Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Chăn nuôi (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CHĂN NUÔI
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi? Trình bày định hướng phát triển của chăn nuôi?

Trả lời:

- Chăn nuôi là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm cho con người sử dụng hằng ngày, cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt,...

- Hiện nay, chăn nuôi đang hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững để cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn.

Câu 2: Chăm sóc và nuôi dưỡng có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả chăn nuôi?

Trả lời:

Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi. Khi vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) chất lượng cao; người chăn nuôi có lãi và vật nuôi được đảm bảo phúc lợi động vật

Câu 3: Nêu một số nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Vật nuôi bị bệnh do một số nguyên nhânsâu:

- Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus....)

- Do thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, thức ăn không an toàn

- Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...)

- Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh,...)

Câu 4: Nêu ưu và nhược điểm của các loại thức ăn cho gà?

Trả lời:

Đối với thức ăn công nghiệp chế biến sẵn, thường có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi của gà. Khi nuôi gà bằng thức ăn tự nhiên, cần phối trộn đủ bốn nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phù hợp để gà nhanh lớn, có sức đề kháng cao.

Câu 5: Tìm hiểu thêm về phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại. Cho biết ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của từng phương thức. 

 - Chăn nuôi nông hộ:

+ Ưu điểm: Vốn đầu tư ít, quy mô nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp, sử dụng lao động nhàn rỗi và mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều gia đình.

+ Hạn chế: Trình độ kỹ thuật và công nghệ, tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai) hạn chế, khả năng kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm yếu, lợi nhuận thấp.

+ Khả năng phát triển trong tương lai: phương thức chăn nuôi nông hộ đang ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có sự chuyển đổi phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

- Chăn nuôi trang trại:

+ Ưu điểm: Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho người dân, có thể chăn nuôi với số lượng vật nuôi lớn, phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh, có biện pháp xử lý chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người, mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

+ Hạn chế: Đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi nguồn lực (vốn, đất đai) lớn, việc thiết kế và quy hoạch trang trại thiếu hợp lý khiến cho chuồng trại kiểu cũ rất khó khi ứng dụng công nghệ tiên tiến dù có tốn tiền mua các sản phẩm hiện đại.

+ Khả năng phát triển trong tương lai: phương thức chăn nuôi trang trại đang ngày càng trở nên phổ biến, là hướng đi bền vững trong định hướng và phát triển kinh tế và đảm bảo yếu tố an toàn môi trường.

Câu 6: Giống vật nuôi bản địa có ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Giống vật nuôi bản địa có ưu điểm chung là dễ nuôi, chịu được kham khổ, thích nghi với điều kiện môi trường địa phương và sản phẩm (thịt, trứng, sữa) thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản. Tuy nhiên, chúng thường có năng suất thấp nên hiện nay số lượng bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.

Câu 7: Phân tích các giai đoạn nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?

Trả lời:

- Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ khi vật nuôi cai sữa đến khi phối giống lần đầu (gia súc),

- Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến khi vào đẻ (gia cầm). Cho vật nuôi hậu bị ăn ít hơn so với nhu cầu để chúng không quá béo và sẽ đẻ tốt. Với gia cầm, ngoài hạn chế ăn còn phải hạn chế ánh sáng để chúng không đề quá sớm khi cơ thể còn quá bé. Giai đoạn có chứa (mang thai) cần cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. Con cái không được quá béo hoặc quá gầy.

- Giai đoạn đẻ và nuôi con (tiết sữa) cần được cho ăn tự do theo nhu cầu để chúng tiết sữa được nhiều nhất, gia cầm đẻ nhiều trứng nhất.

Câu 8: : Người nuôi cần làm gì khi trị bệnh cho vật nuôi?

Trả lời:

Khi phát hiện vật nuôi bị bệnh, cần báo ngay cán bộ thú y đến khám và điều trị. Bác sĩ thú y sẽ căn cứ vào loại bệnh, mức độ bệnh và hiệu quả kinh tế mà đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.

Câu 9: Nêu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh phổ biến ở gà?

Trả lời:

Bệnh tiêu chảy

Bệnh dịch tả (bệnh gà rù, bệnh Newcastle)

Bệnh cúm gia cầm

Biểu hiện

gà ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, có màu xanh hay trắng.

gà thường bỏ ăn, buồn rầu, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh

gà sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân.

Nguyên nhân

do gà bị nhiễm khuẩn từ thức ăn, nước uống hay từ môi trường

bệnh do virus gây ra và lây lan mạnh (chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi).

do virus cúm gia cầm gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, ngan,... đồng thời có thể gây bệnh cho người.

Phòng, trị bệnh

luôn cho ăn thức ăn sạch, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi,

máng ăn, máng uống sạch sẽ. Khi gà có biểu hiện bệnh, cần điều trị kịp thời.

chủ yếu là phòng bệnh bằng vaccine. Khi gà đã bị bệnh thì hầu như không thể chữa được.

hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy sử dụng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cúm gia cầm. Đồng thời không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm thì phải báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để tiêu huỷ và thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Câu 10: Hãy kể tên 3 loài vật thuộc nhóm gia súc, 3 loài thuộc nhóm gia cầm và vai trò của chúng

Trả lời:

Vật nuôi

Vai trò

Gia súc

Bò sữa

Cung cấp thực phẩm (thịt, sữa) và xuất khẩu

Trâu

Cung cấp thực phẩm và sức kéo

Chó

Giữ nhà, làm cảnh; làm bạn, cung cấp thực phẩm

Gia cầm

Cung cấp thực phẩm (thịt, trứng); lấy lông chế biến các sản phẩm tiêu dùng khác; phương tiện báo thức ở nông thôn; làm cảnh; đá gà.

Vịt

Cung cấp thịt, trứng, lông; một số loài phục vụ xiếc

Ngỗng

Cung cấp thịt, trứng, lông, ngoài ra còn canh gác, giữ nhà

Câu 11: Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?

Trả lời:

- Vệ sinh khu vực chuồng trại:

Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, giữ cho chuồng nuôi luôn sạch, khô ráo, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

- Thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi bao gồm phân, nước tiểu, xác vật nuôi chết, nước thải,... Nếu chất thải không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý, bảo quản đúng quy định, không để chúng phát tán ra môi trường.

Câu 12: Nuôi dưỡng là gì? Chăm sóc là gì? Phúc lợi động vật là gì?

Trả lời:

- Nuôi dưỡng là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi.

- Chăm sóc là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ,... để vật nuôi được sống thoải mái, khỏe mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất.

- Phúc lợi động vật là việc đối xử tốt với vật nuôi để chúng có trạng thái, thể chất và tinh thần tốt nhất, không bị đói, khát, tù túng, đau đớn, được thể hiện các tập tính tự nhiên thoải mái nhất.

Câu 13: Bệnh là gì? Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng gì?

Trả lời:

- Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi, thường có những biểu hiện như buồn bã, chậm chạp, giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, hó, bại liệt,.... Bệnh năng có thể gây chết vật nuôi.

- Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có tác dụng:

+ Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho vật nuôi, giúp vật nuôi giảm khả năng nhiễm bệnh.

+ Tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế sự tiếp xúc của vật nuôi với nguồn bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

+ Tiêm vaccine có tác dụng tạo miễn dịch cho vật nuôi, giúp vật nuôi chống lại tác nhân gây bệnh.

+ Giảm tác hại của bệnh và giúp vật nuôi nhanh hồi phục.

Câu 14: Nêu các biện pháp phòng bệnh cho gà? Liệt kê một số bệnh phổ biến ở gà?

Trả lời:

Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính. Đề phòng bệnh cho gà hiệu quả cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo ba sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Bên cạnh đó, cần đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp II, tiêm vaccine đầy đủ và kịp thời.

Một số bệnh phổ biến ở gà: bệnh tiêu chảy, bệnh dịch tả (bệnh gà rù, bệnh Newcastle), bệnh cúm gia cầm,…

Câu 15: Ngày nay, người ta cho rằng chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên rất có giá trị. Em cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Theo em ý kiến trên đúng. Vì chất thải chăn nuôi có thể được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp và sản xuất năng lượng.

- Chất thải rắn làm phân hữu cơ: đẩy chất thải lỏng đậm đặc vào đất làm cho các chất dinh dưỡng được thấm sâu vào đất, hạn chế bị rửa trôi và giảm ô nhiễm mùi hôi khó chịu.

- Chất thải lỏng làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng: tưới trực tiếp bã thải hoặc nước thải lên bề mặt đồng ruộng giúp tiết kiệm lượng nước tưới cây.

- Sản xuất năng lượng: đưa chất thải chăn nuôi xuống hầm biogas quy mô lớn để sinh khí gas nhằm chạy máy phát điện.

Câu 16: Trình bày hiểu biết của em về chăn nuôi công nghệ cao?

Trả lời:

Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm giảm công lao động, chi phí sản xuất, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn. Một số công nghệ hiện đại đang được ứng dụng trong chăn nuôi như tự động cho ăn, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khoẻ, điều chỉnh nhiệt độ, thu hoạch (trứng, stra)....

Câu 17: So sánh sự khác nhau về đặc điểm của vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành?

Trả lời:

Đặc điểm khác nhau của vật nuôi trưởng thành và vật nuôi non:

- Vật nuôi non khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

- Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.

Câu 18: Vaccine là gì?

Trả lời:

Vaccine là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh, được điều chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng cho vật nuôi. Khi được tiêm phòng vaccine, vật nuôi có thể không bị mắc bệnh đó nữa.

Câu 19: Lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Vai trò của lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng:

- Hút ẩm từ chất thải.

- Giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật nuôi và chất thải của vật nuôi mà

- Giảm sự tập trung của vi khuẩn và làm giảm bớt thức ăn của chúng, số lượng vi sinh vật nhờ đó mà giảm đi.

- Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường chăn nuôi vật nuôi. Lớp dọn chuồng hút ẩm từ không khí khi không khí quá ẩm và giải phóng hơi nước khi không khí quá khô. Vào những ngày lạnh vật nuôi thích thú với sự ấm áp của lớp độn chuồng và vào những ngày nóng chúng thải bớt nhiệt trong cơ thể bằng cách vùi mình trong lớp độn chuồng.

Câu 20: Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là:

- Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta. - Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay