Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 8. Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8. Nghề chăn nuôi ở Việt Nam. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

BÀI 8. NGHỀ CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM

(10 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa,... Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi;

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa,... phục vụ cho việc canh tác, tham quan du lịch;

- Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;

- Cung cấp nguyên liệu như lông, sừng, da, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ.

- Chăn nuôi là ngành kinh tế góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

 

Câu 2: Chăn nuôi hữu cơ là gì?

Trả lời:

Chăn nuôi hữu cơ là phương thức chăn nuôi sử dụng chủ yếu các thức ăn có nguồn gốc hữu cơ, hạn chế nuôi nhốt hoặc buộc cố định....

 

Câu 3: Nghề chăn nuôi là gì?

Trả lời:

Nghề chăn nuôi là nghề nuôi lớn vật nuôi nhằm tạo ra thực phẩm cho con người và các nguyên liệu, sản phẩm phẩm khác phục vụ sản xuất.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Ngành chăn nuôi ở nước ta có những triển vọng gì?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi tạo ra các sản phẩm thiết thực cho cuộc sống t của con người. Chính vì vậy, trong điều kiện nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao và khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ thì ngành chăn nuôi càng có nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chăn nuôi hữu cơ; liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.

 

Câu 2: Liệt kê các sản phẩm của ngành chăn nuôi mà em biết?

Trả lời:

Các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi:

- Sữa và sản phẩm sữa

- Thịt và sản phẩm thịt (thịt lợn sữa đông lạnh, chế phẩm từ thịt động vật, thịt

gia cầm chế biến, trứng)

- Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu, bò, cừu, dê, phụ phẩm sau giết mổ…)

- Tơ tằm, mật ong.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi mà em biết?

Trả lời:

Một số nghề phổ biến trong chăn nuôi có đặc điểm cơ bản như sau:

- Nhà chăn nuôi: nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi;

- Nhà tư vấn nuôi trồng thuỷ sản: hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật - nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thuỷ sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thuỷ sản;

- Bác sĩ thú y: chăm sóc, theo dõi sức khoẻ, chẩn đoán, điều - trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn về sức khoẻ, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

Người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi thường phải sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và chăn nuôi; thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi và chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, khí độc từ chất thải động vật, hoá chất xử lí ao hồ.

- Kĩ thuật viên nuôi trồng thuỷ sản: nuôi dưỡng, chăm sóc cho thuỷ sản, theo dõi thông số môi trường nước,...

- Lao động chăn nuôi: lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi để nhân giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm,... để lấy thịt, sữa,...

Câu 2: Nêu tác dụng của việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh?

Trả lời:

Việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi giúp tăng hiệu suất cây trồng, đồng thời giúp kiểm soát chất thải vật nuôi, bổ sung chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giải quyết vấn đề Ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả.

 

Câu 3: Người lao động cần đáp ứng được những yêu cầu gì trong lĩnh vực chăn nuôi?

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực chăn nuôi, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi;

- Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi;

- Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về chăn nuôi thông minh?

Trả lời:

Chăn nuôi thông minh là việc ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi. Ví dụ điển hình của mô hình chăn nuôi này là sử dụng các thiết bị thông minh tự động để theo dõi sức khoẻ vật nuôi và môi trường chăn nuôi kể cả thức ăn, nước uống, từ đó sẽ tự động đưa ra giải pháp tốt nhất. Đây là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

 

Câu 2: Phân tích mối quan hệ của chăn nuôi và trồng trọt?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là:

Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lần nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay