Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: ngành thủy sản ở việt nam. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

Bài 12: ngành thủy sản ở việt nam

(11 câu)

1. Nhận biết (2 câu)

Câu 1:Nuôi thủy sản là gì?

Trả lời:

Nuôi thuỷ sản là nuôi các động vật dưới nước như: tôm, cá, cua, nghêu, sò, ốc, trai,... và một số thuỷ đặc sản như: ba ba, lươn, ếch,...

 

Câu 2:Nêu vai trò của ngành thủy sản?

Trả lời:

Vai trò của ngành thuỷ sản:

-       Cung cấp thực phẩm cho con người;

-       Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác;

-       Xuất khẩu thuỷ sản;

-       Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động;

-       Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Vì vậy, ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1:Việt Nam có những nguồn lợi gì để phát triển thủy sản nước mặn?

Trả lời:

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3 260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km². Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi môi, ngọc trai,...

Câu 2:Việt Nam có những nguồn lợi gì để phát triển thủy sản nước mặn?

Trả lời:

Thuỷ vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...

 

Câu 3:Việt Nam có những nguồn lợi gì để phát triển thủy sản nước ngọt?

Trả lời:

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thuỷ sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng....

 

Câu 4:Nêu đặc điểm của loài tôm ở Việt Nam?

Trả lời:

Tôm là loại thuỷ sản được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao. Có 4 giống tôm được nuôi nhiều là: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và tôm hùm. Tôm có đặc điểm là loài ăn tạp, lớn nhanh. an troi sana

- Tôm càng xanh sông ở môi trường nước ngọt nên thích hợp nuôi trong ao, ruộng lúa;

- Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là những loài thuỷ sản nước lợ (độ mặn khoảng 10 – 30%) nên thường được nuôi ở vùng ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi ở các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam, nhiều nhất là các tỉnh Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang,...;

- Tôm hùm thích hợp với nước mặn nên thường được nuôi trong các lồng, bè trên biển ở một số tỉnh như Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

 

Câu 5:Nêu đặc điểm của loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam?

Trả lời:

Cá tra và cá basa là những loại cá da trơn, có thịt màu trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hoá, vị thơm ngon nên được nuôi đểxuất khẩu. Cá tra, cá basa được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,...

Cá tra chịu được hàm lượng khí oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ pH trên 5,5 và nhiệt độ khoảng 25 – 32 °C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất - hoặc trong lồng, bè. Cá basa mắt to hơn cá tra, bụng lớn, thịt màu trắng, chịu đụng kém ở môi trường có hàm lượng khí oxygen thấp nên thường được nuôi trong lồng, bè trên những khúc sông có dòng chảy liên tục.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1:Trình bày kĩ thuật nuôi thủy sản bằng phương pháp thâm canh ?

Trả lời:

Nuôi thâm canh: nuôi ở trình độ kĩ thuật cao, tuân thủ các quy tắc chặt chẽ trong quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: từ chọn giống thức ăn, mặt độ nuôi, hệ thống ao, đầm, cấp thoát nước, sục khí,... bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh lí của thuỷ sản nuôi.

 

Câu 2:Động vật thủy sản gồm những loài nào?

Trả lời:

Động vật thủy sản bao gồm các nhóm:

-       Nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…);

-       Nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất);

-       Nhóm động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....);

-       Nhóm rong;

-       Nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…).

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Liệt kê các loại thủy sản nước mặn có giá trị cao ở Việt Nam?

Trả lời:

Loại cá nước mặn được nuôi nhiều và có giá trị cao ở Việt Nam là cả song (cá mú), cả giò (cá bớp), cả vược (cá chẽm), cá chim trắng, cá hồng, cá măng,... Các loại cá này được nuôi trong lồng, bè ở ven biển hoặc vùng vịnh tại các tỉnh như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu,...

Ngoài cá, một số thuỷ sản nước mặn khác cũng mang lại giá trị cao như: cua, ghẹ, nghêu (ngao), hàu, tu hài, ốc hương, trai (nuôi lấy ngọc).....

Câu 2:Kể tên một số loài thủy sản được nhập khẩu ở nước ta?

Trả lời:

Những loài thủy sản được nhập khẩu của nước ta: Cá tầm Nga, cá tầm Xi bê ri, cá tầm Sterlet, cá tầm Beluga, ốc vòi voi, cua huỳnh đế, tôm hùm Canada/tôm hùm Mỹ, sò điệp, hầu Phương đông, hầu Mỹ, hầu Thái Bình Dương, vẹm xanh, cua Dungeness, cua tuyết, ốc biển Đại Tây Dương, trai Địa Trung Hải, sò Manila.

-        

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay