Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Đia lí 11 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 Cánh diều.

ÔN TẬP PHẦN 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Quan sát Bản đồ HDI, cơ cấu GDP và GNI/người của một số nước trên thế giới năm 2020 và kể tên các quốc gia có chỉ số HDI dưới 0.55 trên thế giới.

Trả lời:

Các quốc gia có chỉ số HDI dưới 0.55 trên thế giới là: Xu-đăng, CHDC Công-gô, Tan-da-ni-a, Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê, Mo-ri-ta-ni,…

Câu 2: Quan sát Bản đồ HDI, cơ cấu GDP và GNI/người của một số nước trên thế giới năm 2020 và cho biết các quốc gia có chỉ số GNI bình quân đầu người trên 40 nghìn USD.

Trả lời:

Các quốc gia có chỉ số GNI bình quân đầu người trên 40 nghìn USD là: Ca-na-đa (43 540), Hoa Kỳ (64 140), Ai-giơ-len (47 520), Ô-xtrây-li-a (53 680),…

Câu 3: Lập bảng so sánh sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.

Trả lời:

Tiêu chíNhóm nước phát triểnNhóm nước đang phát triển 
Kinh tếQuy mô và tốc độ phát triển kinh tế - Quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu.  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. - Quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...).  - Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
Cơ cấu kinh tế - Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.   - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.  - Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP. - Hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.  - Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng. 
Trình độ phát triển kinh tế - Có trình độ phát triển kinh tế cao.  - Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.  - Các nước này chiếm khoảng 70% sản phẩm xuất khẩu của thế giới về dịch vụ viễn thông, máy tính và công nghệ thông tin. - Có trình độ phát triển kinh tế còn thấp.  - Một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao. 
Xã hộiDân cư và đô thị hóa - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp  - Nhiều quốc gia có cơ cấu dân số già, gây ra những vấn đề cần giải quyết về thiếu người lao động và tăng cao chi phí phúc lợi xã hội.  - Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị cao, nhiều nước lên đến 90%.  - Chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao. - Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao và đã có xu hướng giảm.  - Cơ cấu dân số trẻ, gây áp lực về vấn đề việc làm.  - Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già trong khi kinh tế phát triển còn chậm, gây ra nhiều khó khăn về nguồn lao động..  - Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh.  - Chất lượng cuộc sống chưa cao.
Giáo dục và y tế - Có hệ thống giáo dục và y tế phát triển  - Tuổi thọ trung bình cao. - Có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ.  - Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng. 

Câu 4: Các nước phát triển có cơ cấu dân số già hơn các nước đang phát triển. Giải thích điều đó.

Trả lời:

Các nước phát triển có cơ cấu dân số già vì:

- Đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội ở các quốc gia phát triển được nâng cao nên tuổi thọ của con người cũng ngày càng được nâng cao. - Đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội ở các quốc gia phát triển được nâng cao nên tuổi thọ của con người cũng ngày càng được nâng cao.

- Xu hướng các cặp vợ chồng không muốn có con hoặc sinh ít con dẫn đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng dân số thấp. - Xu hướng các cặp vợ chồng không muốn có con hoặc sinh ít con dẫn đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng dân số thấp.

- Cùng với đó là các trào lưu theo chủ nghĩa độc thân ở giới trẻ ngày nay cũng ngày càng phát triển do nhu cầu học tập, coi trọng sự nghiệp hơn là việc lập gia đình. - Cùng với đó là các trào lưu theo chủ nghĩa độc thân ở giới trẻ ngày nay cũng ngày càng phát triển do nhu cầu học tập, coi trọng sự nghiệp hơn là việc lập gia đình.

Câu 5: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hoá dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển?

Trả lời:

  - Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Năm 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là -0,2% đến 0,3%, các nước đang phát triển là 0,8% đến 1,1%. - Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới. Năm 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới là 1,2%, các nước phát triển là -0,2% đến 0,3%, các nước đang phát triển là 0,8% đến 1,1%.

   - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi dưới 15 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển rất nhiều. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già. - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ dân số thế giới ngày càng tăng. Dân số của nhóm nước phát triển trong độ tuổi dưới 15 tuổi ít hơn nhóm nước đang phát triển, nhưng độ tuổi 65 trở lên nhiều hơn ở nhóm nước đang phát triển rất nhiều. Theo chỉ tiêu phân loại về dân số, nhóm nước phát triển có dân số già.

Câu 6: Kể tên ít nhất 5 tổ chức khu vực kinh tế trên trên thế giới mà em biết.

Trả lời:

5 tổ chức khu vực kinh tế tế trên thế giới mà em biết: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…

Câu 7: Liệt kê ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.

Trả lời:

3 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia, tổ chức trên thế giới là: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu  u (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA),…

Câu 8: Kể tên ít nhất 5 công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

5 công ty đa quốc gia ở Việt Nam mà em biết là: Unilever, Microsoft, Nestlé, Honda, Coca Cola,…

Câu 9: Nêu biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế.

Trả lời:

Toàn cầu hóa kinh tếKhu vực hóa kinh tế 
Biểu hiện - Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.  - Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được ký kết.  - Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động. Hệ thống các công ty xuyên quốc đã có mặt ở nhiều nước, tạo nên sự liên kết chặt chẽ, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn.  - Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, việc di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển.   - Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới  - Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi như Tiêu chuẩn quản lí môi trường, quản lí năng lượng,… - Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…  - Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan… 
Hệ quả - Tích cực:   + Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.  + Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại.  + Làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.  - Tiêu cực:  + Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo  + Đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế… - Tích cực:  + Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.  + Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.  + Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.  - Tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Câu 10: Lấy một ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Trả lời:

- Nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế của các nước thành viên. - Nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế của các nước thành viên.

- Các nước trong khu vực này khẳng định quyết tâm tăng cường đoàn kết, hợp tác và liên kết trong khối nhằm đưa MERCOSUR trở thành một công cụ thúc đẩy các nước thành viên phát triển bền vững, hội nhập kinh tế toàn cầu. - Các nước trong khu vực này khẳng định quyết tâm tăng cường đoàn kết, hợp tác và liên kết trong khối nhằm đưa MERCOSUR trở thành một công cụ thúc đẩy các nước thành viên phát triển bền vững, hội nhập kinh tế toàn cầu.

Câu 11: Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN.

Trả lời:

- Gia nhập ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 26 năm qua. - Gia nhập ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 26 năm qua.

- Năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD và đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995.  - Năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD và đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995.

- Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia, Thái Lan và Philippines).  - Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia, Thái Lan và Philippines).

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020.  - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020.

- Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020. - Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020.

- Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.  - Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.

- Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020. - Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020.

- Thách thức: Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). - Thách thức: Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6).

- Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí: - Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước.  + Chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước.

+ Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác. + Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác.

Câu 12: Kể tên các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc.

Trả lời:

Các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc là: Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ,…

Câu 13: Kể tên các quốc gia tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Trả lời:

Các quốc gia tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Việt Nam, In-đô-nê-si-a, Hàn quốc, Ca-na-đa,…

Câu 14: Liệt kê ít nhất 5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trả lời:

5 tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên là: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á –  u (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên Hợp Quốc (UN),…

Câu 15: Kể tên 5 quốc gia có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay.

Trả lời:

5 quốc gia có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp.

Câu 16: rình bày hiểu biết của em về Liên hợp quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế theo các gợi ý sau:

- Năm thành lập: - Năm thành lập:

- Trụ sở chính: - Trụ sở chính:

- Số thành viên hiện tại: - Số thành viên hiện tại:

- Mục đích: - Mục đích:

- Hoạt động chính: - Hoạt động chính:

Trả lời:

Liên hợp quốc (UN)Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 
Năm thành lập19451945
Trụ sở chínhNiu Y-oóc, Hoa KỳOa-sinh-tơn, Hoa Kỳ
Số thành viên hiện tại193 thành viên190 thành viên
Mục đích - Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế  - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia  - Thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. - Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu  - Bảo đảm sự ổn định tài chính  - Tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo.
Hoạt động chính - Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.  - Bảo vệ người tị nạn.  - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.  - Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội,… - Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.  - Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,…

Câu 17: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Trả lời:

- Năm 1976, Việt Nam chính thức thực hiện quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. - Năm 1976, Việt Nam chính thức thực hiện quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.

- Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô. - Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

- Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. - Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF.

- IMF tích cực thực hiện nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,… - IMF tích cực thực hiện nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,…

Câu 18: Trình bày những thuận lợi và khó khăn thực tiễn của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trả lời:

* Thuận lợi:

- Có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại. - Có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

- Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. - Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

- Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế. - Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế.

- Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của mình mà các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó cũng đúng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. - Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của mình mà các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó cũng đúng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.

* Khó khăn:

- Năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành hàng hóa và dịch vụ: + Trong bối cảnh thế giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài.  - Năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành hàng hóa và dịch vụ: + Trong bối cảnh thế giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài.

+ Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước.  + Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước.

+ Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. + Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.

- Các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mô và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. - Các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mô và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO.

- Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,… - Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,…

- Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài - Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Câu 19: Chứng minh rằng Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc.

Trả lời:

- Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất Liên Hợp Quốc bởi nó nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. - Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất Liên Hợp Quốc bởi nó nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 20: Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì? Tại sao cần phải bảo vệ nền hòa bình thế giới?

Trả lời:

* Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

* Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

* Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới vì:

- Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, nhằm hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung. - Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, nhằm hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

- Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người. - Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.

- Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng. - Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay