Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Đia lí 11 Cánh diều bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới, Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 Cánh diều.

BÀI 9: EU – MỘT LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC LỚN.

VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

(12 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Quan sát Bản đồ các quốc gia thành viên EU năm 2021 và kể tên ít nhất 5 quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu.

Trả lời:

5 quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu là: Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Bỉ, Áo, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Pháp,…

Câu 2: Quan sát Bản đồ các quốc gia thành viên EU năm 2021 và kể tên ít nhất 5 quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu.

Trả lời:

Các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu là: Na Uy, Anh, Liên Bang Nga, Bê-la-rút, U-crai-na, Thụy Sĩ,…

Câu 3: Kể tên các quốc gia tham gia Liên minh châu Âu từ năm 1951.

Trả lời:

Các quốc gia tham gia Liên minh châu Âu vào năm 1951 là: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, I-ta-li-a,…

Câu 4: Kể tên các quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2007.

Trả lời:

Các quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2007 là: Ru-ma-ni, Bun-ga-ri.

Câu 5: Quan sát Sơ đồ về các trụ cột của EU dưới đây, hãy kể tên ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:  Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrich:

- Cộng đồng châu Âu:

+ Liên minh thuế quan

+ Thi trường nội địa

+ Liên minh kinh tế và tiền tệ

- Chính sách đối ngoại và an ninh:

+ Hợp tác trong chính sách đối ngoại

+ Phối hợp hành động để gìn giữ hòa bình

+ Chính sách an ninh của EU

- Hợp tác về tư pháp và nội vụ:

+ Chính sách nhập cư

+ Đấu tranh chống tội phạm

+ Hợp tác về cảnh sát và tư pháp

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Trình bày khái quát quy mô và lịch sử hình thành của EU. Xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU.

Trả lời:

* Lịch sử hình thành: Quá trình liên kết giữa các quốc gia châu Âu diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Năm 1951: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu

- Năm 1957: thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu

- Năm 1958: thành lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu

- Năm 1967: Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên

- Năm 1993: với Hiệp ước Mat-xtrích, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

* Quy mô:

- Có 27 quốc gia thành viên

- Chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới

* Mục tiêu hoạt động: ngày càng được cụ thể hóa bằng các Hiệp ước Ma-xtrích (1993) và Hiệp ước Lít-xbon (2009)

- Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.

- Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

* Thể chế hoạt động:

- Các cơ quan đầu não của EU gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU.

- Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não trên quyết định.

Câu 2: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới có điểm gì nổi bật? Trình bày những điểm nổi bật đó kèm ví dụ minh họa.

Trả lời:

* EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

- Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.

- Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU là Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a

* EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:

- Là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

- Đã kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)và các hiệp định khác có thành phần thương mại với nhiều nước.

- Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um,…

- Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản,…

- Là trung tâm tài chính lớn của thế giới với các thành phố lớn đồng thời là trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới như Phan-phruốc (Cộng hòa Liên bang Đức), Pa-ri (Pháo), Lúc-xăm-bua (Lúc-xăm-bua),…

- Các hoạt động thương mại và tài chính quốc tế của EU có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của thế giới

* EU là trung tâm khoa học – công nghệ lớn hàng đầu thế giới:

- Các nước EU xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới.

- Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu,…

- Những năm gần đây, EU tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.

- Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ là: Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan,…

Câu 3: Trình bày các biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU.

Trả lời:

* Xây dựng thị trường chung EU thống nhất, bền vững:

- EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó các hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên:

+ Hàng hóa: được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

+ Dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…

+ Tiền vốn: cho phép di chuyển các khoản đầu tư như mua tài sản và mua cổ phần giữa các quốc gia, mở tại khoản tại các ngân hàng trong khối,…

+ Con người: công dân EU có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên để sinh sống, làm việc, học tập hoặc nghỉ hưu.

- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

* Thiết lập hệ thống tiền tệ bằng đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô):

- Có 19 quốc gia thành viên EU sử dụng đồng Ơ-rô như một loại tiền tệ duy nhất.

- Đồng Ơ-rô có vị trí cao trong giao dịch quốc tế, là đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế.

* Hợp tác trong phát triển ngành hàng không vũ trụ:

- Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) có 17 thành viên, đã đưa hàng trăm vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ để thực hiện các nhiệm vụ về khoa học, quan sát Trái Đất, quan sát quỹ đạo, khí tượng và vật lí không gian.

- Sân bay vũ trụ đặt tại Pháp.

- Các trung tâm điều hành không gian châu Âu (ESOC) thuộc cơ quan này đặt ở 7 quốc gia: Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, An-giê-ri và Ô-xtrây-li-a.

- Các nước còn hợp tác trong việc phát triển và sản xuất máy bay dân dụng và quân sự, máy bay trực thăng,… à thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hành không vũ trụ của EU nói chung và các nước thành viên nói riêng.

- Các công ty hàng không vũ trụ lớn ở EU giữ vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ toàn cầu

* Liên kết vùng châu Âu:

- Dùng để chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia.

- Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia đồng thời, hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Việc thiết lập thị trường chung châu Âu và sử dụng đồng tiền Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của EU?

Trả lời:  

* Việc thiết lập thị trường chung châu Âu: Thị trường chung có vai trò

- Kích thích cạnh tranh và thương mại

- Cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành

- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

* Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền Ơ-rô:

- Đồng Ơ-rô là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa của EU.

- Đồng Ơ-rô góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan và có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính.

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng trong xuất khẩu của EU và các trung tâm kinh tế với so với thế giới năm 2020 và rút ra nhận xét.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế của EU và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới năm 2021

Chỉ tiêu

EU

Hoa Kỳ

Nhật Bản

Trung Quốc

GDP (tỉ USD)

17 088,6

22 996,1

4 937,4

17 734,1

GDP/người (USD/người)

38 220

63 307

39 310

12 557

Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới (%)

31,0

9,2

3,3

12,7

Tỉ trọng trong nhập khẩu của thế giới (%)

29,7

12,6

3,5

11,5

           (Nguồn: WB, 2022)

Trả lời:  

* Vẽ biểu đồ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nhận xét: Nhìn chung EU chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, cao hơn các trung tâm kinh tế khác, cụ thể:

- EU chiếm tỉ trọng cao nhất trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, đạt tới 31%.

- Tiếp đó đứng thứ 2 là Trung Quốc với 12,7%.

- Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng khá cao trong xuất khẩu thế giới, đạt 9,2%.

- Thấp nhất là Nhật Bản, chỉ chiếm 3,3% trong tỉ trọng xuất khẩu thế giới.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng EU là trung tâm tài chính, thương mại lớn của thế giới.

Trả lời:

- EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

- Eu đã kí kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)và các hiệp định khác có thành phần thương mại với nhiều nước.

- Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um,…

- Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản,…

- EU là à trung tâm tài chính lớn của thế giới với các thành phố lớn đồng thời là trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới như Phan-phruốc (Cộng hòa Liên bang Đức), Pa-ri (Pháo), Lúc-xăm-bua (Lúc-xăm-bua),…

- Các hoạt động thương mại và tài chính quốc tế của EU có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của thế giới.

Câu 2: Ngày 30/6/2019, hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được kí kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Việc kí kết hiệp định này với Liên minh châu Âu đã đem lại những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam?

Trả lời:

* Cơ hội:

- Giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19: cơ hội xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, da giày, nông thủy sản,… gia tăng đáng kể.

- Giúp Việt Nam phát triển an sinh xã hội, tăng cơ hội cạnh tranh cho người lao động: các hoạt động sản xuất được mở rộng dẫn đến cơ hội việc làm cũng tăng.

- Thu hút các nhà đầu tư ở EU vào thị trường Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.

- Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

* Thách thức:

- Doanh nghiệp Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do hàng hóa chất lượng cao từ EU mở rộng sang thị trường Việt Nam.

- Doanh nghiệp EU chưa hoạt động mạnh ở thị trường Việt Nam do đang trong giai đoạn phát triển.

- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và nhận biết về EVFTA.

- Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU chưa có độ nhận diện cao, quảng bá kém.

=> Giáo án Địa lí 11 cánh diều Bài 9: EU – Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay