Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Trồng trọt (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Trồng trọt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1: TRỒNG TRỌT
(PHẦN 2 – 20 CÂU)
Câu 1: Đất trồng gồm những thành phần gì và có vai trò như thế nào? Nêu các công việc chính trong công đoạn làm đất? Quy trình làm đất trước khi gieo trồng gồm những công đoạn nào?
Trả lời:
Đất trồng gồm có 3 phần: Phần rắn, phần lỏng và phần khí
- Phần rắn: Có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững.
- Phần lỏng: Có tác dụng cung cấp nước cho cây, hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
- Phần khí: Có tác dụng cung cấp khí oxygen cho cây, làm cho đất tơi, xốp và giúp rễ cây hấp thụ khi oxygen tốt hơn.
Các công việc chính trong công đoạn làm đất: làm đất trồng cây là công đoạn đầu tiên trong quy trình trồng trọt. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì kĩ thuật làm đất cũng khác nhau. Nhìn chung, kỹ thuật làm đất trồng cây gồm một số công việc chính sau: Cày đất, bừa/đập đất và lên luống.
Quy trình làm đất trước khi gieo trồng gồm: cày đất, bừa/đập đất, lên luống và bón phân lót.
Câu 2: Chăm sóc cây trồng gồm những công đoạn nào? Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng?
Trả lời:
Chăm sóc cây trồng gồm các công đoạn: tỉa, dặm cây; làm cỏ vun xới; tưới nước; tiêu nước và bón phân thúc.
Để việc phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phòng là chính.
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 3: Liệt kê một vài loại cây được thu hoạch từ các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
Trả lời:
Một số phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến là:
- Hái: rau, đỗ, nhãn, chôm chôm,...
- Nhỏ: su hào, sắn (khoai mì), lạc (đậu phộng),...
- Đào: khoai tây, khoai lang,...
- Cắt lúa, hoa, bắp cải,...
Câu 4: Trình bày kỹ thuật chiết cành?
Trả lời:
Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bỏ đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.
Câu 5: Nêu mục đích của dự án trồng rau an toàn?
Trả lời:
Rau xanh là một loại thực phẩm thiết yếu, không thể thiếu đối với bữa ăn của mỗi gia đình. Dự án trồng rau an toàn sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn rau chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiết kiệm chi phi mua rau. Việc tham gia trồng rau giúp con người nâng cao sức khoẻ, tinh thần vui vẻ. Mặt khác, trồng rau an toàn tạo nên một không gian xanh mát, giúp cải thiện bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn.
Câu 6: Trình bày triển vọng của ngành trồng trọt ở Việt Nam?
Trả lời:
Ngoài những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam còn có những lợi thế khác để phát triển trồng trọt như Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần củ thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.
Câu 7: Trình bày mục đích của quy trình bón phân lót?
Trả lời:
Bón phân lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm mục đích chuẩn bị sẵn "thức ăn" cho cây trồng hấp thụ ngay khi rễ vừa phát triển, tạo điều kiện để cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.
Câu 8: Nước có vai trò như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây?
Trả lời:
Nước cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Khi thiếu nước, cây sẽ bị héo. Nếu thiếu nước kéo dài, cây có thể bị chết. Vì vậy, cần phải tưới nước đầy đủ và kịp thời. Tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng cần có biện pháp tưới nước thích hợp.
Câu 9: Kể tên các dụng cụ, máy móc làm đất trồng cây đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em theo bảng mẫu sau:
Công việc làm đất |
Dụng cụ, máy móc sử dụng |
Cày đất |
|
Bừa đất, đập đất |
|
Lên luống |
Trả lời:
Công việc làm đất |
Dụng cụ, máy móc sử dụng |
Cày đất |
Máy cày |
Bừa đất, đập đất |
Máy bừa |
Lên luống |
Máy lên luống |
Câu 10: Nêu tác dụng của biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
Trả lời:
Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch,... và các chế phẩm sinh học để diệt sâu, bệnh. Phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường nên ngày càng được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Kiểm dịch thực vật là sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lý những sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh.
Câu 11: Nếu không bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
Sản phẩm trồng trọt sau khi thu hoạch nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách sẽ bị hao hụt về số lượng và chất lượng
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của loại sản phẩm trồng trọt và yêu cầu của bảo quân, cần có các phương pháp bảo quản phù hợp.
Câu 12: Trình bày kỹ thuật giâm cành?
Trả lời:
Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mất, nhưng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống đất hoặc cát ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.
Câu 13: Nêu các bước trồng, chăm sóc và thu hoạch rau?
Trả lời:
Bước 1. Chuẩn bị đất trồng rau: Cho đất trồng vào chậu hoặc thùng xốp, cách miệng khoảng 5 – 7 cm.
Bước 2. Gieo hạt hoặc trồng cây con: Dùng bay tạo những lỗ nhỏ trên bề mặt đất rồi đặt hạt hoặc cây rau giống vào, lấp đất và nén nhẹ, sau đó tưới nước cho cây. Tuỳ thuộc vào từng loại rau, cần chú ý đảm bảo mật độ và độ nông, sâu phù hợp.
Bước 3. Chăm sóc: Tưới nước hằng ngày cho rau vào sáng sớm hoặc chiều mát, đặc biệt cần tưới nước thường xuyên hơn vào những ngày nắng nóng. Bón phân định kỳ với liều lượng theo quy định. Hằng ngày, kiểm tra nhằm phát hiện sâu, bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bước 4. Thu hoạch: Tuỳ thuộc vào từng loại rau và nhu cầu sử dụng, có thể thu hoạch toàn bộ một lần hoặc chia thành nhiều lần; thu hoạch bằng tay, bằng dao, bằng kéo,... Khi thu hoạch cần chú ý tránh làm rau bị giập nát.
Câu 14: Phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp trồng trọt ngoài tự nhiên?
Trả lời:
- Ưu điểm: Phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.
- Nhược điểm: trồng trọt theo phương thức này, cây trồng để bị tác động bởi sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết (như giá rét, hạn hán, bão, lụt,...).
Câu 15: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em yêu thích.
Trả lời:
- Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng cây ớt.
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
1 |
Hạt giống ớt sừng (mua ớt khô về lấy hạt) |
Trái |
5 |
200đ |
1000đ |
2 |
Chậu nhựa chuyên dụng: đường kính khoảng 15 – 20cm |
Chiếc |
1 |
10000đ |
10000đ |
3 |
Đất trồng: Đất cát pha |
Miễn phí (lấy ở vườn) |
|||
4 |
Phân bón: phân bón cây loại NPK |
Gram |
20 |
600đ |
12000đ |
5 |
Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước |
Bộ |
1 |
50000đ |
50000đ |
Tổng cộng |
73000đ |
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ:
+ Hạt giống: Một ít hạt ớt khô làm giống.
+ Chậu nhựa chuyên dụng: Đường kính khoảng 15 – 20 cm.
+ Đất trồng: Đất cát pha.
+ Phân bón: phân bón cây loại NPK.
+ Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.
- Trồng, chăm sóc và thu hoạch:
+ Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ớt: Cho đất cát pha vào thùng xốp, cách miệng khoảng 5 - 7 cm.
+ Bước 2: Gieo hạt ớt: Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53oC) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng Mặt Trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 - 5 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
+ Bước 3: Chăm sóc cây ớt
Câu 16: Nêu vai trò của trồng trọt.
Trả lời:
Vai trò của trồng trọt:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Câu 17: So sánh ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công và biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh?
Trả lời:
Biện pháp thủ công |
Biện pháp hóa học |
|
Khái niệm |
Biện pháp thủ công là dùng tay để bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bà độc để diệt sâu. |
Biện pháp hoá học là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học để phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng. |
Ưu điểm |
đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh |
tiêu diệt sâu, bệnh nhanh và ít tốn công |
Nhược điểm |
tồn công và hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh. |
thường gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, vật nuôi và hệ sinh thái. |
Câu 18: Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển trồng trọt?
Trả lời:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt trong năm. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biến... Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cao.
Câu 19: Cần đảm bảo những yêu cầu gì khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh?
Trả lời:
Khi sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều lượng.
- Phun, rắc đúng kỹ thuật, không phun, rắc ngược chiều gió hoặc lúc trời mưa.
- Đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun, rắc thuốc đến khi thu hoạch.
- Đảm bảo quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường (đội mũ, đeo khẩu trang, kính, găng tay, đi ùng, mặc quần áo bảo hộ; bỏ chai, lọ, võ đụng thuốc đúng nơi quy định,...).
Câu 20: Liệt kê một số loại cây ở nước ta có thể thực hiện kỹ thuật giâm cành?
Trả lời:
Các loại rau có thể trồng bằng phương pháp giâm cành
- Cây rau mồng tơi
- Cây rau Bina.
- Cây rau muống.
- Cây hoa hồng.
- Cây rau ngót.
- Cây rau thơm.
- Cây rau dền.
=> Giáo án công nghệ 7 kết nối bài: Ôn tập chương I