Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời Bài 7: bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á. CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á

(17 câu)

1. Nhận biết (2 câu)

Câu 1: Hiện nay, châu Á có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành mấy khu vực, là những khu vực nào?

Trả lời:

Hiện nay, châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.

Trên bản đồ chính trị, châu Á được chia thành 5 khu vực, đó là: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á và Tây Á.

Câu 2: Trình bày trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Á?

Trả lời:

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia ở châu Á rất khác nhau, có nước phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Xin-ga-po,.... và các nước đang phát triển. Trong những năm gần dây, tình hình kinh tế - xã hội của nhiều nước châu Á đang có chuyển biến tích cực.

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Á?

Trả lời:

Trung Á nằm ở trung tâm của châu Á, không tiếp giáp đại dương và bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh, khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc; khu vực núi cao có rừng lá kim phát triển.

Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý và kim loại màu.

Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á?

Trả lời:

Tây Á có ba khu vực địa hình chính: các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao.

Khí hậu Tây Á chủ yếu là cận nhiệt dịa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng; hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. Trên các vùng núi cao (từ 1.000 m trở lên) phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn.

Hai sông lớn trong khu vực là Ti-gro (Tigris) và Ơ-phrát (Euphrates). Biến Chết là hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới, nằm dưới mực nước biến 427 m.

Khoáng sản quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, tập trung chủ yếu ở vịnh Péc-xich (Persian). Các khoáng sản khác có đồng, sắt, than đá,...

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á?

Trả lời:

Nam Á có các miền địa hình: miền núi Hi-ma-lay-a là hệ thống núi trẻ cao và đỏ sợ nhất thế giới có định Ê-vơ-rét (Everest) (cao 8 848 m), cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Án – Hằng.

Phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh, khô, mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa, đặc biệt là sườn nam dây Hi-ma-lay-a. Phía tây nam có khí hậu nhiệt đới khô. Trên các khu vực núi cao có sự phân hoá theo độ cao địa hình, các sườn phía nam có khí hậu nóng ẩm, các sườn phía bắc có khí hậu khô và lạnh hơn.

Nam Á có hai sông lớn là sông Ấn và sông Hằng bồi đắp nên đồng bằng Ấn – Hằng màu mỡ.

Nam Á có rừng nhiệt đới ẩm ở phía dông; xavan, hoang mạc ở phía tây và cảnh quan núi cao ở Hi-ma-lay-a.

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,...

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á?

Trả lời:

Đông Á có thể chia thành hai bộ phận lục địa và hải đảo. Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hoà, ở phía nam có khí hậu cận nhiệt đới; phía đông phần lục địa và phân hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.

- Phần lục địa: gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc,

+ Ở phía tây Trung Quốc có các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa, cành quan thảo nguyên, bản hoang mạc và hoang mạc là chủ yếu.

+ Ở phía đồng là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng, khí hậu ẩm hơn, có thảo nguyên rừng ở phía bắc, rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam. Các sông lớn là Hoàng Hà, Trường Giang..... Giandu

- Phân hải đảo: gồm quân đào Nhật Bản, đào Đài Loan và đào Hải Nam. Quần đảo Nhật Bản là nơi có nhiều núi lửa còn hoạt động. Đông Á có nhiều khoảng sản như: sắt, đồng, chi, kẽm, thiếc, than đá, dầu mỗ.....

 

Câu 5: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Lãnh thổ Đông Nam Á bao gồm hai bộ phận: phần đất liền và các quần đảo. Địa hình phần dắt liền bao gồm các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài hướng bắc - nam hoặc tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông lớn. Các quần đảo thuộc In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin nằm trên vùng có động đất và núi lửa hoạt động (In-đô-nê-xi-a có tới 500 núi lửa, trong đó khoảng 170 núi lửa đang hoạt động).

Đông Nam Á có khí hậu xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều mùa đông khô. Một số khu vực có thời tiết lạnh do có gió mùa mùa đông hoạt động như phía bắc của Mi-an-ma và Việt Nam. Trên các đảo và phân phía nam của lục địa có khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Quần đảo Phi-líp-pin bị ảnh hưởng nhiều của bão nhiệt đới.

Các sông lớn là sông Hồng, sông Mê Công, sông I-ra-oa-di (Irrawaddy).... Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm, phía tây có rừng rụng lá theo mùa. Trên các đảo phổ biến là rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa.

Khoảng sản khá phong phú, quan trọng là dầu mỏ, thiếc, sắt, than đá,...

Câu 6: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Á?

Trả lời:

Bắc Á có ba khu vực địa hình chính là đồng bằng Tây Xi-bía, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia.

Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc đới lạnh với thực vật chủ yếu là dài nguyên; phần lớn lành thổ còn lại có khí hậu ôn đới lục địa với thực vật chủ yếu là rừng tai-ga. Các sông lớn như: Lê-na (Lena), I-ê-nit-xây (Yenisei), Ô-bi.... chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng mùa đông, lũ vào mùa xuân. Bai-can là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới.

Bắc Á có nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm: sắt, thiếc, đồng, than đá, dầu mỏ.....

3. Vận dụng (6 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Bắc Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Bắc Á: Phần lãnh thổ châu Á của Liên bang Nga.

 

Câu 2: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Trung Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Trung Á: Ca-dắc-xtan (Kazakhstan), U-dơ-bê-ki-xtan (Uzbekistan), Tát-gi-ki-xtan (Tajikistan), Tuốc-mê-ni-xtan (Turkmenistan), Cư-rơ-gư-xtan (Kyrgyzstan).

 

Câu 3: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Đông Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

Câu 4: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Tây Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Á: A-rập Xê-út (Saudi Arabia), Thổ Nhĩ Kỳ, Gru-di-a (Gruzia), Ác-mê-ni-a (Armenia), A-déc-bai-gian (Azerbaijan), Pa-le-xtin (Palestine), I-xra-en (Israel), Xi-ri (Syria), Li-băng (Lebanon), Gioóc-đa-ni (Jordan), I-rắc (Iraq), Ca-ta (Qatar), Các tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất (UAE), Ba-ranh (Bahrain), Cô-oét (Kuwait), Ô-man (Oman), Y-ê-men (Yemen).

 

Câu 5: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan (Pakistan), I-ran (Iran), Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan), Nê-pan (Nepal), Bu-tan (Bhutan), Băng-la-đét (Bangladesh), Xri Lan-ca (Sri Lanka), Man-đi-vơ (Maldives).

 

Câu 6: Quan sát bản đồ sau và liệt kê tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Mi-an-ma (Myanmar), Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Xin-ga-po (Singapore), Ma-lai-xi-a (Malaysia), In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây (Brunei), Đông Ti-mo (Timor-Leste).

 

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Bắc Á và khu vực Nam Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

 

Khu vực Bắc Á

Khu vực Nam Á

Địa hình

Bắc Á có ba khu vực địa hình chính là đồng bằng Tây Xi-bía, cao nguyên Trung Xi-bia, miền núi Đông và Nam Xi-bia.

 

Nam Á có các miền địa hình: miền núi Hi-ma-lay-a là hệ thống núi trẻ cao và đỏ sợ nhất thế giới có định Ê-vơ-rét (Everest) (cao 8 848 m), cao nguyên Đê-can ở phía nam, sơn nguyên I-ran ở phía tây và đồng bằng Án – Hằng.

Khí hậu

- Đây là khu vực có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.

Phần lớn Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh, khô, mùa hạ có gió mùa tây nam nóng, ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa, đặc biệt là sườn nam dây Hi-ma-lay-a. Phía tây nam có khí hậu nhiệt đới khô. Trên các khu vực núi cao có sự phân hoá theo độ cao địa hình, các sườn phía nam có khí hậu nóng ẩm, các sườn phía bắc có khí hậu khô và lạnh hơn.

Thủy văn

Các sông lớn như: Lê-na (Lena), I-ê-nit-xây (Yenisei), Ô-bi.... chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng mùa đông, lũ vào mùa xuân. Bai-can là hồ nước ngọt lớn và sâu nhất thế giới.

Nam Á có hai sông lớn là sông Ấn và sông Hằng bồi đắp nên đồng bằng Ấn – Hằng màu mỡ.

 

Thảm thực vật

Vùng giáp Bắc Băng Dương thuộc đới lạnh với thực vật chủ yếu là dài nguyên; phần lớn lành thổ còn lại có khí hậu ôn đới lục địa với thực vật chủ yếu là rừng tai-ga.

Nam Á có rừng nhiệt đới ẩm ở phía dông; xavan, hoang mạc ở phía tây và cảnh quan núi cao ở Hi-ma-lay-a.

Khoáng sản

Bắc Á có nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm: sắt, thiếc, đồng, than đá, dầu mỏ.....

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,...

Câu 2: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Trung Á và khu vực Tây Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

 

Khu vực Trung Á

Khu vực Tây Á

Địa hình

Trung Á nằm ở trung tâm của châu Á, không tiếp giáp đại dương và bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh,

Tây Á có ba khu vực địa hình chính: các sơn nguyên ở bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà và miền núi cao

Khoáng sản 

Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý và kim loại màu.

Khoáng sản quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, tập trung chủ yếu ở vịnh Péc-xich (Persian). Các khoáng sản khác có đồng, sắt, than đá,...

Khí hậu

Khí hậu của Trung Á mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.

Khí hậu Tây Á chủ yếu là cận nhiệt dịa trung hải ở phía bắc và nhiệt đới khô ở phía nam nên khô hạn và nóng

Thủy văn

Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển, hai sông lớn nhất của khu vực là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a, có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực này.

Hai sông lớn trong khu vực là Ti-gro (Tigris) và Ơ-phrát (Euphrates). Biến Chết là hồ nước mặn nổi tiếng trên thế giới, nằm dưới mực nước biến 427 m.

Cảnh quan

Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc; khu vực núi cao có rừng lá kim phát triển.

hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích. Trên các vùng núi cao (từ 1.000 m trở lên) phát triển rừng thưa và cây bụi do khí hậu dịu mát hơn.

Câu 3: Đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Đông Á và khu vực Đông Nam Á có điểm nào khác nhau?

Trả lời:

 

Khu vực Đông Á

Khu vực Đông Nam Á

Lục địa

Hải đảo

Lục địa

Hải đảo

Địa hình

+ Ở phía tây Trung Quốc có các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa;,

+ Ở phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng,

Bộ phận hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên; thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

Bao gồm các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông lớn

Đông Nam Á hải đảo có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

Khí hậu

Phần lớn thuộc đới ôn hoà, ở phía nam có khí hậu cận nhiệt đới; phía đông phần lục địa và phân hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.

khí hậu xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều mùa đông khô. Một số khu vực có thời tiết lạnh do có gió mùa mùa đông hoạt động

Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ.

Trên các đảo và phân phía nam của lục địa có khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

 

khí hậu ôn đới lục địa

khí hậu ẩm hơn

Khoáng sản

Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như: than, sắt, dầu mỏ, man-gan,...

Khoảng sản khá phong phú, quan trọng là dầu mỏ, thiếc, sắt, than đá,...

Sông ngòi

Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang,...

Các sông lớn là sông Hồng, sông Mê Công, sông I-ra-oa-di (Irrawaddy).... Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

Thảm thực vật

- Ở phía Tây cảnh quan thảo nguyên, bản hoang mạc và hoang mạc là chủ yếu.

- Ở phía đông có thảo nguyên rừng ở phía bắc, rừng cận nhiệt ở miền Trung và rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam.

Phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á là rừng nhiệt đới ẩm, phía tây có rừng rụng lá theo mùa. Trên các đảo phổ biến là rừng xích đạo ẩm và rừng gió mùa.

 

=> Giáo án địa lí 7 chân trời bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, các khu vực của Châu Á (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay