Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 25: công nghệ trồng cây không dùng đất

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 25: công nghệ trồng cây không dùng đất. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.

BÀI 25: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY KHÔNG DÙNG ĐẤT

(17câu)

1. Nhận biết (8 câu)

Câu 1: Thế nào là trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

Kĩ thuật trồng cây không dùng đất là một kĩ thuật trồng cây hiện đại, trong đó cây được trồng trên một hệ thống không có đất. Có hai hình thức là thuỷ canh và khí canh.

 

Câu 2: Nêu cơ sở khoa học của việc trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

Cây trồng chỉ có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện được cung cấp đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng và không khí. Đất trồng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, nước cho cây và giúp cây đứng vững. Do đó, có thể trồng cây không dùng đất bằng cách sử dụng dung dịch dinh dưỡng để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời sử dụng giá thể để giúp cây đứng vững.

 

Câu 3: Thế nào là kĩ thuật thủy canh?

Trả lời:

Thuỷ canh là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng vào hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thuỷ canh). Tuỳ theo từng hệ thống mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.

 

Câu 4: Thế nào là kĩ thuật khí canh?

Trả lời:

Khí canh là một kĩ thuật trồng cây trong môi trường kin hoặc bán kín, không sử dụng đất. Đặc điểm của phương pháp này là bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng với áp suất cao tạo nên các hạt sương bám dính vào bộ rễ của cây.

 

Câu 5: Nêu cấu trúc cơ bản của hệ thống thủy canh?

Trả lời:

Một hệ thống thuỷ canh cơ bản gồm hai phần:

Bể/thùng chứa dung dịch dinh dưỡng: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây. Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây. Cây được trồng và được giữ thẳng đứng trên máng bằng các rọ đỡ hoặc các vật liệu nhẹ, có thể bổ sung các giá thể xung quanh để đỡ cây.

 

Câu 6: Nêu cấu trúc cơ bản của hệ thống khí canh?

Trả lời:

Một hệ thống khí canh cơ bản gồm ba phần:

– Bể chứa dung dịch: là nơi chứa dung dịch dinh dưỡng cho cây. Bể chứa có thể nằm cùng hoặc tách rời với máng trồng cây.

– Máng trồng cây: là bộ phận đỡ cây. Cây được trồng và được giữ thẳng đứng trên máng bằng các rọ đỡ hoặc các vật liệu nhẹ, có thể co dãn dễ dàng.

– Hệ thống phun sương: gồm có bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương. Hệ thống thường được thiết kế đồng bộ với bộ hẹn giờ hoặc bộ điều khiển.

 

Câu 7: Thế nào là dung dịch dinh dưỡng?

Trả lời:

Dung dịch dinh dưỡng sử dụng trong hệ thống trồng cây không dùng đất là dung dịch có chất khoáng cần thiết cho cây trồng. Tuỳ thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây mà có thể điều chỉnh thành phần, liều lượng các chất khoáng và có độ pH của dung dịch phù hợp.

 

Câu 8: Thế nào là giá thể?

Trả lời:

Giá thể có tác dụng chính là cố định cây, giúp cây đứng vững. Bên cạnh đó, giá thể còn có tác dụng giúp cây giữ ẩm và tạo độ thoáng khí, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của rễ cây....

 

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1: Trình bày nguyên lí hoạt động của hệ thống thủy canh không hồi lưu?

Trả lời:

Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu (thuỷ canh tĩnh):

Trong hệ thống này, dung dịch dinh dưỡng được đặt trong thùng, hộp hoặc các vật chứa cách nhiệt, dung dịch được bổ sung khi cần trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến khi thu hoạch.

 

Câu 2: Trình bày nguyên lí hoạt động của hệ thống thủy canh hồi lưu?

Trả lời:

Hệ thống thuỷ canh hồi lưu (thuỷ canh động):

- Mô hình này được thiết kế với hệ thống thùng chứa và các khay trồng. Dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm tuần hoàn từ thùng chứa dung dịch đi khắp các khay để đưa tới bộ rễ của cây, phần dư thừa sẽ được luân chuyển về thùng chứa ban đầu. Quá trình này được diễn ra liên tục.

- Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số hạn chế về chi phí đầu tư thiết bị và việc lắp đặt hệ thống phức tạp.

 

Câu 3: Trình bày nguyên lí hoạt động của hệ thống khí canh?

Trả lời:

Hệ thống khí canh hoạt động theo nguyên lí tự động, khép kín. Bơm đầy dung dịch trong bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khí tạo hơi sương, nơi có rễ cây. Một phần sương bám trên bề mặt rễ, phần còn lại rơi xuống máng thu và được đưa trở lại bể chứa.

 

Câu 4: Phân biệt các hệ thống trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

 

Thủy canh

Khí canh

Ưu điểm

+ Trồng cây bằng kĩ thuật thuỷ canh có nhiều ưu điểm, trong đó kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm lớn nhất. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.

+ Kĩ thuật này không dùng đất, do vậy có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cần hay hải đảo xa xôi,...

+ Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Khí canh được đánh giá là công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ hiện đại của công nghệ sinh học kết hợp tin học, tự động hoá và công nghệ vật liệu mới; có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp canh tác khác:

+ Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thuỷ canh.

+ Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.

+ Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra nguồn sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.

+ Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất độc hại.

Nhược điểm

Kĩ thuật thuỷ canh chỉ có hiệu quả cao với các loại rau, quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả. Vốn đầu tư ban đầu cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thuỷ canh đại trà.

Hệ thống khí canh đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao; chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn. Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Liệt kê những loại giá thể trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

Xơ dừa, len đá có khả năng giữ nước tốt nên được dùng trong hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt, khí canh; mút xốp, trấu hun dùng trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng,... Ngoài ra còn có mút xốp, cát, trấu hun, bọt đá núi lửa,…

 

Câu 2: Cần pha chế và kiểm soát dung dịch dinh dưỡng như thế nào trong cây trồng?

Trả lời:

Dung dịch dinh dưỡng được pha chế từ các loại phân bón khác nhau và nước, có chứa đầy đủ các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng.

Tuỳ theo từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện thời tiết cần kiểm soát nồng độ và pH dung dịch dinh dưỡng bằng máy đo pH, độ dẫn điện (EC) để đạt năng suất và chất lượng tối ưu.

Để phát huy hiệu quả của công nghệ, trồng cây không dùng đất thường kết hợp với công nghệ nhà mái che, thiết bị điều khiển thôngminh để tự động hoá các khâu cung cấp dinh dưỡng, điều chỉnh pH/EC dung dịch dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nhiệt độ,...

 

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Tại sao khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây?

Trả lời:

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ví dụ:

-       C, H, O: Là thành phần chính của các hợp chất hữu cơ, tham gia vào quá trình quang hợp, hô hấp,...

-       N: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit nucleic,...

-       P: Tham gia vào quá trình tổng hợp ATP, axit nucleic,...

-       K: Điều hòa quá trình thoát hơi nước, đóng mở khí khổng,...

-       Ca: Tham gia vào quá trình hình thành thành tế bào, hoạt động của các enzym,...

-       Mg: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

-       S: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit nucleic,...

-       Fe: Tham gia vào quá trình vận chuyển electron trong quá trình quang hợp,...

-       Mn: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

-       Cu: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

-       Zn: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, hoạt động của các enzym,...

-       B: Tham gia vào quá trình tổng hợp axit nucleic, hoạt động của các enzym,...

-       Mo: Tham gia vào quá trình cố định đạm,...

Nếu thiếu một trong 14 nguyên tố thiết yếu, cây trồng sẽ bị suy dinh dưỡng, giảm năng suất và chất lượng. Do đó, khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Câu 2: Dung dịch dinh dưỡng dùng cho khí canh đòi hỏi mức độ hoà tan và độ sạch cao hơn dung dịch thuỷ canh. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Dung dịch dinh dưỡng dùng cho khí canh đòi hỏi mức độ hòa tan và độ sạch cao hơn dung dịch thủy canh vì một số lý do sau:

-       Cây trồng khí canh không có đất để bám rễ. Rễ cây khí canh chỉ được tiếp xúc với dung dịch dinh dưỡng, do đó, nếu dung dịch không hòa tan hoàn toàn, các chất dinh dưỡng sẽ kết tủa lại và không thể được cây hấp thụ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cho cây, khiến cây phát triển kém và dễ bị sâu bệnh tấn công.

-       Dung dịch dinh dưỡng khí canh được tuần hoàn liên tục. Điều này có nghĩa là các chất dinh dưỡng trong dung dịch sẽ được sử dụng và tái sử dụng nhiều lần. Nếu dung dịch không sạch, các chất cặn bã và vi khuẩn sẽ tích tụ trong dung dịch, gây hại cho cây trồng.

-       Dung dịch dinh dưỡng khí canh thường có nồng độ cao hơn dung dịch thủy canh. Điều này là do cây trồng khí canh hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ dung dịch, không cần phải thông qua đất. Nếu dung dịch không sạch, các chất cặn bã và vi khuẩn có thể làm giảm nồng độ dinh dưỡng trong dung dịch, khiến cây trồng thiếu hụt dinh dưỡng.

 

Câu 3: Trồng cây bằng hệ thống thuỷ canh hồi lưu cho cây trồng có năng suất cao và an toàn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Trồng cây bằng hệ thống thủy canh hồi lưu cho cây trồng có năng suất cao và an toàn vì một số lý do sau:

-       Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng: Hệ thống thủy canh hồi lưu sử dụng hệ thống bơm để tuần hoàn dung dịch dinh dưỡng liên tục đến các giá thể trồng cây. Điều này giúp đảm bảo rằng cây trồng luôn được cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển.

-       Tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Trong hệ thống thủy canh, rễ cây có thể tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Điều này giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và năng suất cao hơn.

-       Tiết kiệm nước và phân bón: Hệ thống thủy canh hồi lưu sử dụng dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn, giúp giảm thiểu lượng nước và phân bón thất thoát. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

-       Giảm thiểu sâu bệnh: Trong hệ thống thủy canh, cây trồng được trồng trong môi trường sạch sẽ, ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Điều này giúp giảm thiểu chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay