Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Chăn nuôi (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: CHĂN NUÔI
(PHẦN 2 – 20 CÂU)
Câu 1: Vật nuôi đực giống là gì? Vật nuôi cái sinh sản là gì? Vật nuôi cái sinh sản phải trải qua những giai đoạn nào?
Trả lời:
- Vật nuôi đực giống là vật nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay lấy tinh để thụ tinh nhân tạo. Mỗi con đực thường dùng phối giống cho hàng chục, thậm chí là hàng trăm con cái nên chúng có vai trò hết sức quan trọng.
- Vật nuôi cái sinh sản là các con cái được nuôi để đẻ con (với gia súc) hay đẻ trứng (với gia cầm). Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản có ý nghĩa quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và con non.
- Mỗi gia súc cái sinh sản đều phải trải qua ba giai đoạn là hậu bị, chửa và đẻ con; gia cầm mái thì qua hai giai đoạn là hậu bị và đẻ trứng. Ở mỗi giai đoạn này, chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
Câu 2: Trình bày các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi?
Trả lời:
Một số biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:
- Nuôi dưỡng tốt: cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.
- Chăm sóc chu đáo: thực hiện chăm sóc phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo chuồng nuôi ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không quả nóng, không quá lạnh.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh, thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi.
- Cách li tốt: Cách li vật nuôi khỏe mạnh với vật nuôi bị bệnh và các nguồn lây nhiễm khác.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.
Câu 3: Có thể đưa vật nuôi đi khám ở đâu?
Trả lời:
Bệnh viện thú ý: Với nhu cầu khám chữa bệnh cho vật nuôi ngày càng cao, đã có nhiều bệnh viện thú y được thành lập với các trang thiết bị hiện đại như: hệ thống X-quang, siêu âm màu 4D, dụng cụ phẫu thuật nội soi, phòng mổ, phòng cấp cứu hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, một số bệnh viện thú y còn có "khách sạn" cho thú cưng.
Câu 4: Trình bày cách cho ăn phù hợp với từng giai đoạn của gà?
Trả lời:
- Gà dưới một tháng tuổi: cần cho ăn thức ăn giàu đạm, cho ăn tự do, thức ăn luôn có trong máng đề gà ăn liên tục.
- Từ một đến ba tháng tuổi: cho ăn từ 3 đến 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 đến 4 giờ.
- Gà trên ba tháng tuổi: cho ăn tự do để gà lớn nhanh, chóng được xuất bản.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của một số vật nuôi đặc trưng theo vùng miền ở nước ta?
Trả lời:
- Gà Đông Tảo:
+ Nguồn gốc: Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
+ Đặc điểm: Gà Đông Tảo là giống gà quý, có đôi chân to và thô, thịt thơm ngon. Gà trồng có lông màu đỏ tia, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg. Gà mái có lông màu đất sét hay lá chuối khô, khi trưởng thành có thể nặng trên 3,0 kg.
- Lợn cỏ:
+ Nguồn gốc: Các tỉnh miền Trung
+ Đặc điểm: Lợn có có da và lông màu đen. Lợn có khối lượng nhỏ (chỉ khoảng 10 – 15 kg), chậm lớn, đề ít. Tuy nhiên giống lợn này dễ nuôi, thịt săn chắc, thơm ngon.
- Bò vàng (bò cóc, bò cỏ, bò ta):
+ Nguồn gốc: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
+ Đặc điểm: Bò vàng có lông màu vàng nhạt, tầm vóc nhỏ, chậm lớn nhưng dễ nuôi. Bỏ cái trưởng thành nặng khoảng 160 - 170 kg, bỏ đực nặng khoảng 250 - 260 kg. Bò cái thường dùng để lai với bò đực Sindhi, đẻ ra bê lai, lớn nhanh hơn bỏ mẹ.
- Chó Phú Quốc:
+ Nguồn gốc: Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
+ Đặc điểm: Giống chó Phú Quốc có đặc điểm nổi bật với các xoáy lông ở lưng, chân có màng bơi. Chó nổi tiếng với sự tinh khôn, gan dạ. Chó có ba màu lông cơ bản là vện, đen và vàng.
Câu 6: Quan sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình hoặc địa phương em và cho biết những công việc nào đã làm tốt, công việc nào làm chưa tốt. Trao đổi với người thân và đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Trả lời:
- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đã làm tốt:
+ Nhập con giống từ các cơ sở uy tín, an toàn dịch bệnh, không sử dụng các con giống không rõ nguồn gốc,… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh bùng phát, lây lan.
+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh giúp tăng sức đề kháng, giảm khẩu phần thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, khử mùi hôi, nâng cao sản lượng, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.
+ Chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP, chăn nuôi hữu cơ.
- Những công việc trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi chưa làm tốt:
+ Người dân còn thiếu kiến thức an toàn sinh học trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
+ Còn chủ quan, lơ là, chưa có biện pháp chủ động trong việc chăm sóc vật nuôi khi thời tiết rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng bất thường.
+ Việc vệ sinh chuồng nuôi chưa được thực hiện thường xuyên và đúng cách.
- Đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
+ Tăng cường các công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người chăn nuôi trên địa bàn về các kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
+ Khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP trong nông hộ.
+ Thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh chuồng trại của các cơ sở chăn nuôi.
Câu 7: Trình bày các công việc chăm sóc gà thả vườn?
Trả lời:
Các công việc chăm sóc gà thịt thả vườn:
+ Sau khi gà được một tháng tuổi, cần thường xuyên thả ra vườn để vận động và kiếm thức ăn.
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hằng ngày.
+ Thường xuyên quan sát gà để phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời.
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.
Câu 8: Bệnh do vi sinh vật gây ra rất nguy hiểm. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Bệnh do vi sinh vật lại nguy hiểm vì bệnh do vi sinh vật gây ra thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế và khó điều trị được bằng kháng sinh; có thể gây chết vật nuôi.
Câu 9: Trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì phòng bệnh thì sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này. Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. Nếu vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra bệnh có thể lây lan ra toàn bộ vật nuôi gây thiệt hại rất lớn.
Câu 10: Vật nuôi đặc trưng vùng miền là gì?
Trả lời:
Vật nuôi đặc trưng vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm.
Câu 11: Hãy tìm hiểu về các loại thuốc và cách sử dụng thuốc để trị bệnh tiêu chảy cho gà.
Trả lời:
- ANIMOXCOL: Đặc trị các bệnh đường tiêu hóa
+ Thành phần: Amoxiclintrihydrat 20%, Colistinsulphat 120.000.000UI, BMD 100g.
+ Công dụng: Có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa mới xảy ra trên đàn gà.
+ Liều dùng: 1g/10kgP tương đương 1g/2l nước uống. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/2 lít nước).
- COLI MOX S500: Đặc trị tiêu chảy phân trắng phân xanh, viêm ruột hoại tử
+ Thành phần: Đây là sản phẩm Amoc 50% với thành phần bao gồm Amoxiclintrihydrat 500 g, Colistin 1.250.000.000 UI và acid Clavulanic 100g.
+ Công dụng: Điều trị các bệnh viêm ruột hoại tử, Ecoli kéo màng, tiêu chảy cấp…
+ Liều dùng; 1g/30 - 35kgP tương đương 6- 7 lít nước (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/6-7 lít nước).
- AMOXI- ONE: Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây ra bởi các loại vi khuẩn
+ Thành phần: Sản phẩm được nhập khẩu từ Italia được sản xuất tại nhà máy Vetoquinol. Với công nghệ hạt NaNo và công nghệ Bóc tách kháng sinh giúp thuốc thẩm thấu tốt và cho tác dụng điều trị cao. Thành phần chính của siêu phẩm này là Amoxicilin Trihydrat 800mg.
+ Công dụng: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như Ecoli, Salmonella,… gây tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân xanh, Viêm ruột hoại tử, Coryza, Thương hàn,…
+ Liều dùng: 1g/ 40- 60kgP tương đương 8- 12 lit nước. Liều điều trị 1g/ 35- 40kgP. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/8-12 lít nước).
- COLI 4800: Đặc trị các bệnh trên đường tiêu hóa
+ Thành phần: Trong sản phẩm có chứa Colistin Sulphate 4.800.000.000 UI.
+ Công dụng: Đặc trị ỉa chảy, viêm ruột cấp tính và mãn tính, tụ huyết trùng, viêm dạ dày ruột.
+ Liều dùng : 1g/2-4 kg thức ăn hoặc 4- 8 lit nước. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/4-8 lít nước).
- DICLACOX 3.0: Đặc trị bệnh Cầu trùng
+ Thành phần: Bao gồm Diclazuril 25g, vitamin K3, Vitamin C,…
+ Công dụng: Sản phẩm có tác dụng cắt đứt vòng đời của Cầu trùng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Liều dùng: 1ml/5 lít nước uống tương đương 1ml/ 25kgP. (Trộn thuốc với thức ăn hoặc pha nước uống với liều lượng 1g/5 lít nước).
Câu 12: Nêu những biện pháp cần chú ý trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống?
Trả lời:
Đề vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt và cho ra đời sau có chất lượng cao thì quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống cần chú ý những biện pháp sau:
- Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
- Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo hoặc quá gầy.
- Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Tắm chải và cho vật nuôi vận động thường xuyên.
- Khai thác tinh hay cho giao phối khoa học.
Câu 13: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Khi quan sát một đàn vật nuôi, em có thể nhận biết được vật nuôi bị bệnh qua một số trạng thái sinh lí không bình thường của vật nuôi, thường có những biểu hiện như buồn bã, chậm chạp. giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ho, bại liệt,..
Câu 14: Trình bày cách chăm sóc gà từ giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng?
Trả lời:
Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cần thận để gà khoẻ mạnh. Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm hay thường gọi là “úm gà". Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Nếu nhiệt độ thích hợp, gà sẽ phân bố đều trên sàn; nếu gà bị lạnh, chúng sẽ chụm lại thành đám ở dưới đèn úm; nếu gà bị nóng, chúng sẽ tản ra, tránh xa đèn úm
Câu 15: Liệt kê một số loài vật nuôi phổ biến ở nước ta?
Trả lời:
Vật nuôi phổ biến là những loại vật nuôi được nuôi ở hầu khắp các vùng miền của nước ta. Chúng được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm.
- Gia súc: lợn, bò, trâu, dê,…
- Gia cầm: vịt, gà, ngan, ngỗng,…
Câu 16: Theo em, khi làm chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ cần chú ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Theo em, khi làm chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ cần chú ý những vấn đề:
- Chuồng nuôi làm theo kiểu thông thoáng tự nhiên với kích thước: chiều rộng 6 – 9 m, chiều cao tính từ đầu kèo tới mặt nền chuồng 3 – 3,5m, chiều dài tùy ý nhưng ngăn thành ô, đảm bảo mỗi ô có thể nuôi từ 500 – 1000 gà có độ tuổi 4 - 5 tháng. Mái chuồng lợp các vật liệu (ngói, tôn, lá tùy ý).
- Nền chuồng đầm kỹ, láng xi măng cát có độ dốc thoải dễ thoát nước khi rửa nền sau khi bán gà. Xung quanh chuồng xây tường bao cao 40cm, phần còn lại căng lưới B40 hoặc đan phên tre để có độ thoáng, bên ngoài căng bạt che gió và chắn mưa hắt. Có hiên rộng 1 - 1,2m, trước hiên làm rãnh nước. Phía trước mỗi cửa ra vào xây hố sát trùng.
- Diện tích chuồng đảm bảo nuôi nhốt được khi không thể thả gà ra ngoài với mật độ nuôi từ 6 - 7 con/m2 (nuôi 1000 gà thì phải có diện tích chuồng rộng từ 150 – 170m2).
- Nếu nuôi gối 1,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng, nuôi gối 2,5 tháng 1 lứa thì phải có 02 chuồng.
Câu 17: Vật nuôi non có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm chung của vật nuôi non là:
- Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
- Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.
Câu 18: Trong các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi, phương pháp nào là quan trọng nhất, tại sao?
Trả lời:
Trong các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi, sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.
Vắc-xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân, một phần hoặc có cấu trúc tương tự), sau khi tiêm vào cơ thể vật nuôi sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, tăng số lượng kháng thể nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
Câu 19: Khi dùng thuốc trị bệnh cho gà cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đúng thuốc: mỗi loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị với một hoặc một vài loại bệnh nhất định, vì vậy cần sử dụng thuốc phù hợp cho từng loại bệnh thì việc điều trị mới có hiệu quả.
- Đúng thời điểm: khi gà có dấu hiệu bị bệnh, cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt.
- Đúng liều lượng: sử dụng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Câu 20: Ngành chăn nuôi ở nước ta có những triển vọng gì?
Trả lời:
Ngành chăn nuôi có những triển vọng như: sản xuất hàng hoá theo mô hình khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
=> Bài giảng điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức bài: Ôn tập chương III