Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 13: Quy trình, kĩ thuật nuôi thủy sản
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: quy trình, kĩ thuật nuôi thủy sản. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 13: QUY TRÌNH, KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN
(13 câu)
1. Nhận biết (6 câu)
Câu 1:Trình bày quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao?
Trả lời:
Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong ao, hồ, bao gồm: thực vật phù du (vi tảo, tảo); thực vật đấy (rong, rêu); động vật phù du (luân trùng, bọ đỏ), động vật đáy (giun, ốc, trùn chỉ).
Câu 2:Trình bày quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao?
Trả lời:
Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho thuỷ sản. Có 2 loại là thức ăn thô và thức ăn viên,
- Thức ăn thô là phụ phẩm nông nghiệp (tấm, cảm, đỗ tương, ngô, sắn) và phụ phẩm công nghiệp (bột cá, bột thịt, bã bia, bã đỗ, lòng ruột gà, vịt, cá, mực,...). Các nguyên liệu được xay nhỏ, phối trộn có bổ sung premix - vitamin và được nấu chín trước khi cho thuỷ sản nuôi ăn.
- Thức ăn viên là thức ăn được sản xuất với quy mô công nghiệp (thức ăn viên công nghiệp). Thức ăn viên được pha trộn từ các thành phần nguyên liệu với tỉ lệ cân đối nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Thức ăn viên thường được bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thuỷ sản phát triển khoẻ mạnh.
Câu 3:Cần thiết kế ao như thế nào để có thể nuôi cá nước ngọt trong ao?
Trả lời:
Ao thường có diện tích khoảng 1000-5000 m². Độ sâu khoảng 1,5-2 m. Ao phải có bờ chắc chắn, không bị tràn ngập trong mùa mưa và có cống cấp, cống thoát nước độc lập.
Câu 4:Cải tạo ao nuôi là gì?
Trả lời:
Cải tạo ao là khâu kĩ thuật quan trọng, được tiến hành trước mỗi lứa nuôi, nhằm hạn chế mầm bệnh, địch hại, tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển.
Câu 5:Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả gồm những công việc gì?
Trả lời:
Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả gồm: quản lí thức ăn cho cá, quản lí chất lượng nước ai và quản lí sức khỏe cá
Câu 6:Trình bày các bước lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao?
Trả lời:
Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao gồm 3 bước: liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ; dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc; tính toán chi phí.
2. Thông hiểu (4 câu)
Câu 1:Nêu những đặc điểm của nước ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thủy sản?
Trả lời:
Nước có những đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thuỷ sản (đặc biệt là tôm, cá) như:
- Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. Dựa vào đặc điểm này, người ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển tảo và các loại thức ăn tự nhiên khác cho tôm, cá. Nước ngọt có khả năng hoà tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.
- Nhiệt độ của nước ổn định và điều hoà hơn nhiệt độ không khi trên cạn. Mùa hè nước mát, mùa đông nước ấm hơn trên cạn, vì vậy thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi.
- Thành phần khí oxygen thấp và carbon dioxide cao hơn không khí trên cạn. Đặc biệt là các ao tù, ao thiếu ánh sáng,... thường bị thiếu khí oxygen và thừa khí carbon dioxide. Do đó, khi nuôi thuỷ sản cần điều chỉnh tỉ lệ thành phần khí oxygen để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm, cá bằng cách tạo dòng chảy làm tăng lượng khí oxygen trong nước.
Tình trạng chất lượng nước trong ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong quá trình nuôi thuỷ sản, màu nước có thể biến đổi, do đó người nuôi cần nhận biết, đánh giá chất lượng nước chính xác để có giải pháp xử lí kịp thời.
Câu 2:Nêu một số màu nước phổ biến khi nuôi thủy sản ở nước ta?
Trả lời:
Một số màu nước phổ biến:
- Màu xanh lục hoặc vàng lục: do chứa nhiều tào lục tào silic (có giá trị dinh dưỡng cao).
- Màu xanh rêu: do chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm, cá).
- Màu vàng cam: do nước nhiễm phèn.
- Màu nâu đen: do chứa nhiều chất hữu cơ phân huỳ, thức ăn dư thừa, có nhiều khí độc nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết.
Câu 3:Khi cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì thức ăn cho tôm cá thường là thức ăn công nghiệp, dạng viên hoặc bột. Thức ăn đó là một hỗn tạp gồm nhiều thành phần khác nhau, khi gặp nước sẽ bị hòa tan. Tôm cá sẽ dễ dàng lựa chọn những chất mà chúng mong muốn. Những chất còn dư thừa sẽ chìm xuống đáy. Việc cho tôm cá ăn ít và nhiều lần sẽ làm giảm những chất dư thừa còn lại trong nước từ đó tránh được việc ô nhiễm môi trường.
Câu 4:Nêu các việc làm để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?
Trả lời:
Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi ta cần : bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Trên cơ sở đó các động thực vật và thủy sinh phát triển làm mồi cho tôm cá thêm phong phú. Tôm cá sẽ nhanh chóng lớn hơn.
3. Vận dụng (1 câu)
Câu 1:Khi cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì thức ăn cho tôm cá thường là thức ăn công nghiệp, dạng viên hoặc bột. Thức ăn đó là một hỗn tạp gồm nhiều thành phần khác nhau, khi gặp nước sẽ bị hòa tan. Tôm cá sẽ dễ dàng lựa chọn những chất mà chúng mong muốn. Những chất còn dư thừa sẽ chìm xuống đáy. Việc cho tôm cá ăn ít và nhiều lần sẽ làm giảm những chất dư thừa còn lại trong nước từ đó tránh được việc ô nhiễm môi trường.
Câu 2:Nêu các việc làm để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?
Trả lời:
Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi ta cần : bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Trên cơ sở đó các động thực vật và thủy sinh phát triển làm mồi cho tôm cá thêm phong phú. Tôm cá sẽ nhanh chóng lớn hơn.
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1:Thức ăn công nghiệp nuôi cá được sản xuất ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm được sản xuất ở dạng viên chìm. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Cám viên nổi có thể nhìn thấy được các con cá khi chúng lên ăn, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và sức sống của cá. Qua đó, cũng đánh giá được tình trạng tăng trưởng của cá theo mức tiêu thụ thức ăn. Người nuôi có thể tính toán trọng lượng thức ăn cho cá và cho ăn nhanh chóng, tùy theo giống, số lượng cá cũng như nhiệt độ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm được sức lao động.
Cám viên chìm là loại cám viên cứng, có lợi ích kinh tế cao hơn. Loại cám viên chìm này có độ ổn định trong nước lên đến một giờ và sẽ dần dần chìm sau đó lắng xuống đáy nếu thức ăn thừa. Vì các thành phần này được ép lại với nhau nên tôm sẽ có thể chọn lọc các thành phần mà chúng muốn. Mặt khác vì tôm rất sợ đến gần mặt nước, và thích sống ở tầng đáy của nước thì sẽ phù hợp với thức ăn dạng viên chìm hơn.
Câu 2:Thức ăn lại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thủy sản. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì tùy từng giai đoạn mà thủy sản sẽ cần lượng và chất thức ăn khác nhau dựa vào giá trị dinh dưỡng mà nguồn thức ăn mang lại. Thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thức ăn có chất lượng cao làm thủy sản mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng.
Câu 3:Khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì thức ăn công nghiệp được sản xuất dựa trên nghiên cứu dành riêng cho từng đối tượng vật nuôi. Thức ăn sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của vật nuôi ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Trong đó, nguồn nguyên liệu chất lượng cao đa số được nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm giúp bổ sung các loại khoáng hữu cơ cao cấp, men tiêu hóa thế hệ mới giúp vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, khoáng đa vi lượng có trong thức ăn. Thức ăn công nghiệp được nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao về độ đồng đều và bảo đảm nguồn dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi.
Câu 4:Tại sao khi nuôi tôm mật độ cao bắt buộc phải sử dụng quạt nước?
Trả lời:
Quạt nước giúp :
Tạo dòng chảy và cung cấp ôxy cho ao nuôi.
Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao
-> Tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
=> Giáo án công nghệ 7 chân trời bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản