Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 2: Lâm nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Lâm nghiệp. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: LÂM NGHIỆP
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Rừng là gì? Dựa vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành mấy nhóm? Các khu rừng hiện đang giữ bao nhiêu lượng cacbon?

Trả lời:

- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó hệ thực vật là thành phần chính của rừng.

- Ở Việt Nam, rừng rất đa dạng, phong phú, phân bổ khắp nơi trên lãnh thổ. Dựa vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành ba loại là: rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng.

- Các khu rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ 1.000 tỷ tấn carbon, nhiều gấp 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển.

Câu 2: Trình bày thời vụ trồng rừng thích hợp? Nêu mục đích của việc chăm sóc cây rừng? Liệt kê các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng?

Trả lời:

- Thời vụ trồng rừng thích hợp là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có nước tưới đầy đủ. Ở nước ta, thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa. Trồng rừng đúng thời vụ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt.

- Cây rừng sau khi trồng cần được chăm sóc định kỳ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.

- Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm sạch cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.

- Rừng phòng hộ được phân thành bốn loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chân giỏ, chân cát bay, rừng phòng hộ chân sông, lân biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Câu 3: Rừng đặc dụng có bao nhiêu dạng? Trình bày quy trình trồng rừng bằng cây con? Trình bày nguyên nhân diện tích rừng bị suy giảm?

Trả lời:

- Có ba dạng rừng đặc dụng chủ yếu là vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên, rừng văn hoá - lịch sử.

- Quy trình trồng rừng bằng cây con gồm các bước: tạo hố trồng, đặt cây con vào hố, lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.

- Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường và đời sống con người. Tuy nhiên, diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng không đúng cách,... làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Câu 4: Nêu vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái?

Trả lời:

Vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái:

- Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn

- Rừng chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, bảo vệ đê biển

- Rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ và điều hòa môi trường sinh thái.

- Rừng là nơi bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh.

- Rừng là nơi bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật

- Rừng là nơi có thể phục vụ nghiên cứu

- Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật.

Câu 5: Nêu các bước trồng rừng bằng cây con có bầu?

Trả lời:

Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu

Bước 2: Rạch bỏ vỏ bầu

Bước 3: Đặt bầu vào lỗ trong hố

Bước 4: Lắp và nén đất lần 1

Bước 5: Lấp và nén đất lần 2

Bước 6: Vun gốc

Câu 6: Nêu vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất?

Trả lời:

Vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất:

- Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cả con người.

- Rừng cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy, thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp nguồn dược liệu quý.

- Rừng là nơi du lịch sinh thải, thắng cảnh thiên nhiên.

- Việc giao đất, giao rừng đã tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Một số rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, khai thác gỗ và một số loại lâm sản.

Câu 7: Trình bày quy trình trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt?

Trả lời:

Ngoài phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu và bằng cây con rễ trần còn có hình thức trồng rừng bằng gieo hạt. Đây là phương pháp sử dụng hạt giống để gieo trên đất rừng. Sau một thời gian, cây non mọc lên với bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, cây không bị thay đổi môi trường sống. Tuy nhiên, trồng rừng bằng phương pháp này đòi hỏi số lần và thời gian chăm sóc nhiều, tốn hạt giống, cây non dễ bị ảnh hưởng bởi chim, kiến hoặc thời tiết bất lợi.

Câu 8: Hãy nêu những việc nên và không nên làm để bảo rừng hoặc bảo vệ cây xanh ở trường hoặc ở địa phương em.

Trả lời:

- Đề xuất những việc nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:

   + Trồng rừng đầu nguồn.

   + Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.

   + Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

   + Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của cây.

   + Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

- Đề xuất những không nên làm để bảo vệ rừng ở địa phương em:

   + Phá rừng.

   + Đốt rừng làm nương rẫy.

   + Chăn thả đại gia súc (trâu, bò,…) trong rừng.

   + Khai thác bừa bãi các loài động, thực vật quý hiếm.

   + Buôn bán và xuất khẩu các loài động, thực vật quý hiếm

Câu 9: Phân biệt các loại rừng ở Việt Nam?

Trả lời:

- Là loại rừng sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chồng sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.

- Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra, nó còn có vai trò phòng hộ và góp phần bảo vệ môi trường.

- Là loại rừng sử dụng chủ yếu đề bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch và nghiên cứu.

Câu 10: So sánh phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần?

Trả lời:

Trồng rừng bằng cây con có bầu

Trồng rừng bằng cây con rễ trần

Ưu điểm

Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ; có sức đề kháng cao, nhờ đó giảm thời gian và số lần chăm sóc. Mặt khác, do có bầu nên bộ rễ của cây được bảo vệ khi vận chuyển, nhờ đó cây có tỉ lệ sống cao.

Cây con được vận chuyển dễ dàng, chi phí thấp.

Nhược điểm

Phải có diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao.

khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương, cây trồng chậm phát triển. Hình thức này phù hợp với những cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ (bạch đàn, tràm, đước,....), nơi đất tốt và ẩm.

 

Câu 11: Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?

Trả lời:

Hiện nay Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển:

- Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

- Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

- Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang

- Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

- Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

- Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

- Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

- Khu dự trữ sinh quyển Langbiang

- Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa

- Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng

Câu 12: Tại sao cần làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố trước khi đào hố trồng cây rừng?

Trả lời:

Trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố vì: đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

Câu 13: Giải thích ý nghĩa bước 2 (rạch bỏ vỏ bầu) trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu

Trả lời:

Ý nghĩa:

- Vì khi rạch bỏ vỏ bầu, tháo lớp vỏ bọc này sẽ giúp cho phần rễ cây được ngấm nước nhiều hơn khi cho vào hố, dễ ra rễ non và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Khi rễ non phát triển, có độ ăn sâu vào lòng đất giúp cây bám chắc tốt và sinh trưởng được tốt và vững hơn.

Câu 14: Nêu hiểu biết của em về dấu chân carbon?

Trả lời:

Carbon footprint (dấu chân carbon) là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Câu 15: Tại sao khi lấp hố trồng cây phải cho lớp đất màu trộn với phân bón xuống hồ trước?

Trả lời:

Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.

Câu 16: Làm thế nào để giảm thiểu dấu chân carbon?

Trả lời:

Một số biện pháp giảm thiểu dấu chân carbon:

- Tính toán lượng khí thải carbon của bạn

- Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo

- Nâng cấp trang thiết bị tại nhà máy sang thiết bị tiên tiến và tiết kiệm điện năng

Câu 17: Không chăm sóc cây rừng sau khi trồng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

Rừng sau khi trồng nếu không chăm sóc sẽ gây ra hậu quả:

- Cây sẽ không thể phát triển hoặc sẽ bị chết. Vì nếu không chăm sóc thì cây bụi, cỏ dại mọc nhiều, cây khó phát triển được.

- Lâu ngày làm cho đất trống đồi trọc không được cải thiện, không ứng phó được với những thiên tai như lũ lụt, xói mòn đất,... gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của con người.

Câu 18: Nên trồng rừng bằng cây con rễ trần ở những vùng đồi trọc lâu năm. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Đối với những vùng đồi trọc lâu năm, nên trồng rừng bằng cây con rễ trần. Vì ở vùng đồi núi trọc khi gặp mưa lũ nước chảy mạnh gây xói mòn nên người ta sẽ trồng cây rễ trần để cây bám chắc vào đất không bị cuốn trôi khi mưa lũ.

Câu 19: Viết một đoạn văn ngắn, một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh thể hiện tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ rừng.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa rừng và cuộc sống của con người đã trở thành mối quan hệ mật thiết. Chắc hẳn, không có một dân tộc hay bất kỳ một đất nước nào mà không biết rõ vai trò của rừng trong cuộc sống. Nhưng ở rất nhiều quốc gia hiện nay, nhiều con người, nhiều cộng đồng đã không bảo vệ được rừng trước sự khai thác, chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt, không thể nào phục hồi được. Muốn phục hồi rừng phải mất và cần một thời gian rất dài, giống như xây dựng thì khó nhưng đạp đổ thì rất dễ. Có nhiều nơi mà rừng không thể phục hồi, khiến đất trở thành đồi trọc, sạt lở, sa mạc, nước mưa trở thành những dòng lũ cứ thế “bào mòn”, rửa trôi đi hết biết bao nhiêu chất dinh dưỡng, tạo nên lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng, gây thiệt hại rất nhiều về tài sản, tính mạng của những người dân khu vực đấy. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường lúc nào cũng là một đề tài vô cùng nóng hổi và cấp bách, dành được sự quan tâm của mọi người trên toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành; điều tiết nước, ngăn ngừa lũ lụt, chống xói mòn; bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng ở đất; chống cát di động ven biển, bảo vệ bờ đê của biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, cải hóa vùng bị chua do phèn, cung cấp gỗ cho con người,… Đặc biệt, rừng là ngôi nhà của biết bao loài động vật quý hiếm, chúng ta phải bảo vệ rừng thì mới mong duy trì được những tập tính, thói quen của các loài động vật hoang dã ấy. Hơn nữa, rừng còn cung cấp thực phẩm, dược liệu và là nguồn gen quý hiếm cho nhân loại. Vì vậy, nhân loại hãy cùng chung tay có những hành động cụ thể để bảo vệ rừng của chúng ta.

Câu 20: Lấy ví dụ về ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt?

Trả lời:

Năm 2020, Công ty DroneSeed ở Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái để gieo hạt ở những khu vực rừng đã bị cháy trụi ở bang California và Oregon của Mỹ. Máy bay không người lái với chiều dài gần 2,5 m có thể mang tới 26 kg hạt giống, mỗi chiếc có khả năng gieo hạt cho khoảng 50 ha đất mỗi ngày.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay