Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1: Mở đầu về trồng trọt

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Mở đầu về trồng trọt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ TRỒNG TRỌT
(20 CÂU)

Câu 1: Nêu mục đích của trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây cũng là định hướng và triển vọng phát triển trong lĩnh vực trồng trọt trong tương lai.

Câu 2: Ngành trồng trọt ở Việt Nam có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người như gạo, ngô (bắp), khoai, sắn (khoai mì), rau, củ, quả,...;

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như: mía, cà phê, đay, bông,...;

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi như ngô, khoai, sắn, rau xanh....;

- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu như gạo, cà phê, chè, hồ tiêu,....

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;

- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.

Câu 3: Liệt kê một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam?

Trả lời:

Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam: độc canh, xen canh, luân canh, tăng canh.

Câu 4: Nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam?

Trả lời:

Khí hậu Việt Nam thích hợp cho một số nhóm cây trồng nhiệt đới phát triển như:

– Nhóm cây lương thực: được trồng phổ biến ở các tỉnh thành ở Việt Nam như lúa, ngô,...

– Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn, khoai môn, khoai tây, cà rốt,...

– Nhóm cây ăn quả: Một số loại cây ăn quả được trồng nhiều và trở thành đặc sản của địa phương như: nhãn Hưng Yên, xoài cát Hoà Lộc, cam Xã Đoài, bưởi Thanh Trà, vải thiều Lục Ngạn,...

– Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như: rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi,... và các loại rau gia vị như: rau răm, húng quế, thì là,... Đỗ gồm các loại như đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành), đỗ đen,....

– Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... mang lại giá trị kinh tế cao.

– Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...

Câu 5: Liệt kê một số ngành trồng trọt ở Việt Nam mà em biết?

Trả lời:

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất trọng điểm, chủ yếu của nông nghiệp nước ta. Một số nghề phổ biến trong trồng trọt như nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật; nhà bệnh học thực vật; nhà tư vấn làm vườn; kỹ thuật viên trồng trọt, kỹ thuật viên lâm nghiệp, lao động trồng, thu hoạch lúa; lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ,...

Câu 6: Nêu đặc điểm của cây sắn ở nước ta?

Trả lời:

Cây sắn có thể phát triển ở những vùng đất đỏ bazan, đất cát hoặc thậm chí là vùng đất xám bạc màu.

Sắn và khoai lang được trồng ở nhiều tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Câu 7: Nêu một số biện pháp trồng trọt hiện đại?

Trả lời:

Một số biện pháp trồng trọt hiện đại:

- Trồng theo tiêu chuẩn VietGap.

- Hiện đại hóa trong trồng trọt.

- Cơ giới hóa trong trồng trọt.

- Trồng trọt theo vùng chuyên canh.

Câu 8: Nêu đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

 

 

Trồng độc canh

Trồng xen canh

Luân canh

Trồng một loại cây duy nhất; Trong điều kiện tự nhiên, giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan sâu bệnh.

Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cùng một khoảng thời gian không dài; giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích; Làm tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, bệnh cho cây.

Ví dụ

trồng bí đỏ.

trồng xen canh ngô và đậu tương

trồng luân canh cây sắn, ngô với đỗ ở khu vực Nam Bộ:

+ Vụ 1: trồng ngô và đỗ (từ tháng 5 - tháng 9)

+ Vụ 2: trồng sẵn ( từ tháng 9 - tháng 3 năm sau)

Câu 9: Để làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động phải đáp ứng được những yêu cầu nào?

Trả lời:

Trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, – Có kỹ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt,

Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu theo từng công việc trồng trọt.

Câu 10: Nêu đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:

– Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học,...;

– Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao;

– Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hoá.

Câu 11: Ngành trồng trọt ở Việt Nam có những triển vọng nào?

Trả lời:

Ở Việt Nam, lĩnh vực trồng trọt đã có những thành tựu về xuất khẩu nông sản được thế giới biết đến (gạo, cà phê,...). Với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang chuyển dịch về khu vực các nước đang phát triển ở châu Á, ngành trồng trọt của Việt Nam càng có lợi thế để phát triển hơn nữa. Phương thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Xu hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap ngày càng mở rộng để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Câu 12: Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố:

- Khí hậu.

- Loại cây trồng.

- Thời kỳ sâu bệnh.

Câu 13: Tại sao hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lại được hướng đến trong lĩnh vực trồng trọt?

Trả lời:

Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:

Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.

Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.

 Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 14: Tại sao mỗi vùng miền sẽ có những loại cây đặc trưng, những giống cây trồng khác nhau?

Trả lời:

Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, nguồn nước...Mỗi vùng miền có khí hậu, thời tiết và các loại đất khác nhau, nên tùy mỗi vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau. Vì vậy mỗi vùng miền lại có những loại cây đặc trưng, những giống cây trồng khác nhau.  

Câu 15: Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn vì:

- Giúp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài.

- Tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Ổn định chính trị xã hội.

- Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 16: Trồng trọt công nghệ cao có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Tiết kiệm diện tích đất trồng

- Giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể

- Tránh việc lây lan sâu bệnh

- Cung cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết

- Điều ảnh ánh sáng hợp lý

- Điều khiển tự động

- Cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài

- Chống thất thoát nước

- Đảm bảo cây có thể phát triển tốt

- Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây.

- Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức sản xuất và trình độ nhất định, cần

phải am hiểu về công nghệ hiện đại

- Đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn .

- Điều kiện khí hậu thời tiết, khí hậu, đất đai chưa thực sự thuận lợi dẫn đến

tâm lý sợ rủi ro.

- Chi phí đầu tư lớn; giá thành sản phẩm cao; khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường

Câu 17: Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển trồng trọt?

Trả lời:

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biến... Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cao.

Câu 18: Tại sao cơ cấu lại cây trồng theo lợi thế vùng miền và thích ứng với các hiện tượng lại là một trong những định hướng phát triển ngành trồng trọt?

Trả lời:

Một trong những định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2030 của Việt Nam là cơ cấu lại cây trồng theo lợi thế vùng miền và thích ứng với các hiện tượng hạn mặn, thiếu nước,... do biến đổi khí hậu.

Câu 19: Mô hình trồng trọt nào đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt?

Trả lời:

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, hiện đại như tự động tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,... đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản; thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Câu 20: Hãy kể tên ba sản phẩm trồng trọt mà gia đình em sử dụng em sử dụng. Mỗi sản phẩm thể hiện vai trò nào của trồng trọt?

Trả lời:

Ba sản phẩm trồng trọt, gia đình em sử dụng:

- Lúa: cung cấp lương thực.

- Bưởi: cung cấp thực phẩm.

- Hoa hồng: làm cảnh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay