày phải cân đối và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của gà.

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1:Nêu yêu cầu của chuồng trại nuôi gà?

Trả lời:

Chuồng nuôi là nơi để gà nghỉ ngơi, tránh nắng mưa, nền chuồng phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh. Cửa chuồng nuôi nên mở ra hướng đông hoặc đông nam để chuồng hứng được ánh nắng buổi sáng và tránh được ánh nắng buổi chiều.

Chuồng phải đủ rộng, mật độ nuôi khoảng 6 – 7 con/m² và có hệ thống cống rãnh để xử lí chất thải, nước thải. Trước khi nuôi gà cần thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng để đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi và môi trường sống xung quanh.

 

Câu 2:Nêu yêu cầu của vườn (bãi) chăn thả gà?

Trả lời:

Vườn (bãi) chăn thả gà nên có diện tích rộng tối thiểu khoảng 0,5 – 1 m²/con. Vườn chăn thả thường là bãi cỏ, vườn tự nhiên, có môi trường phù hợp cho giun đất, dế,... phát triển, tạo nguồn thức ăn cho gà và có bóng mát cây xanh để gà vận động và tìm kiếm thức ăn. Rào xung quanh vườn bằng lưới mắt cáo hoặc phên tre chắc chắn để gà không thể vượt qua, đồng thời chống thú hoang hoặc thú nuôi xâm nhập. Trồng thêm các loại cây cỏ vào vườn chăn thả để làm thức ăn cho gà. Đặt máng ăn, treo máng uống để gà dễ dàng ăn và uống nước khi cần.

 

Câu 3:Trình bày nguồn thức ăn cho ăn phù hợp với từng giai đoạn của gà?

Trả lời:

- Giai đoạn gà con (từ 1 ngày đến 4 tuần tuổi): cho ăn tự do loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hoá của gà. Rải đều thức ăn lên khay ăn tuỳ theo định lượng thức ăn cho số gà (dày khoảng 1 cm), cho ăn 6 – 7 lần/ngày. Trước khi rải thức ăn mới nên vệ sinh sạch lượng thức ăn thừa còn lại trên khay ở lần cho ăn trước. Đặt xen kẽ máng uống với khay ăn và thay nước khoảng 2 – 3 lần/ngày.

- Giai đoạn gà tơ (gà non, mới lớn): phối trộn thêm lúa, gạo và rau vào trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.

- Giai đoạn gà thịt: gia tăng lượng thức ăn, nước uống, đồng thời bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, rau xanh,... để gà lớn nhanh và chắc xương hơn.

 

Câu 4:Trình bày chế độ chăm sóc gà?

Trả lời:

Chăm sóc gà hằng ngày đúng cách, đúng thời điểm là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng của gà thịt khi xuất chuồng.

- Giai đoạn gà con: sử dụng đèn thắp sáng để sưởi ấm trong vài tuần đầu sau khi gà nở và vào mùa đông, đồng thời phòng chuột, mèo và kích thích gà ăn được nhiều thức ăn (Hình 11.6). Khi gà nuôi được 1 tháng tuổi, hằng ngày thả gà ra vườn chăn thả vài giờ khi nắng ấm.

- Giai đoạn gà tơ và gà thịt: gà lớn dần, có thể tăng thêm thời gian thả ra vườn khi nắng ấm và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển.

 

Câu 5:Trình bày cách phòng, trị bệnh cho gà?

Trả lời:

Trong quá trình nuôi dưỡng cần cho gà uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Gà nuôi thả vườn thường mắc phải một số bệnh như: cúm gia cầm, cầu trùng, nhiễm khuẩn E. coli, tụ huyết trùng,...

Để phòng bệnh cho đàn gà cần phải thực hiện các công việc sau:

– Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát;

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho gà theo định kì để phòng bệnh;

- Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.

Khi đàn gà nuôi có triệu chứng bệnh, cần báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị cho đàn gà. Cách li riêng những gà bệnh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

Sau khi điều trị bệnh cho gà, cần dọn vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh để chống tình trạng gà tái nhiễm bệnh.

Gà thả vườn có thể xuất chuồng sau khi nuôi khoảng 3,5-4,5 tháng và đạt khối lượng trung bình khoảng 1,2 - 1,5 kg/con.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1:Khi dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đúng thuốc: mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị với một hoặc một vài loại bệnh nhất định, vì vậy cần sử dụng thuốc phù hợp cho từng loại bệnh thì việc điều trị mới có hiệu quả.

- Đúng thời điểm: khi gà có dấu hiệu bị bệnh, cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt.

- Đúng liều lượng: sử dụng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.

 

Câu 2:Chuồng nuôi khi xây dựng cần đạt những tiêu chí nào?

Trả lời:

Chuồng nuôi phải được xây dựng tách biệt, cách xa đường giao thông, khu dân cư. Khu chuồng nuôi phải cách xa khu vực phụ trợ như nhà ở, kho chứa,... tối thiểu 15 m. Nơi chứa và xử lí chất thải đặt trong khu chăn nuôi và cách chuồng nuôi tối thiểu 20 m.

 

Câu 3:Trong từng giai đoạn phát triển của gà thịt có nhu cầu chất đạm như thế nào?

Trả lời:

Nhu cầu chất đạm theo từng giai đoạn phát triển của gà thịt:

- Giai đoạn gà con dưới 4 tuần tuổi: 20%.

- Giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến khi xuất chuồng: khoảng 16-18%.

- Giai đoạn gà thịt: năng lượng tối thiểu là 2.900 kcal/kg, lượng đạm tối thiểu là 20%.

 

Câu 4:Nêu nguyên tắc sưởi ấm gà con?

Trả lời:

Nguyên tắc sưởi ấm gà con:

Khi ngày tuổi của gà càng lớn, nhiệt độ sưởi ấm phải càng thấp và càng gần với nhiệt độ môi trường nuôi. Việc giảm dần nhiệt độ sưởi ẩm giúp gà thích nghi dần và hoạt động tốt trong môi trường tự nhiên.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1:Nền chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát và dễ dọn vệ sinh. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nền chuồng nuôi gà cần khô ráo, thoáng mát và dễ dọn vệ sinh vì để tạo không

gian dễ chịu, đáp ứng điều kiện để gà có thể khỏe mạnh, phát triển, tránh các mầm

mống bệnh có thể ảnh hưởng đến sự sống và chất lượng đàn gà

 

Câu 2:Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì phòng bệnh thì sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này. Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.

 

Câu 3:Nêu một số biểu hiện khi gà mắc bệnh mà em biết?

Trả lời:

Một số biểu hiện gà mắc bệnh:

– Bệnh cầu trùng: gà xù lông, xệ cánh, bỏ ăn, đi phân nhớt màu nâu.

- Nhiễm khuẩn E. coli: gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, xệ cánh, ngoẹo đầu, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy phân màu xanh trắng.

– Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi gà): gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, să cánh, đi lại chậm chạp, gầy còm, đi phân có bọt màu vàng.

 

Câu 4:Việc thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn có tác dụng gì?

Trả lời:

Thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời

lặn bởi vì:

- Ánh nắng có ảnh hưởng rất tốt đến thể trạng của gà.

- Gà khi được phơi nắng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nuôi gà, giúp gà

tăng trưởng cả về mặt thể chất cũng như tinh thần:

- Anh nắng sẽ giúp gà làm sạch cơ thể, thải trừ bọ mạt. Công tác vệ sinh cũng

tinh khiết hơn khi gà sinh hoạt tại vùng có ánh nắng.

- Gà sẽ hấp thụ được ánh nắng nắng mặt trời giúp chuyển hoá, đàm đạo đổi

chất tốt hơn, da đỏ, xương cứng cáp

- Việc giam cầm và phơi nắng sẽ khiến cho gà tiêu hao năng lượng khi hoạt

động dưới trời nắng giúp cơ thể chúng săn chắc hơn

- Lùa gà về chuồng trước khi mặt trời mọc đảm bảo cho gà con không bị lạnh

khi ra khỏi chuồng dẫn đến bệnh chết

 

=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài 12: ngành thủy sản ở Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay