Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Đia lí 11 Cánh diều Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 Cánh diều.

ÔN TẬP PHẦN 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Trình bày khái niệm về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

Trả lời:

- An ninh truyền thống là các vấn đề liên quan đến quân sự. - An ninh truyền thống là các vấn đề liên quan đến quân sự.

- An ninh phi truyền thống bao gồm một số vấn đề mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc,… - An ninh phi truyền thống bao gồm một số vấn đề mang tính toàn cầu như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc,…

Câu 2: Kể tên một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay.

Trả lời:

Một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay là an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh con người,…

Câu 3: Trình bày khái niệm, biểu hiện của vấn đề an ninh lương thực. Đâu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng an ninh lương thực? Hãy đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

Trả lời:

* Khái niệm: An ninh lương thực là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói. Người dân có quyền được tiếp cận các thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động

* Biểu hiện:

- Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. - Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.

- Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. - Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực.

- Châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất. - Châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất.

* Nguyên nhân gây ra khủng hoảng an ninh lương thực:

- Các cuộc xung đột vũ trang và nội chiến - Các cuộc xung đột vũ trang và nội chiến

- Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh - Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh

- Bùng nổ dân số - Bùng nổ dân số

* Các quốc gia trên thế giới cần hợp tác, triển khai một số giải pháp để giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu như:

- Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho những vùng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao nhất. - Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho những vùng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao nhất.

- Tăng cường sản xuất lương thực, tăng năng suất và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu. - Tăng cường sản xuất lương thực, tăng năng suất và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu.

- Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP),… trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu. - Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP),… trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.

Câu 4: Nêu khái niệm của an ninh năng lượng. Đâu là những thách thức về vấn đề an ninh năng lượng mà thế giới đang phải đối mặt? Trình bày một số giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Trả lời:

* Khái niệm: An ninh năng lượng là đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. An ninh năng lượng luôn trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới.

* Những thách thức về vấn đề an ninh năng lượng mà thế giới đang phải đối mặt:

- Cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống. - Cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống.

- Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia.  - Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia.

- Nguy cơ gián đoạn nguồn cung do tình hình bất ổn chính trị ở các khu vực có nguồn cung cấp dầu mỏ và khí tự nhiên hóa lỏng lớn. - Nguy cơ gián đoạn nguồn cung do tình hình bất ổn chính trị ở các khu vực có nguồn cung cấp dầu mỏ và khí tự nhiên hóa lỏng lớn.

- Khủng hoảng thiếu năng lượng đang diễn ra gay gắt tại nhiều khu vực và quốc gia,… - Khủng hoảng thiếu năng lượng đang diễn ra gay gắt tại nhiều khu vực và quốc gia,…

* Giải pháp:

- Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng; mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng. - Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng; mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.

- Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; chủ động trong khai thác hợp lý, sử dụng để tránh lãng phí các tài nguyên năng lượng (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá,…) - Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; chủ động trong khai thác hợp lý, sử dụng để tránh lãng phí các tài nguyên năng lượng (dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá,…)

- Đầu tư khoa học – công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,…); phát triển năng lượng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường. - Đầu tư khoa học – công nghệ, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,…); phát triển năng lượng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Các tổ chức quốc tế, khu vực có vai trò điều phối, thúc đẩy các chính sách, tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm đảm bảo an ninh năng lượng thế giới. - Các tổ chức quốc tế, khu vực có vai trò điều phối, thúc đẩy các chính sách, tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm đảm bảo an ninh năng lượng thế giới.

Câu 5: An ninh nguồn nước là gì? Đâu là những thách thức về vấn đề an ninh nguồn nước mà thế giới đang phải đối mặt? Trình bày một số giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Trả lời:

* Khái niệm: An ninh nguồn nước là đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.

* Vấn đề an ninh nguồn nước trên thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức:

- Nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm - Nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm

- Tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu - Tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu

- Sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí - Sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí

- Tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông - Tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông

* Giải pháp:

- Mỗi quốc gia chủ động xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước. - Mỗi quốc gia chủ động xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.

- Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống. - Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.

Câu 6: Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần làm gì?

Trả lời:

- Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần: - Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần:

+ Tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột. + Tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

+ Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. + Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.

+ Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. + Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

+ Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế. + Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế.

Câu 7: Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới, trong đó có Việt Nam?

Trả lời:

- Người dân của 2 quốc gia, nhất là U-crai-na luôn sống trong chiến tranh, tang thương. - Người dân của 2 quốc gia, nhất là U-crai-na luôn sống trong chiến tranh, tang thương.

- Kinh tế kiệt quệ, thành phố đổ nát, hoang tàn. - Kinh tế kiệt quệ, thành phố đổ nát, hoang tàn.

- Giá cả hàng hóa thiết yếu liên tục tăng nhanh. - Giá cả hàng hóa thiết yếu liên tục tăng nhanh.

- Chuỗi sản xuất, cung ứng của Việt Nam cũng bị đứt gãy. - Chuỗi sản xuất, cung ứng của Việt Nam cũng bị đứt gãy.

- Giá dầu tăng cao kéo theo các nguyên liệu đầu vào cũng tăng. - Giá dầu tăng cao kéo theo các nguyên liệu đầu vào cũng tăng.

Câu 8: Tại sao vấn đề an ninh mạng lại được quan tâm và phát triển hiện nay?

Trả lời: 

- Yêu cầu đảm bảo an ninh tài nguyên mạng của người dùng. - Yêu cầu đảm bảo an ninh tài nguyên mạng của người dùng.

- Sự phát triển nhanh của các cuộc xâm nhập tài nguyên mạng bất hợp pháp. - Sự phát triển nhanh của các cuộc xâm nhập tài nguyên mạng bất hợp pháp.

- Khối lượng tài nguyên của mạng máy tính ngày càng tăng và có giá trị cao. - Khối lượng tài nguyên của mạng máy tính ngày càng tăng và có giá trị cao.

- Thời đại công nghệ 4.0 nên các hoạt động sử dụng mạng ngày càng trở nên phổ biến. - Thời đại công nghệ 4.0 nên các hoạt động sử dụng mạng ngày càng trở nên phổ biến.

Câu 9: Tại sao cần phải đảm bảo an ninh năng lượng trên thế giới?

Trả lời:

- Năng lượng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho mọi lĩnh vực trong đời sống như sinh hoạt, đi lại. - Năng lượng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho mọi lĩnh vực trong đời sống như sinh hoạt, đi lại.

- Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. - Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

Câu 10: Giải thích tại sao vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn đề trọng yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới?

Trả lời:

- Tiếp cận với thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và đầy đủ là quyền cơ bản của con người, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất.  - Tiếp cận với thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và đầy đủ là quyền cơ bản của con người, ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương nhất.

- Ngoài dinh dưỡng cơ bản, an ninh lương thực có liên quan đến ổn định kinh tế, sức khỏe lâu dài, trao quyền cho phụ nữ và môi trường. - Ngoài dinh dưỡng cơ bản, an ninh lương thực có liên quan đến ổn định kinh tế, sức khỏe lâu dài, trao quyền cho phụ nữ và môi trường.

Câu 11: Theo em, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để bảo vệ hòa bình trên thế giới?

Trả lời:

- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để bảo vệ hòa bình em cần: - Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, để bảo vệ hòa bình em cần:

+ Học tập thật chăm chỉ và rèn luyện đạo đức tốt. + Học tập thật chăm chỉ và rèn luyện đạo đức tốt.

+ Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh + Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh

+ Hiểu được tầm quan trọng của chữ đức và sống có nhân cách tốt để không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước, Tổ quốc. + Hiểu được tầm quan trọng của chữ đức và sống có nhân cách tốt để không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước, Tổ quốc.

+ Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức. + Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.

Câu 12: Có ý kiến cho rằng “An ninh nguồn nước gắn liền với an ninh quốc gia”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời: Em đồng ý với ý kiến trên vì:

- An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia. - An ninh nguồn nước liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị của mỗi quốc gia.

- Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia. - Nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

- Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. - Nguồn nước đóng góp đến sự tồn tại của các sinh vật trên Trái Đất, là thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái.

Câu 13: Hãy tìm hiểu và nêu một số hoạt động của Việt Nam trong việc tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Trả lời:

- Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại địa bàn phái bộ đã để lại dấu ấn tích cực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới. - Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại địa bàn phái bộ đã để lại dấu ấn tích cực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới.

- Theo Thông tin từ Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc. - Theo Thông tin từ Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc.

- Các lực lượng của Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đóng góp vào sự thành công trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 của Việt Nam với tỷ lệ phiếu bầu rất cao. - Các lực lượng của Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đóng góp vào sự thành công trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 của Việt Nam với tỷ lệ phiếu bầu rất cao.

- Lực lượng Quân đội tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại các phái bộ. - Lực lượng Quân đội tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại các phái bộ.

- Một điểm nổi bật nữa trong việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam là đã phát huy và khẳng định được vai trò của quân nhân nữ trong hoạt động giữ gìn hòa bình. - Một điểm nổi bật nữa trong việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam là đã phát huy và khẳng định được vai trò của quân nhân nữ trong hoạt động giữ gìn hòa bình.

- Thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 8 năm qua, Việt Nam đã cử tổng số 74 nữ quân nhân tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, trong đó, có 8 sĩ quan nữ tham gia theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là dưới 10%); 45 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 (chiếm 16-21% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%); còn Đội công binh Việt Nam có 21 nữ quân nhân (chiếm gần 12%), trong khi các Đội công binh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của các nước khác không có nữ quân nhân tham gia. Điều này được Liên hợp quốc đánh giá cao và ghi nhận. - Thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 8 năm qua, Việt Nam đã cử tổng số 74 nữ quân nhân tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, trong đó, có 8 sĩ quan nữ tham gia theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là dưới 10%); 45 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 (chiếm 16-21% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%); còn Đội công binh Việt Nam có 21 nữ quân nhân (chiếm gần 12%), trong khi các Đội công binh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của các nước khác không có nữ quân nhân tham gia. Điều này được Liên hợp quốc đánh giá cao và ghi nhận.

- Việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. - Việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế.

Câu 14: Vì sao Việt Nam quyết định gia nhập APEC năm 1998?

Trả lời: Việt Nam quyết định gia nhập APEC vì những lý do sau đây:

- APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. - APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

- APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. - APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

- Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. - Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.

- Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao. - Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao.

- Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ và tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ và tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn. - Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn.

- Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn. - Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn.

Câu 15: Thu thập thông tin và liên hệ thực tế về một số kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi gia nhập ASEAN.

Trả lời:

- Gia nhập ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 26 năm qua. - Gia nhập ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 26 năm qua.

- Năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD và đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995.  - Năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD và đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995.

- Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia, Thái Lan và Philippines).  - Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau Indonesia, Thái Lan và Philippines).

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020.  - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020.

- Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020. - Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020.

- Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.  - Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.

- Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020. - Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020.

- Thách thức: Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). - Thách thức: Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6).

- Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí: - Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể. Thậm chí ở nhiều tiêu chí:

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước.  + Chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước.

+ Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác. + Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác.

Câu 16: Trình bày sự khác biệt về kinh tế của các nhóm nước trên thế giới theo bảng sau:

Nhóm nước

Tiêu chí

Các nước phát triểnCác nước đang phát triển
Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế  
Cơ cấu kinh tế  
Trình độ phát triển kinh tế  

Trả lời:

Nhóm nước

Tiêu chí

Các nước phát triểnCác nước đang phát triển
Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế - Quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu.  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. - Quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...).  - Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
Cơ cấu kinh tế - Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.   - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.  - Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP. - Hầu hết các nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.  - Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.
Trình độ phát triển kinh tế - Có trình độ phát triển kinh tế cao.  - Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.  - Các nước này chiếm khoảng 70% sản phẩm xuất khẩu của thế giới về dịch vụ viễn thông, máy tính và công nghệ thông tin. - Có trình độ phát triển kinh tế còn thấp.  - Một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Câu 17: Dựa vào bảng số liệu và hình ảnh dưới đây, phân biệt các nước phát triển (Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức) và các nước đang phát triển (Bra-xin, In-đô-nê-xi-a) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI.

Bảng 1. GNI/người, cơ cấu GDP và HDI của một số nước năm 2020

Nhóm nước

Chỉ tiêu

Nước phát triểnNước đang phát triển   
Ca-na-đaCộng hòa Liên bang ĐứcBra-xinIn-đô-nê-xi-a  
GNI/người (USD/người)43 54047 5207 8003 870 
Cơ cấu GDP (%)Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản1,70,75,913,7
Công nghiệp, xây dựng24,626,517,738,3 
Dịch vụ66,963,362,844,4 
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm6,89,513,63,6 
HDI0,9310,9440,7580,709 

(Nguồn: WB, UN, 2020)


 

Trả lời:  

* Về GNI/người:

 - Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể là:

 + Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD

 + Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.

 - Các nước đang phát triển

 + Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD 

 + In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.

* Về cơ cấu kinh tế:

 - Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:

 + Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.

 + Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.

 - Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp - xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:

 + Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.

 + Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.

*  Về HDI:

 - Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.

 - Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Braxin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.

Câu 18: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 2. Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ và Bra-xin năm 2020.

Cơ cấu GDP (%)    
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sảnCông nghiệp và xây dựngDịch vụThuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 
Hoa Kỳ0.918.480.10.6
Bra-xin5.917.762.89.5
  • a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kỳ và Bra-xin năm 2020.
  • b. Nhận xét và giải thích.
    • a. Vẽ biểu đồ:
    • b. Nhận xét và giải thích:

Câu 20: Các nước trên thế giới được phân chia mấy nhóm? Những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân biệt các nhóm nước? Hãy trình bày nội dung về những chỉ tiêu đó.

Trả lời:

* Các nước trên thế giới được phân chia thành hai nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển.

* Có 3 chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển:

- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) - Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người)

- Cơ cấu kinh tế theo ngành. - Cơ cấu kinh tế theo ngành.

- Chỉ số phát triển con người (HDI). - Chỉ số phát triển con người (HDI).

* Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người):

- Là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia. - Là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia.

- Dựa vào GNI?người năm 2002, Ngân hàng thế giới (WB) đã phân chia các nước thành 4 nhóm: - Dựa vào GNI?người năm 2002, Ngân hàng thế giới (WB) đã phân chia các nước thành 4 nhóm:

+ Thu nhập cao ( trên 12 535 USD) + Thu nhập cao ( trên 12 535 USD)

+ Thu nhập trung bình cao (từ 4 046 đến 12 535 USD) + Thu nhập trung bình cao (từ 4 046 đến 12 535 USD)

+ Thu nhập trung bình thấp (từ 1 035 đến 4 045 USD) + Thu nhập trung bình thấp (từ 1 035 đến 4 045 USD)

+ Thu nhập thấp (dưới 1 035 USD) + Thu nhập thấp (dưới 1 035 USD)

* Cơ cấu kinh tế theo ngành:

- Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,… - Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,…

- Được chia thành: - Được chia thành:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản + Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

+ Công nghiệp, xây dựng + Công nghiệp, xây dựng

+ Dịch vụ + Dịch vụ

* Chỉ số phát triển con người (HDI):

- Phản ánh sức khỏe, giáo dục và thu nhập của con người. - Phản ánh sức khỏe, giáo dục và thu nhập của con người.

- Là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia - Là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia

- Dựa vào HDI năm 2020, Liên hợp quốc phân chia các nước thành 4 nhóm: - Dựa vào HDI năm 2020, Liên hợp quốc phân chia các nước thành 4 nhóm:

+ Rất cao (từ 0,8 trở lên) + Rất cao (từ 0,8 trở lên)

+ Cao (0,7 – 0,799) + Cao (0,7 – 0,799)

+ Trung bình (0,55 – 0,699) + Trung bình (0,55 – 0,699)

+ Thấp (0,549 trở xuống) + Thấp (0,549 trở xuống)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay