Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Thiên nhiên châu Phi. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 9: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI

(14 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Phi?

Trả lời:

Vị trí địa lí của châu Phi:

Châu Phi nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, bán cầu Đông và bán cầu Tây. Phần lớn lãnh thổ nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Châu Phi được bao bọc bởi Ấn Độ Dương ở phía đông và Đại Tây Dương ở phía tây. Phía bắc, châu Phi tiếp giáp với châu Âu qua Địa Trung Hải, phía đông bắc tiếp giáp với châu Á qua Biển Đỏ và bán đảo Xi-nai (Sinai). Nơi hẹp nhất trên bán đảo Xi-nai, người ta đã đào một kênh nổi Biển Đỏ với Địa Trung Hải, đó là kênh Xuy-ê.

 

Câu 2: Trình bày hình dạng và kích thước của châu Phi?

Trả lời:

Hình dạng và kích thước của châu Phi:

Diện tích châu Phi hơn 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới. Hình dạng châu Phi có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt. Vịnh biển lớn nhất là vịnh Ghi-nê (Guinea) và bán đảo lớn nhất là bán đảo Xô-ma-li (Somali). Ma-đa-ga-xca (Madagascar) là đảo lớn nhất châu Phi.

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Phi?

Trả lời:

Địa hình Châu Phi có địa hình bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750 m so với mực nước biển. Địa hình châu Phi cao về phía đông nam và thấp về phía tây bắc.

Câu 4: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um, crôm, man-gan,... Nhiều loại khoáng sản quý có trữ lượng hàng đầu thế giới.

Khoáng sản ở châu Phi phân bố không đều. Khu vực Bắc Phi tập trung nhiều dầu mỏ; vàng và kim cương phân bố chủ yếu ở Nam Phi.

Hiện nay, khoáng sản đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế ở một số quốc gia châu Phi.

Câu 5: Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Phi?

Trả lời:

Nhìn chung, châu Phi có mạng lưới sông ngòi phân bố không đều. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. Ở các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô. Ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê do mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.

Châu Phi có một số hệ thống sông lớn: Công-gô, Nin, Dăm-be-di (Zambezi), Ni-giê (Niger).... Phần lớn các hệ thống sông chính ở châu Phi đổ nước vào các biển, vịnh biển,... thuộc Đại Tây Dương.

Các hỗ lớn của châu Phi phân bố chủ yếu ở Đông Phi. Hồ Vích-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca (Tanganyka), Ma-la-uy (Malawi) là những hồ có diện tích lớn trên thế giới. Các hồ ở châu Phi là nguồn cung cấp nước ngọt và thuỷ sản quan trọng cho người dân trong vùng.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Phân biệt các dạng địa hình chính của châu Phi?

Trả lời:

Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.

Các sơn nguyên, nơi có nhiều đình núi cao hơn 4.000 m, phân bố chủ yếu ở phía đông và nam như: sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia), sơn nguyên Đông Phi,...

Các bồn địa xen giữa những vùng đất cao, điển hình như: bồn địa Công-gô (Congo), bồn địa Ca-la-ha-ri (Kalahari), bồn địa Sát (Chad)....

Châu Phi là nơi có những hoang mạc rộng lớn và rất khô hạn như: Xa-ha-ra (Sahara), Na-míp (Namib),...

Phía bắc và nam châu Phi có một số dãy núi như: Át-lát (Atlas), Đrê-ken-béc (Drakensberg)...

Các đồng bằng thấp có diện tích nhỏ, phân bố ở ven biển như: đồng bằng châu thổ sông Nin (Nile), các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của các đới khí hậu ở châu Phi?

Trả lời:

Ngoài môi trường cận nhiệt thuộc đới ôn hoà, phân lớn thiên nhiên châu Phi thuộc môi trường đới nóng.

- Môi trường xích đạo: gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê. Giới sinh vật ở đây rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. Đất màu mỡ nên thuận lợi phát triển nông nghiệp, năm màu mỡ

- Môi trường nhiệt đới: phân bố ở hai bên môi trường xích đạo. Đi về phía chỉ tuyến, thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cổ cao và cây bụi gai. Sông ngòi có lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

Môi trường hoang mạc: chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến. Thảm thực vật, sông ngòi kém phát triển.

– Môi trường cận nhiệt: chỉ chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi. Nơi đây phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước. Mạng lưới sông ít phát triển.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Phân biệt đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu Phi?

Trả lời:

 

Môi trường xích đạo

Môi trường nhiệt đới

Môi trường hoang mạc

Môi trường cận nhiệt

Phạm vi

gồm bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê.

phân bố ở hai bên môi trường xích đạo

chiếm diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến.

chỉ chiếm một phần lãnh thổ nhỏ ở phía bắc và nam châu Phi.

Khí hậu

Khi hậu nóng và ẩm điều hoà

Đi về phía chỉ tuyến, thảm thực vật chuyển từ kiểu rừng sang đồng cổ cao và cây bụi gai.

Có khi hậu khắc nghiệt, ít mưa, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Mùa đông ấm, ẩm; mùa hạ nóng, khô

Thổ nhưỡng

Đất màu mỡ nên thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Đất đỏ vàng là chủ yếu, có thể khai thác tốt cho nông nghiệp nếu đảm bảo được nước tưới.

Thổ nhưỡng không màu mỡ

Đất dễ thoát nước

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

Sông ngòi có lưu lượng nước khá lớn nhưng thay đổi theo mùa.

Sông ngòi kém phát triển.

Mạng lưới sông ít phát triển.

Sinh vật

Giới sinh vật ở đây rất phát triển, đặc trưng là rừng thường xanh

Thảm thực vật chủ yếu là rừng thưa và xa van cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xa van là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và động vật ăn thịt (sư tử, bảo gắm,...).

Thảm thực vật, kém phát triển.

Nơi đây phát triển cây lá cứng để hạn chế thoát nước.

Câu 2: Đường bờ biển có tác động như thế nào tới khí hậu châu Phi?

Trả lời:

- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.

- Khoảng cách từ trung tâm Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách Khoảng cách trung thành thường biển có thể vào sâu trong địa Nam Phi.

Chính vị thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.

Câu 3: Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi?

Trả lời:

Hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi là bởi:

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

 

4. Vận dụng cao (4 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và nêu sự phân bố khoáng sản của châu Phi?

Trả lời:

Các khoáng sản chính

Sự phân bố

Dầu mỏ, khí đốt

Đồng bằng ven biển Bắc Phi và Tây Phi (ven vịnh Ghi - nê),…

Sắt

Dãy núi trẻ At – lat,..

Vàng

Khu vực Trung Phi (gần xích đạo), các cao nguyên ở Nam Phi

Côban, mangan, đồng, chì, kim cương, uranium

Các cao nguyên Nam Phi

 

Câu 2: Những nhân tố nào làm cho châu Phi có khí hậu khô nóng?

Trả lời:

Châu Phi có khí hậu khô nóng, vì:

  • Phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
  • Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

 

Câu 3: Giải thích tại sao khí hậu châu Phi khô và hình thành những hoang mạc lớn?

Trả lời:

Khí hậu châu Phi khô, hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới (Xa-ha-ra) vì:

+ Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Châu Phi là một lục địa hình khối. Kích thước châu Phi rất lớn. Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi có khí hậu khô.

+ Chí tuyến đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa.

+ Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á – Âu, một lục địa lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á – Âu thổi vào Bắc Phi khô ráo, khó gây ra mưa.

+ Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.

 

Câu 4: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa của châu Phi?

Trả lời:

Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ biển Tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ biển Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển dưới 200mm.

Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000mm.

Dòng biển nóng Mô-dăm-bich, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 200mm đến 2000mm.

=> Giáo án địa lí 7 chân trời bài 9: Thiên nhiên Châu Phi (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay