Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÂU ÂU

Câu 1: So sánh điểm khác nhau của môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa?

Trả lời:

Môi trường ôn đới hải dương

Môi trường ôn đới lục địa

Phân bố

Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,... có khí hậu ôn đới hải dương

Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa

Khí hậu

+ Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Nhiệt độ thường trên 0°C.

+ Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về thu – đông.

+ Dòng hải lưu nóng Bắc Ấn Độ Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

+ Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ.

+ Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần.

+ Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

Sông ngòi

Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng

Sông nhiều nước trong mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn

Cảnh quan

Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi

Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Caspi là vùng nửa hoang mạc.

Câu 2: So sánh điểm khác nhau của môi trường ôn đới lục địa và môi trường địa trung hải?

Trả lời:

Môi trường ôn đới lục địa

Môi trường địa trung hải

Khí hậu

- Nhiệt độ tháng nóng nhất là 30°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng – 12°C.

- Lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm, mưa vào mùa hạ

- Nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10ºC

- Lượng mưa trung bình năm gần 1000mm nhưng mưa tập trung vào thu – đông, mùa khô là mùa hạ

Thảm thực vật

+ Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Caspi là vùng nửa hoang mạc.

+ Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ.

+ Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và xác định các đới khí hậu châu Âu?

Trả lời:

Các đới khí hậu ở châu Âu: 

- Đới khí hậu cực và cận cực: phía bắc châu Âu và các đảo vùng cực  

- Đới khí hậu ôn đới 

+ Khí hậu ôn đới hải dương: các đảo và vùng đảo ven biển phía tây. 

+ Khí hậu ôn đới lục địa: vùng trung tâm và phía đông châu Âu. 

+ Khí hậu núi cao: các dãy núi cao của châu Âu (dãy Pi-nê-rê, dãy An-pơ và dãy Các-pát).

- Đới khí hậu cận nhiệt 

+ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải: vùng phía nam châu Âu 

Câu 4: Môi trường núi cao ở châu Âu có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của môi trường núi cao:

- Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pd.

- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây, Thảm thực vật thay đổi theo độ cao:

+ Ở chân núi, rừng đã được khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. + Từ độ cao 800m đến khoảng 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.

+ Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng,...).

+ Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.

+ Trên 3000m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.

Câu 5: Môi trường địa trung hải có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của môi trường địa trung hải:

  • Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.

  • Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu – đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

  • Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Câu 6: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại có sự thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?

Trả lời:

Sự thay đổi thảm thực vật từ tây sang đông và từ bắc xuống nam: 

+ Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng (sồi, dẻ,..). 

+ Vào sâu lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho công ty kim thông, tùng + Ở phía đông nam, rừng được thay thế bằng thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng,... 

Nguyên nhân: sự phân bố thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.

Câu 7: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đồng bằng, các dãy núi chính và các con sông lớn ở châu Âu?

Trả lời:

- Các đồng bằng: Đồng bằng Đông  u; Đồng bằng Bắc  u; Đồng bằng Tây  u.

- Các dãy núi chính: Dãy Uran; Dãy Xcan-đi-na-vi; Dãy An-pơ; Dãy Cac-pat; Dãy Cap-ca; Dãy Pi-rê-nê; Dãy A-pen-nin; Dãy An-pơ-đi-na-rich.

- Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là sông Volga (3690 km), sông Đa-nuýp (2850 km), sông Rai-nơ (1320 km).

Câu 8: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Âu?

Trả lời:

- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.

- Địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...

+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), Anpơ (Alps), Các-pát (Carpath), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh Enbrut (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).

Câu 9: Phân tích những ảnh hưởng của cơ cấu dân số già tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?

Trả lời:

Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu Âu:

- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.

- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.

Câu 10:  Phân tích biểu hiện về sự đa dạng của tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu?

Trả lời:

Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính: nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

Phần lớn dân châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi.

Câu 11: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố

trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ

Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).

Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.

Câu 12: Tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của châu Âu rất đa dạng?

Trả lời:

Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá thể hiện ở các điểm sau: Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống. Một bộ phận dân số theo đạo Hồi. Có nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hoá

riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hoá của mình đồng thời vẫn tiếp thu văn hoá của các dân tộc khác trong cùng quốc gia. Có ba nhóm ngôn ngữ chính: Latinh, Giec-man và Xla-vơ, nhưng lại chia ra rất nhiều nhóm ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương

Câu 13: Người nhập cư đã mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?

Trả lời:

Về thuận lợi:  Người nhập cư đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, tăng nhu cầu các sản phẩm và dịch vụ.

Về khó khăn: Việc nhập cư trái phép vào châu Âu gây ra nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự đối với các quốc gia.

Câu 14: Phát triển năng lượng tái tạo cho châu Âu có những lợi ích nào trong bảo vệ môi trường không khí?

Trả lời:

Những lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo trong bảo vệ môi trường ở châu Âu:

Việc đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo được các quốc gia châu Âu chú trọng nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Câu 15: Nêu những giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu?

Trả lời:

Châu Âu đã triển khai các biện pháp để làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí. Từ năm 2005 đến năm 2019, chất lượng môi trường không khí đã được cải thiện rõ rệt, mức độ ô nhiễm đã giảm dần.

Kết quả này có được nhờ các biện pháp:

- Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... trong sản xuất điện.

- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

- Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

- Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.

Câu 16: Trình bày thực trạng sự đa dạng sinh học ở châu Âu?

Trả lời: 

Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên, vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,... đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở châu Âu. Nhiều loài động, thực vật bị sụt giảm về số lượng như: một số loài chim, côn trùng, cá,...

Câu 17: Tại sao nói Liên minh châu Âu là trung tâm kinh tế lớn?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Năm 2020, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt hơn 15 nghìn tỷ USD (xếp thứ 2 thế giới).

Liên minh châu Âu là trung tâm dịch vụ và công nghiệp hàng đầu thế giới, giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động tài chính – ngân hàng, giao thông vận tải, truyền thông, ngành công nghiệp công nghệ cao,...

Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 18:  Chứng minh rằng Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới do:

  • Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.

  • EU dẫn đầu thế giới về thương mại, chiếm tỷ trọng 40% hoạt động thương mại của thế giới.

  • EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.

Câu 19: Liên minh châu Âu gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi thành lập thị trường chung châu Âu?

Trả lời:

Thuận lợi:

+ Tăng cường tự do lưu thông người, hàng hóa, tiền vốn và dịch vụ. + Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế và xã hội.

+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. + Việc sử dụng đồng tiền chung, thống nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Khó khăn: Việc chuyển sang đồng Ơ-rô có thể gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Câu 20: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới. Chứng minh ý kiến trên?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

  • Có chính sách kinh tế chung.

  • Sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô).

  • Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay