Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 19: CƠ CẤU KINH TẾ, TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Cơ cấu kinh tế là gì?
Trả lời:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hệ thống kinh tế, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục nền kinh lại cái tiêu xác định của nền kinh tế.
Câu 2: Phân loại cơ cấu kinh tế là gì?
Trả lời:
Các loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế:
+ Khu vực I: Nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực III: Dịch vụ.
– Cơ cấu thành phần kinh tế: là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần - kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực.... hợp thành nền kinh tế.
– Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: bố trí sản xuất theo không gian.
Câu 3: Tổng sản phẩm trong nước là gì?
Trả lời:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
+ Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.
+ GDP thể hiện số lượng nguồn của cải được tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn thịnh hay khả năng phát triển kinh tế. GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.
Câu 4: Tổng thu nhập quốc gia là gì?
Trả lời:
Tổng thu nhập quốc gia (GNI)
+ Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài). Như vậy, GNI bằng GDP cộng với các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài, trừ đi các khoản thu nhập chuyển trả cho nước ngoài.
+ GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra. GN1 thường được sử dụng trong xem xét đầu tư nước ngoài của một nước. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế?
Trả lời:
| Cơ cấu kinh tế theo ngành | Cơ cấu theo thành phần kinh tế | Cơ cấu theo lãnh thổ |
Thành phần | - Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. - Các ngành gồm. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ | - Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có thể), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | - Bao gồm các bộ phận lãnh thổ kinh te (vùng kinh tế, tiểu vùng kinh tế) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau |
Ý nghĩa | Phản ánh tính chất và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Ví dụ. Nếu tỉ trọng của từng làm, ngư nghiệp cao công nghiệp - xây dựng sử dịch vụ thấp, thì đó là nước nông nghiệp và trung đ phát triển chưa cao | Cho biết sự tồn tại các hình thức sở hữu, phản ảnh sở hữu kinh tế và loại hình nền kinh tế (bao ca thị trường hội nhập). Ví dụ. Nếu trong cơ cấu GDP chung, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài thì nước chiếm ưu thế, thì đó là tiên kinh tế thị trường, tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu từ nên ngoài cao biểu hiện sự hội nhập quốc tế sâu rộng của hen kinh tế đoạn | Phản ánh trình độ phân công lao động theo lãnh thổ và sự phân hóa các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử của các lãnh thổ. Ví dụ: Trong cơ cấu lãnh thổ của một quốc gia có nhiều vùng kinh tế với chuyển môn hóa sau thị trình độ phân công lao động ở quốc gia đó tương đối cao và có sự phân bởi rõ các điều kiện phát triển lãnh thổ,… |
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa GDP và GNI?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa GDP và GNI:
- GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư, vốn, lao động...) giữa một nước với nhiều nước khác. Những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
- Các nước phát triển thường có GNI lớn hơn GDP do đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nhận đầu tư vào trong nước.
- Các nước đang phát triển thường có GDP lớn hơn GNI do đầu tư ra nước ngoài ít, nhận nhiều đầu tư từ nước ngoài.
Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành kinh tế?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế
* Nhóm nhân tố trong nước (bên trong)
- Thị trường và nhu cầu tiêu dùng trong nước là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến phân công lao động xã hội cũng như đến quy mô, ủ trọng của các ngành (lĩnh vực) trong cơ cấu nền kinh tế.
- Trình độ phát triển của sức sản xuất góp phần phá vỡ thế cân đối cũ để tạo - nên cơ cấu kinh tế mới với sự thay đổi về tương quan giữa các bộ phận hợp thành, nhằm thích hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới.
- Nguồn lực trong nước là tiền đề vật chất để hình thành cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chỉ được phát huy mạnh mẽ thông qua sự tác động của một số nhân tố khác.
- Đường lối, chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể có vai » quan trọng hàng đầu đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. trò
* Nhóm nhân tố ngoài nước (bên ngoài)
- Xu thế chính trị của khu vực và thế giới ảnh hưởng nhiều tới việc hình thành cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, những biến động về chính trị ít nhiều sẽ dẫn đến những thay đổi về kinh tế.
- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo nên thế phát triển đan xen, hợp sản xuấkhu vực b tác và cạnh tranh trong tác và cạnh tranh trong sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Điều đó dĩ nhiên có tác động đến cơ cấu kinh tế của từng quốc gia.
- Các tiến bộ về khoa học – công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin cũng có ảnh hưởng nhất định, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển.
Câu 4: Chất lượng cuộc sống là gì?
Trả lời:
Khái niệm chất lượng cuộc sống
- Chất lượng cuộc sống được thể hiện qua hàng loạt đòi hỏi về vật chất, tinh thần của con người trong xã hội nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất những nhu cầu của cuộc sống.
- Khái niệm chất lượng cuộc sống thay đổi, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử, vào quan niệm văn hóa – xã hội và truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống, người ta thường nói về việc ăn ở, đi lại, học tập, giải trí, việc làm, các dịch vụ y tế, xã hội,...
- Chất lượng cuộc sống của mỗi thành viên trong xã hội có mối quan hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Liên hiệp quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Nền kinh tế của một quốc gia được đánh giá bằng những tiêu chí nào?
Trả lời:
– Tổng sản phẩm trong nước (GDP):
+ Là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền
kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người ngoài nước làm ra, ở một thời kì nhất định, thường là một năm. + GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.
– Tổng thu nhập quốc gia (GNI):
+ Bằng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
+ GNI lớn hay nhỏ hơn GDP tùy thuộc vào mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động,.) giữa một nước với nhiều nước khác. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
– GNI và GDP bình quân đầu người:
+ Được tính bằng GNI, GDP chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định.
+ Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.
– Cơ cấu ngành trong GDP:
+ Để đánh giá nền kinh tế của một nước. Các nước kinh tế phát triển thường có tỉ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại, các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì phần đóng góp của dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20 – 30%.
+ Xu hướng khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp cả trong cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
Câu 2: Trình bày tác động của quá trình đô thị hóa tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ?
Trả lời:
- Công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu sản xuất công nghiệp, có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ - Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: làm tăng tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; nâng cao vị thế và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế của quốc gia.
- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Sản xuất công nghiệp phát triển mở rộng sự phân bố, phát huy thế mạnh của mỗi vùng, đầy mạnh chuyên môn hoá sản xuất, hình thành các vùng công nghiệp.
Câu 3: Chất lượng cuộc sống được đánh giá thông qua những tiêu chí nào?
Trả lời:
Chỉ số chất lượng cuộc sống được thể hiện tổng hợp qua ba chỉ số chính
- GNP (hoặc GDP) bình quân đầu người.
- Tỉ lệ người biết chữ.
- Tuổi thọ trung bình.
Vì thế, các chỉ số trên cũng có thể phản ánh một số khía cạnh về chất lượng cuộc sống.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hiện nay, các nước đang phát triển cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Nhìn chung, các nước đang phát triển đa số là những nước nghèo, nền nông nghiệp chiếm vai trò chu đạo trong nền kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế chăm. Muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện dan và đa dạng. Để có được như vậy, cần phải chuyển sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp, nghĩa là tiến hành công nghiệp hóa với sự gia tăng tỉ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội và cơ cấu kinh tế, cùng với điều đó là sự biến nghiệp suy giảm trong cơ cấu động của ngành dịch vụ, và tỉ trọng của nông
- Cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) chịu tác động của hàng loạt nhân tố như vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế chính trị, giao thông), nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước; biển, sinh vật, khoáng sản), nguồn lực kinh tế - xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ chính sách và xu thể phát triển). Các nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế luôn thay đổi, nên sự chuyển dịch là một tất yếu, phù hợp với các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Xu hướng chung của thế giới hiện nay là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (các nước kinh tế phát triển hưởng nền kinh tế vào công nghệ cao, các nước đang phát triển hưởng nền kinh tế vào công nghiệp hoá,..) Các nước đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phù hợp với xu hướng chung để đảm bảo cho đất nước mình phát triển hòa nhịp chung với thế giới.
Câu 2: Tại sao đa số các nước đang phát triển có GNI nhỏ hơn GDP; các nước phát triển thì có GDP nhỏ hơn GNI?
Trả lời:
Đa số các nước đang phát triển có GNI nhỏ hơn GDP; các nước phát triển thì có GDP nhỏ hơn GNI do:
Phần lớn các nước đang phát triển có GDP lớn hơn GNI vì đây là những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài. Các nước phát triển có GNI lớn hơn GDP vì đây là những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao hơn nhận đầu tư vào trong nước
Câu 3: Phát triển dân số và chất lượng cuộc sống có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
Mối liên hệ giữa phát triển dân số và chất lượng cuộc sống: có mối rất chặt chẽ. Nếu dân quan hệ số được phát triển một cách hợp lí thì chất lượng cuộc sống sẽ có điều kiện được đảm bảo và nâng cao.
Nhưng nếu dân số tăng quá nhanh thì lại gây sức ép đối với chất lượng cuộc sống, những tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống,