Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

BÀI 7: TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG

(19 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Nêu các bước trồng rừng?

Trả lời:

Trồng rừng được áp dụng để mở rộng và tăng độ che phủ cho đất rừng. Trồng rừng bao gồm nhiều bước như: chuẩn bị cây con, làm đất trồng cây, trồng, chăm sóc rừng sau khi trồng. Trồng rừng đúng thời vụ, đúng kĩ thuật giúp tỉ lệ cây sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Câu 2: Nêu các mùa trồng rừng chính ở nước ta?

Trả lời:

Thời vụ trồng rừng giữ vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng rừng trồng. Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền Trung và miền Nam thường trồng vào mùa mưa.

 

Câu 3: Nên trồng rừng vào những ngày có thời tiết như thế nào?

Trả lời:

Khi trồng rừng, nên chọn những ngày có thời tiết tốt, râm mát, có mưa nhỏ, lặng gió và đất đủ ẩm.

 

Câu 4: Trồng dặm là gì?

Trả lời:

Trồng dặm: trồng thêm vào nhằm đảm bảo mặt độ trồng như ban đầu. Việc trồng dặm được tiến hành vào vụ kế tiếp, với cùng một loại cây, kích thước và tuổi với cây rừng đã trồng theo mật độ, cự li hàng, cự li một cây khoẻ nhất.

 

Câu 5: Nêu mục đích của việc phát triển rừng trồng kết hợp với bảo vệ rừng?

Trả lời:

Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường; phục vụ đời sống, sản xuất của con người. Vì vậy, việc phát triển rừng trồng cần kết hợp với bảo vệ rừng nhằm mục đích:

– Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có;

– Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội.

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: Nêu các bước đào hố trồng cây?

Trả lời:

- Sau khi vạt sạch cỏ chỗ đào hố, cuốc lớp đất màu để riêng một bên;

- Bón phân lót: trộn phân bón với lớp đất màu theo tỉ lệ: 1 kg phân hữu cơ (đã ủ hoai) + 0,1 kg super lân + 0,1 kg NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố;

- Lấp hố: nhặt bỏ cỏ, rễ cây, đá lẫn trong đất; cuốc thêm đất lấp cho đầy hố;

 

Câu 2: Nêu các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

Trả lời:

Bước 1. Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao của bầu đất.

Bước 2. Cẩn thận rạch bỏ vỏ bầu đất của cây con, không làm bể bầu đất.

Bước 3. Đặt ngay ngắn bầu cây con xuống giữa hố trồng sao cho bầu đất và thân cây thẳng đứng, cổ rễ nằm dưới mặt đất khoảng 2-3 cm.

Bước 4. Lấp và nén đất lần 1: lấp bằng đất tơi nhuyễn cao khoảng 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu đất.

Bước 5. Lấp và nén đất lần 2: lấp đất tới cổ rễ và nén kín gốc cây con.

Bước 6. Vun gốc: vun đất cao hơn gốc cây.

 

Câu 3: Nêu các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?

Trả lời:

Phương pháp trồng rừng bằng cây con rễ trần được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1. Tạo lỗ trong hố trồng.

Bước 2. Đặt cây con vào giữa hố, giữ thân cây thẳng đứng, rễ cọc không uốn cong, rễ ngang và rễ con phân bố tự nhiên, cổ rễ nằm dưới mặt đất khoảng 2 – 3 cm.

Bước 3. Dùng đất tơi nhuyễn lấp lần 1 và nén chặt xung quanh.

Bước 4. Lấp và nền đất lần 2: lấp đất tới cổ rễ và nén kín gốc cây con.

Bước 5. Vun gốc: vun đất cao hơn gốc cây.

 

Câu 4: So sánh phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần?

Trả lời:

 

Trồng rừng bằng cây con có bầu

Trồng rừng bằng cây con rễ trần

Ưu điểm

Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao, dễ vận chuyển đến nơi trồng

Cây được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nhất, được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém.

Nhược điểm

Đòi hỏi phải có kĩ thuật, diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao, tốn kém chi phí mua bao, mất nhiều thời gian và sức lực hơn.

Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre, ...

 

Câu 5: Việc chăm sóc rừng sau trồng gồm những công việc nào?

Trả lời:

Việc chăm sóc được thực hiện với các công việc như

- Làm cỏ: Khi cây đã được trồng từ 1 đến 3 tháng, làm sạch có xung quanh gốc cây

- Xới đất, vun gốc: Độ sâu đất xới từ 8 đến 13 cm, khi xới cần tránh làm tổn thương rễ cây rừng mới trồng

- Phát quang: Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng

- Tia và trồng dặm: Nếu một hố có nhiều cây, chỉ nên giữ lại một cây khoẻ nhất. Ở hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi

- Bón phân: Bón thúc ngay trong năm đầu để cung cấp dinh dưỡng cho cây, kết hợp xới đất, vun gốc

- Làm rào bảo vệ: Trồng các loại cây như cây dứa dại làm thành hàng rào dày bao quanh khu rừng trồng hoặc rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây (với cây trồng phân tán)

 

3. Vận dụng (5 câu)

Câu 1: Cần làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố trước khi đào hố trồng cây rừng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố vì: đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

Câu 2: Khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

 

Câu 3: Liệt kê các biện pháp bảo vệ rừng mà em biết?

Trả lời:

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về nghệ và t bảo vệ, phát triển rừng;

- Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng máy móc, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy (Hình 7.8);

- Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng; săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật rừng bị cấm khai thác, săn bắt,...

- Một số ứng dụng công nghệ và thiết bị kĩ thuật như thiết bị định vị, hệ thống camera, phân mềm Phân vùng trọng điểm cháy rừng đã được sử dụng trong công tác bảo vệ rừng nhằm theo đói, giảm sát và phát hiện sớm các nguy cơ cháy rừng,

Câu 5: Còn phương pháp trồng rừng nào ngoài 2 cách trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần không?

Trả lời:

Ngoài 2 cách trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần, người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hồ (đem hạt gieo trực tiếp trên đất trồng rừng đã được chuẩn bị trước). Phương pháp này được áp dụng ở những nơi đất còn tốt, thời tiết thuận lợi, đất ẩm và thích hợp trồng loại hạt có kích thước tương đối lớn, sức nảy mầm mạnh, cây con khoẻ, chịu hạn tốt như bồ đề, xoan.

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Không chăm sóc cây rừng sau khi trồng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả:

- Cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị chết. Vì nếu không chăm sóc thì cây bụi, cỏ dại mọc nhiều, cây khó phát triển được.

- Lâu ngày làm cho đất trống đồi trọc không được cải thiện, không ứng phó được với những thiên tai như lũ lụt, xói mòn đất,... gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người.

 

Câu 2: Tại sao nên trồng rừng bằng cây con rễ trần ở những vùng đồi trọc lâu năm?

Trả lời:

Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con rễ trần. Vì ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

 

Câu 3: Tại sao ở nước ta nên trồng rừng vào mùa xuân?

Trả lời:

Mỗi loại cây sẽ thích hợp với mỗi loại khí hậu khác nhau. Nhưng nhìn chung ở nước ta, mùa xuân có khí hậu thuận lợi giúp cây con phát triển tốt. Vì thời tiết mùa xuân có khí hậu ấm áp, có nhiệt độ ở mức trung bình, có nhiều ánh sáng ban ngày hơn, có những tia nắng ấm áp, có mưa phùn nên cây cối dễ trồng, dễ phát triển, đâm chồi nảy lộc.

 

Câu 4: Giải thích nguyên nhân tại sao cần chăm sóc rừng sau khi trồng?

Trả lời:

- Tránh cho cây hoang dại chèn ép cây trồng.

- Để loại bỏ nơi trú ẩn của các sâu bọ gây hại cho cây.

- Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng

- Để dễ dàng chăm sóc mà không bị vướng bận

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay