Câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Mỹ?

Trả lời:

Châu Mỹ có diện tích khoảng 42 triệu km2, lớn thứ hai thế giới sau châu Á; nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, trải dài từ vùng cực Bắc đến gắn châu Nam Cực. Vị trí của châu Mỹ nằm tách biệt với các châu lục khác và được bao bọc bởi các đại dương: Bắc Băng Dương ở phía bắc Thái Bình Dương ở phía tây và Đại Tây Dương ở phía đông.

Câu 2: Cuộc phát kiến tìm ra châu Mỹ của C. Cô – lôm – bô có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Đối với người châu Âu, việc phát kiến ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới. Cũng từ đó, các quốc gia châu  u tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.

Câu 3: Chứng minh rằng Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây?

Trả lời:

Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây:

- Châu Mĩ tiếp giáp các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

- Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây; được bao bọc bởi các đại dương và có khoảng cách xa so với các châu lục khác.

Câu 4: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ?

Trả lời:

Với lịch sử nhập cư như vậy, dân cư Bắc Mỹ rất đa dạng về chủng tộc: có cả người Môn-gô-lô-it từ châu Á, người Ơ-rô-pê-ô-ít từ châu  u, người Nê-grô-it (Negroid) từ châu Phi,... Trong quá trình chung sống lâu dài, các nhóm người này hoà huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.

Năm 2020, Bắc Mỹ có số dân gần 370 triệu người, trong đó, nhập cư đóng góp đáng kể vào gia tăng dân số của khu vực. Người nhập cư có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hoá và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở Bắc Mỹ.

Câu 5: Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Thiên nhiên Bắc Mỹ rất đa dạng, bao gồm ba đới:

– Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực lạnh giá; cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, ở phía - nam có rừng thưa. Động vật ít phong phú, có gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc, các loài chim di trú,... Đới này có lượng băng tuyết vĩnh cửu rất lớn.

- Đới ôn hoà: có diện tích lớn nhất, gồm phía nam Ca-na-đa và phần lớn lãnh thổ Hoa Kỳ. Thiên nhiên có sự thay đổi từ rừng lá kim (thông, vân sam, tuyết tùng,...) ở phía bắc chuyển dần sang đồng cỏ ở trung tâm và rừng lá rộng (sồi, dẻ gai,...) ở phía nam. Ở Tây Nam Hoa Kỳ, vùng ven biển có rừng lá cứng, cây bụi; vùng nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc. Động vật chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ....

– Đới nóng: chiếm diện tích lớn ở phía nam Hoa Kỳ. Rừng nhiệt đới ẩm phát triển. Phía tây nam có khí hậu khô hạn nên cảnh quan chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc. Do quần đảo Ha-oai nằm biệt lập giữa Thái Bình Dương nên có nhiều loài đặc hữu.

Câu 6: Phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Những khu vực phát triển công nghiệp sớm như vùng ven Hồ Lớn, vùng Đông Bắc Hoa Kỳ,... là nơi bắt đầu quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dài đô thị từ Bô-xtơn (Boston) den Oa-sinh-tơn (Washington).

Hiện nay, quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành dịch vụ và công nghệ cao. Các đô thị phát triển nhanh ở khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. Những nơi thiên nhiên ít thuận lợi như phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mỹ, đô thị thưa thớt hơn. Năm 2020, Bắc Mỹ có hơn 300 triệu người sinh sống ở khu vực đô thị, tỉ lệ dân số đô thị gần 83%. Hai siêu đô thị của Bắc Mỹ là Niu Oóc (New York) và Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).

Câu 7: Khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây:

- Từ bắc xuống nam: có các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi khí hậu, từ tây sang đông có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: kiểu khí hậu núi cao và kiểu khí hậu hoang mạc.

Câu 8: Tại sao các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc – đi – e mưa rất ít?

Trả lời:

Do các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào nên các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

Câu 9: Cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Câu 10: Tại sao nói “Bắc Mĩ là vùng đất của những người nhập cư”?

Trả lời:

Bắc Mỹ là vùng đất của những người nhập cư là bởi đây là nơi tập trung của tất cả các chủng tộc trên thế giới với thành phần chủng tộc đa dạng. Đại bộ phận dân cư Bắc Mĩ là người nhập cư.

Câu 11: Trình bày thực trạng khai thác tài nguyên đất của người dân Bắc Mĩ?

Trả lời:

Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và đã được khai thác từ lâu để trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành chuyên canh trong các trang trại lớn. Tuy nhiên, do thời gian dài sử dụng lượng phân hoá học lớn nên đất đai bị thoái hoá.

Câu 12: Trình bày phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất của Bắc Mĩ?

Trả lời:

Gần đây, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại kết hợp với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hoá đất.

Câu 13: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Mỗi trung tâm kinh tế có một số ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.

Câu 14: Cơ cấu của các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp phía nam Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương đã phải thay đổi cơ cấu: giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống để tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, đồng thời các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt quan tâm phát triển.

Câu 15: Trình bày sự phân hóa tự nhiên ở Trung Mỹ theo chiều đông – tây?

Trả lời:

Ở Trung Mỹ, các sườn núi phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. Sườn núi phía tây eo đất Trung Mỹ mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

Câu 16: Ở Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường chính nào?

Trả lời:

Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.

Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ac-hen-ti-na.

Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.

Câu 17: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hoá cao. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực chiếm hơn 80% số dân. Tuy vậy, đô thị hoá ở khu vực Trung và Nam Mỹ mang tính chất tự phát. Một trong những nguyên nhân là do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để, khiến cho dân nghèo không có ruộng đất phải di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm. Họ phải sống trong điều kiện khó khăn, chất lượng cuộc sống không đảm bảo.

Câu 18: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ và Bắc Mĩ có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

Câu 19: Nêu các biện pháp để bảo vệ rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Bảo vệ rừng A-ma-dôn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong bởi cành diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Câu 20: Tại sao nói rừng nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng?

Trả lời:

Nhiệt đới A-ma-dôn có vai trò sinh thái rất quan trọng:

- Rừng A-ma-dôn chịu trách nhiệm tạo ra 50 – 75% lượng mưa tại vùng A-ma-dôn, độ ẩm từ A-ma-dôn cũng ảnh hưởng đến lượng mưa ở Tây và Trung Mỹ, do đó rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng mưa ở Nam Mỹ.

- Rừng A-ma-dôn đang lưu trữ 86 tỉ tấn carbon, nếu lượng carbon này thoát ra, Trái Đất sẽ lâm nguy, do đó rừng nhiệt đới A-ma-dôn giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu.

- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống.

- Di sản thiên nhiên của nhân loại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay