Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 kchân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
(12 câu)
1. Nhận biết (2 câu)
Câu 1:Ngành trồng trọt ở Việt Nam có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người như gạo, ngô (bắp), khoai, sắn (khoai mì), rau, củ, quả,...;
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như: mía, cà phê, đay, bông,...;
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi như ngô, khoai, sắn, rau xanh....;
- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu như gạo, cà phê, chè, hồ tiêu,....
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 2:Liệt kê một số ngành trồng trọt ở Việt Nam mà em biết?
Trả lời:
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất trọng điểm, chủ yếu của nông nghiệp nước ta. Một số nghề phổ biến trong trồng trọt như nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật; nhà bệnh học thực vật; nhà tư vấn làm vườn; kĩ thuật viên trồng trọt, kĩ thuật viên lâm nghiệp, lao động trồng, thu hoạch lúa; lao động trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ,...
2. Thông hiểu (4 câu)
Câu 1:Nêu một số biện pháp trồng trọt hiện đại?
Trả lời:
Một số biện pháp trồng trọt hiện đại:
- Trồng theo tiêu chuẩn VietGap
- Hiện đại hóa trong trồng trọt
- Cơ giới hóa trong trồng trọt
- Trồng trọt theo vùng chuyên canh
Câu 2:Ngành trồng trọt ở Việt Nam có những triển vọng nào?
Trả lời:
Ở Việt Nam, lĩnh vực trồng trọt đã có những thành tựu về xuất khẩu nông sản được thế giới biết đến (gạo, cà phê,...). Với xu hướng tiêu dùng nông sản của thế giới đang chuyển dịch về khu vực các nước đang phát triển ở châu Á, ngành trồng trọt của Việt Nam càng có lợi thế để phát triển hơn nữa. Phương thức trồng trọt đang chuyển dần sang hướng hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Xu hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap ngày càng mở rộng để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Câu 3: Trình bày đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt mà em biết?
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt:
– Nhà trồng trọt: là người làm việc liên quan đến cây trồng như nghiên cứu giống cây trồng, kĩ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng; bảo tồn và khai thác các sản phẩm từ cây trồng,
– Nhà nuôi cấy mô: là người làm việc liên quan đến nhân giống cây trồng như nghiên cứu về mô tế bào và điều kiện nuôi cấy mô tế bào phù hợp với từng giống cây trồng,
– Nhà bệnh học thực vật là người làm việc liên quan đến bảo vệ cây trồng như nghiên cứu về cách phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng,
– Kĩ thuật viên lâm nghiệp: là người làm việc liên quan đến nghiệp cây rừng như giám sát, hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp, quản lí khai thác, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường rừng.
Người lao động trong lĩnh vực trồng trọt có thể làm việc ở phòng nghiên cứu hoặc ngoài trời, thường phải sử dụng các dụng cụ thí nghiệm (kinh hiển vi, máy phân tích mẫu vật,...); hoa chất thí nghiệm, dụng cụ trồng và chăm sóc cây (cuốc, xêng, máy nông nghiệp,...).
Câu 4: Để làm việc trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Trả lời:
Trong lĩnh vực trồng trọt, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có kiến thức đầy đủ về khí hậu, tính chất đất trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các phương pháp nhân giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, – Có kĩ năng trồng, chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm, sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt,
Có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu theo từng công việc trồng trọt.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1:Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển trồng trọt?
Trả lời:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biến... Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đề phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cao.
Câu 2:Tại sao hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lại được hướng đến trong lĩnh vực trồng trọt?
Trả lời:
Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:
Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.
=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 3:Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn vì:
- Giúp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài.
- Tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Ổn định chính trị xã hội.
- Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1:Mô hình trồng trọt nào đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt?
Trả lời:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công nghệ mới, hiện đại như tự động tưới nước, bón phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm,... đang và sẽ áp dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản; thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Câu 2:Tiêu chuẩn VietGap trồng trọt là gì? Vì sao ngày nay trồng trọt theo mô hình VietGap ngày càng được mở rộng?
Trả lời:
Tiêu chuẩn VietGap trồng trọt: là tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt về đất, phân bón, giống cây trồng,... để tạo ra sản phẩm an toàn.
Ngày nay trồng trọt theo mô hình VietGap ngày càng được mở rộng do:
- VietGAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục với mục đích hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Các bộ tiêu chuẩn/ quy phạm của VietGAP biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam như: Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước… Hướng dẫn của FAO và một số quy định tại các tiêu chuẩn Asean GAP, GlobalG.A.P., HACCP.
Câu 3: Trồng trọt theo theo mô hình VietGap có những thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
Thuận lợi khi áp dụng mô hình VietGAP
- Mô hình VietGAP ngày càng được khuyến khích áp dụng để ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm. Do đó, có nhiều văn bản quy định hướng dẫn thực hiện.
- Bộ NN và PTNT đã cử các các bộ đầu ngành hướng dẫn nông dân về quy trình kỹ thuật hỗ trợ một phần kinh tế xây dựng mô hình và đầu tư cơ sở vật chất máy móc thiết yếu.
- Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc, nuôi trồng giúp giảm chi phí đầu tư nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Các vùng trồng được quy hoạch với quy mô rộng nên tiện lợi cho việc chăm sóc, nuôi trồng.
Khó khăn khi áp dụng mô hình VietGAP
- Việc triển khai quy hoạch vùng sản xuất ở các địa phương còn chậm, diện tích quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, thủy sản an toàn tập trung còn rất ít.
- Nhiều giống cây không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu vẫn chưa thể dứt bỏ, công nghệ sau thu hoạch yếu kém là khó khăn để mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Chi phí đầu tư để có được cơ sở hạ tầng đồng bộ là khá lớn, với quy mô từ hệ thống xử lý nước, nhà nuôi trồng, nhà sơ chế…
- Việc áp dụng mô hình VietGAP cần ứng dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn, ghi chép đầy đủ nên cần có đội ngũ lao động chuyên trách thực hiện, tuy nhiên người dân thường sản xuất không có nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật.
- Các sản phẩm được sản xuất và chế biến theo mô hình VietGAP khi bán ra vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm chủ yếu vẫn phải bán qua các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.
- Thói quen canh tác truyền thống như rửa bình phun dụng cụ pha chế, thuốc bảo vệ thực vật ở các ao hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước làm ngộ độc thuỷ sinh cũng là những hạn chế trong quá trình áp dụng mô hình VietGAP.
=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam