Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Thuỷ sản

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Thuỷ sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: THỦY SẢN
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày vai trò của thủy sản? Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản hợp lí có vai trò như thế nào?

Trả lời:

- Thuỷ sản cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người; cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu; cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi; tạo thêm công việc cho người lao động; đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người. Ngoài ra, các hoạt động thuỷ sản trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Câu 2: Khi vận chuyển cá giống cần lưu ý những vấn đề gì? Nêu những lưu ý trong quá trình thả cá giống? Cần lựa chọn cá giống như thế nào?

Trả lời:

- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng, có chứa nước sạch và cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.

- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.

- Chọn cá giống: Cá giống cần đồng đều, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp.

Câu 3: Cần thực hiện những vấn đề nào khi khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hiệu quả cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ.

- Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý hiếm.

- Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những hình thức có tính huỷ diệt (sử dụng thuốc nổ, kích điện,...).

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.

Câu 4: Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là bao nhiêu? Em hãy cho biết độ trong thích hợp cho ao nuôi?

Trả lời:

- Cá là loài động vật biển nhiệt (thân nhiệt của cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước). Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển trong khoảng từ 25 °C đến 28°C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cả ăn kém, sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ quá lạnh có thể làm cá bị chết rét, còn nhiệt độ quá cao làm cá bị chết nóng.

- Nước tinh khiết không có màu. Nhưng trong ao nuôi cá, màu sắc của nước ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tạo khí oxygen của tào sống trong nước. Độ trong thích hợp cho ao nuôi từ 20cm đến 30cm, nước quá trong cũng không tốt cho ao nuôi, nước quá đục làm ảnh hưởng đến mang cá và khả năng bắt mồi.

Câu 5:  Trình bày những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản là một trong các yếu tố quyết định chất lượng thuỷ sản và hiệu quả kinh tế trong nuôi thuỷ sản. Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Quản lý tốt chất thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

- Thực hiện tốt các biện pháp quản lý, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt là phòng chống

dịch bệnh.

- Khuyến khích các hộ nuôi thuỷ sản tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

- Hạn chế sử dụng kháng sinh, hoá chất, khuyến khích sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong phòng, trị bệnh cho thuỷ sản và xử lý môi trường.

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản.

Câu 6: Theo em, việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng gì? 

Trả lời:

- Việc rắc vôi bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng: 

+ Hạ phèn, giảm phèn đáy ao, ngăn ngừa nhiễm phèn xì phèn khi cấp nước vào ao.

+ Diệt tạp, trừ mầm bệnh, vi khuẩn có hại còn tồn tại trong ao từ vụ nuôi trước.

+ Tăng độ pH của đất đáy ao, từ đó giải phóng phốt pho trong trầm tích giúp cho các sinh vật phù du phát triển, tạo nguồn thức ăn cho tôm cá.

Câu 7: Chứng minh rằng nguồn lợi hải sản nước ta rất phong phú?

Trả lời:

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng, có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như các loài thuỷ sản đặc sản (tôm hùm, cá song,...), các loài thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao (cá tra, cá basa,...), mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi trồng.

Vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng với khoảng 2 040 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể và rong biển

Câu 8: Ao nuôi cá cần chuẩn bị như thế nào trước khi thả cá?

Trả lời:

Trước mỗi lứa nuôi cá cần phải tháo cạn hoặc bơm cạn nước để bắt sạch cá còn sót lại trong ao, vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao. Nếu là ao đất có lớp bùn dày dưới đáy cần phải hút bớt lớp bùn. Sau đó tiến hành rắc vôi bột từ 7 đến 10 kg/100 m² đáy ao, phơi đáy ao khoảng 3 - 5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Khi lấy nước cần lọc qua túi lưới nhằm ngăn cá tạp vào ao.

Câu 9: Động vật thủy sản gồm những loài nào?

Trả lời:

Động vật thủy sản bao gồm các nhóm:

- nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…);

- nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất);

- nhóm động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....);

- nhóm rong;

- nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…).

Câu 10: Những lưu ý khi cho cá ăn?

Trả lời:

Trong nuôi cá thương phẩm, khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1 – 2 mm. Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm. Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ - chiều bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cá trong ao.

Lượng thức ăn giảm đi vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn. Trong ao có thả cá trắm cỏ dùng thêm thức ăn xanh (cỏ, rau,...) được quây trong một cái khung để cá được ăn tập trung.

Câu 11: Nêu những điều cần chú ý trong quy trình chăm sóc, thu hoạch cá trong ao.

Trả lời:

Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá: 

- Thức ăn và cho cá ăn:

+ Khi mới thả cá, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cỡ khoảng 1 – 2 mm.

+ Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm.

+ Hằng ngày cho cá ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi với lượng thức ăn chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cá trong ao. (Vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bẩn, lượng thức ăn giảm đi).

- Quản lý chất lượng nước ao nuôi cá:

+ Cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch hàng tuần (ở nơi khó thay nước định kỳ thi sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao)

+ Nếu là ao đất, định kỳ cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.

+ Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cả trong ao như máy bơm, máy phun mưa, máy quạt nước,...

- Phòng, trị bệnh cho cá:

+ Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mỗi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi đề kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao.

+ Khi thấy có hiện tượng bất thường cần quan sát và nhanh chóng đưa phương án xử lý. (Ví dụ: Khi thấy hiện tượng cá ngạt, nỗi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa,...

+ Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với kỹ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lý bệnh kịp thời).

Thu hoạch cá nuôi trong ao:

+ Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch.

+ Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.

Câu 12: Kể tên những loài thủy sản được xuất khẩu ở nước ta?

Trả lời:

Những loài thủy sản được xuất khẩu của nước ta: tôm hùm, cá mú, cá cam,  cá măng biển, cá mú vàng nước ngọt, cá ba sa, cá tra, cá chình, ếch đồng, cua biển,…

Câu 13: Nêu các việc làm quản lý chất lượng nước ao nuôi cá?

Trả lời:

Hằng tuần cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch nếu có thể. Ở nơi khó thay nước định kỳ thì sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao. Nếu là ao đất, định kỳ cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp khí oxygen cho cá trong ao như máy phun mưa, máy quạt nước,...

Câu 14: Nêu những việc nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Những việc nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Không xả rác, nước thải ra biển gây ô nhiễm nguồn nước

- Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ.

- Báo ngay cho cơ quan chức năng khi có hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt

- Tuyên truyền để mọi người cùng nhau đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn hải sản gần bờ...

Câu 15: Nêu những việc không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Những việc không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xả trực tiếp nước thải ra biển

- Dùng mìn, dùng điện để đánh bắt thủy sản

- Làm ngơ đi qua khi gặp hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt, trái pháp luật.

Câu 16: Trình bày những hình thức thu hoạch cá?

Trả lời:

Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Đối với nuôi cá trong ao có hai hình thức thu hoạch:

- Thu tỉa: Khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày, có thể đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.

- Thu toàn bộ: Khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm, tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 lần vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó tát cạn và bắt sạch cá.

Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ có chứa nước sạch, có cung cấp khí oxygen, vận chuyển đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.

Câu 17: Hoa dự định nuôi một bể cá vàng khoảng 10 con. Biết rằng, giá mỗi con cá vàng là 15 000 đồng, tiền mua bể và các dụng cụ cần thiết là 600 000 đồng, tiền mua thức ăn là 30 000 đồng/tháng. Em hãy giúp bạn Hoa tính toán chi phí cần thiết để nuôi 10 con cá vàng trong 6 tháng đầu theo mẫu bảng dưới đây.

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Chi phí dự tính (đồng)

1

Cá giống

Con

?

?

?

2

Bể nuôi, dụng cụ cần thiết

Chiếc

?

?

?

3

Thức ăn

Tháng

?

?

?

Tổng chi phí

Trả lời:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Chi phí dự tính (đồng)

1

Cá giống

Con

10

15000

150000

2

Bể nuôi, dụng cụ cần thiết

Chiếc

1

60000

60000

3

Thức ăn

Tháng

6

30000

180000

Tổng chi phí: 390000 đồng

 

Câu 18: Khi vệ sinh đáy ao, việc rắc bột khi vệ sinh có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc rắc bột khi vệ sinh đáy ao có tác dụng:

- Giúp hạ phèn đất và nước, ổn định pH nước, diệt được cá tạp địch hại và cả các mầm bệnh trong ao.

- Giúp cho mùn bã đáy ao được phân hủy, làm đáy ao tốt hơn do được khoáng hóa, chất lượng nước cũng được cải thiện.

Đối với tôm nuôi, chất vôi trong ao còn có tác dụng đến tôm trong việc hình thành vỏ.

Câu 19: Vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn phải giảm lượng thức ăn cho cá. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Cần phải giảm lượng thức ăn cho thủy sản vào ngày thời tiết xấu hoặc khi nước ao bị bẩn vì do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột khiến cá bị sốc, ngộ độc, giảm sức đề kháng và nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nếu giữ nguyên lượng thức ăn thì sẽ dẫn đến cá trong ao không sử dựng thức ăn triệt để càng làm ô nhiễm thêm môi trường nước, từ đó mắc bệnh và chết hàng loạt.

Câu 20: Việc bổ sung nước sạch hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ có tác dụng gì trong quá trình nuôi cá?

Trả lời:

Việc bổ sung nước sạch, hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy bơm, máy quạt nước,.. có tác dụng:

- Sục khí oxy vào trong nước giúp môi trường nước ao sạch, trong lành hơn, có nhiều oxy cho cá hô hấp, phát triển khỏe mạnh nhất có thể.

- Giúp cho ao nuôi trở nên sạch sẽ hơn, có thể thổi được thức ăn thừa khi cho thủy sản ăn nổi lên mặt nước giúp hỗ trợ cho việc dọn vệ sinh ao nuôi.

Giúp giảm được nhiều chi phí vận hành, cải thiện hiệu quả sản xuất và tăng năng suất trong quá trình sử dụng trong việc nuôi cá.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay