Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 23. NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì?

Trả lời:

Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

Câu 2: Vẽ sơ đồ phân loại các nguồn lực dựa vào nguồn gốc?

Trả lời:

Câu 3: Nêu vai trò của nguồn lực vị trí địa lí  ?

Trả lời:

Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).

Câu 4: Nêu vai trò của các nguồn lực tự nhiên ?

Trả lời:

Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Câu 5: Nêu vai trò của các nguồn lực kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Nguồn lực kinh tế – xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,... có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Câu 6: Vẽ sơ đồ phân loại các nguồn lực dựa theo phạm vi lãnh thổ?

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nguồn lực vị trí địa lí có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế?

Trả lời:

Tác động của vị trí địa lí tới phát triển kinh tế: 

- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông).

- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.Ví dụ: Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.

- Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.

Câu 2: Tại sao các quốc gia có thể làm thay đổi các nguồn lực theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế?

Trả lời:

Nguồn lực luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Vì thế, các quốc gia (hoặc lãnh thổ) có thể làm thay đổi các nguồn lực theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế.

Câu 3: Nêu vai trò của nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước?

Trả lời:

Nguồn lực trong nước

Nguồn lực ngoài nước

Nguồn lực trong nước có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).

Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ) ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phân tích vai trò của nguồn lực dân cư, lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Dân cư, nguồn lao động là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế:

+ Dân cư, lao động với hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng; là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế.

+ Dân cư, lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ; như vậy, tham gia vào việc tạo nhu cầu của nền kinh tế. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế.

Câu 2: Phân tích vai trò của nguồn lực khoa học – kĩ thuật, công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế:

+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (ví dụ: khoa học và công nghệ đã làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyên từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc, lao động trí tuệ, làm tăng năng suất lao động).

+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. theo san

+ Khoa học – kĩ thuật và công nghệ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 3: Phân tích vai trò của nguồn lực thị trường đối với phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

- Thị trường: Là động lực phát triển kinh tế. 

- Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa nguồn lực kinh tế với phát triển kinh tế?

Trả lời:

Nguồn lực kinh tế

Phát triển kinh tế

Nguồn lực được hiểu là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, cải biến xã hội của một quốc gia. Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực con người, tài sản quốc gia và các yếu tố phi vật chất, bao gồm cả trong và ngoài nước, có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Điều kiện là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả điều kiện lẫn tài nguyên:

+ Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản) và các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội: Các yếu tố dân cư và lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, 

+ Chính sách, thị trường, tiến bộ khoa học kĩ thuật.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khái niệm nguồn lực với khái niệm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội có trùng hợp hoàn toàn không?

Trả lời:

Thuật ngữ điều kiện tự nhiên nhiều khi bao gồm cả ý nghĩa về mặt điều kiện lẫn tài nguyên. Thuật ngữ điều kiện kinh tế – xã hội rất rộng. Khái niệm nguồn lực không đồng nghĩa với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội, mà có tính chất chọn lọc hơn.

Câu 2: Phân tích mối quan hệ của nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài:

+ Nguồn lực bên ngoài (vốn, kinh nghiệm,...): Thúc đẩy, hỗ trợ việc khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong.

+ Nguồn lực bên trong: Tạo sự hấp dẫn, thu hút, định hướng việc huy động các nguồn lực bên ngoài.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay