Câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Châu Âu (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Châu Âu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

CHÂU ÂU

Câu 1: Trình bày hình dạng, kích thước của châu Âu?

Trả lời:

Diện tích châu Âu trên 10 triệu km²; so với các châu lục khác, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 2: Khí hậu châu Âu có sự phân hóa như thế nào?

Trả lời:

Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau

Câu 3: Trình bày đặc điểm của đới thiên nhiên của châu Âu?

Trả lời:

- Đới lạnh ở châu Âu có khí hậu cực và cận cực; chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, bao gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và một dải hẹp ở phía bắc châu lục. Mặt đất bị tuyết bao phủ gần như quanh năm. Giới sinh vật nghèo nàn: thực vật chủ yếu là rêu, địa y và cây bụi, động vật có một số loài chịu được lạnh.

- Đới ôn hoà ở châu Âu có khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt.

+ Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hoà. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

+ Phía bắc có khí hậu lạnh và ẩm ướt. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, nhóm đất điển hình là đất pốt dôn.

+ Phía tây khí hậu có mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều nên thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. Vào sâu trong lục địa, lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, rừng hỗn hợp phát triển. Nhóm đất điển hình là đất rừng nâu xám.

+ Phía đông nam, khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. thảo nguyên ôn đới. Nhóm đất điển hình là đất đen Phía nam có khí hậu cận nhiệt địa Động vật ở đới ôn hoà đa đây có các loài thủ nhiều loài bò sát

- Thảm thực vật chủ yếu là thảo nguyên ôn đới. trung hải. Rừng và cây bụi lá cứng phát triển. dạng cả về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. Ở lớn như gấu nâu, chồn, linh miêu, chó sói, sơn dương,..., cùng và chim.

Câu 4: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại có sự thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?

Trả lời:

Sự thay đổi thảm thực vật từ tây sang đông và từ bắc xuống nam:

+ Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng (sồi, dẻ,..).

+ Vào sâu lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho công ty kim thông, tùng

+ Ở phía đông nam, rừng được thay thế bằng thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng,...

Nguyên nhân: sự phân bố thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.

Câu 5: Môi trường ôn đới hải dương có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của môi trường ôn đới hải dương:

- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,... có khí hậu ôn đới hải dương.

+ Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Nhiệt độ thường trên 0°C.

+ Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về thu – đông.

+ Dòng hải lưu nóng Bắc Ấn Độ Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

Câu 6: Cơ cấu dân số già có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?

Trả lời:

Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu  u:

- Già hoá dân số dẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu dân số và đương nhiên tỷ lệ người già trong dân số sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với thời gian, lực lượng lao động chủ chốt trong xã hội sẽ giảm, còn con số người về hưu cứ ngày một tăng.

- Với thực trạng này, có thể đoán trước những bi kịch không chỉ về mặt xã hội, mà cả của nền kinh tế nói chung nữa. Vì tuổi trẻ, hay thế hệ trẻ chính là yếu tố huyết mạch cho nền kinh tế của mỗi quốc gia, là nguồn nhân lực thiết yếu mang tính sống còn.

Câu 7: Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Có tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm khoảng 75% dân số và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân. Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Công (Đức).

Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.

Câu 8: Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Âu?

Trả lời:

Sự phân bố dân cư ở châu Âu:

Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km².

Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải.

Dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao..

Câu 9: Trình bày quá trình di cư ở châu Âu?

Trả lời:

Người Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống trên lãnh thổ châu Âu từ rất sớm. Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại.

Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác (châu Phi, Trung Đông,...) nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Theo Liên hợp quốc, riêng năm 2019, châu Âu đã tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.

Đồng thời, do nhu cầu về nguồn lao động của các quốc gia cũng như nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm của người dân nên việc di cư trong nội bộ châu  u ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia.

Câu 10: Nêu đặc điểm của dân cư châu Âu?

Trả lời:

Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, điều này tác động rõ rệt đến năng suất lao động. Năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Câu 11: Nêu nguyên nhân gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu?

Trả lời:

Trước đây, môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Câu 12: Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có những hành động nào?

Trả lời:

Đề ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước châu Âu đã có nhiều hành động cụ thể như:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vì rừng hấp thụ khí CO, gây hiệu ứng nhà kính. Rừng còn làm giảm nguy cơ lũ lụt và giảm thiểu hạn hán.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thuỷ triều,...

Câu 13: Trình bày vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu?

Trả lời:

Các quốc gia châu  u rất chú trọng bảo vệ sự đa dạng trên cạn và dưới nước ở châu Âu được bảo Để giữ gìn đa dạng sinh học, vệ và phát triển rừng nước và môi sinh học. Các hệ sinh thái tồn tương đối tốt. các nước châu Âu đã ban hành nhiều chính sách bảo bền vững, giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trường đất.

Câu 14: Mục tiêu của EU khi mới thành lập là gì?

Trả lời:

Ngay từ khi mới thành lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất, bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên.

Câu 15: EU có bao nhiêu nước thành viên, và trong số đó có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)

Trả lời:

EU có 27 nước thành viên. Trong đó, EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7).

Câu 16: Trình bày một vài nét về Liên minh châu Âu?

Trả lời:

Tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (năm 1957). Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) được thành lập chính thức vào ngày 1 tháng 11 năm 1993. Năm 2020, Liên minh châu Âu có 27 quốc gia thành viên với số dân khoảng 447 triệu người. Trụ sở của EU được đặt ở Brúc-xen (Bỉ). EU đã thiết lập một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung (đồng Ơ-rô).

Câu 17: Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới nhờ những yếu tố chủ yếu nào?

Trả lời:

Những yếu tố chủ yếu làm cho Liên minh châu Âu trở thành khu vực kinh tế lớn của thế giới:

- Đội ngũ đông đảo người lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề thành thạo.

- Nền khoa học tiên tiến.

Câu 18: Có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Việc ra đời đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU bởi:

+ Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.

+ Thủ tiêu những rủi ro do chuyển đổi tiền tệ.

+ Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.

+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 19: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, vì:

Có chính sách kinh tế chung.

Sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô).

Tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn.

Câu 20: Hệ thống tiền tệ chung của EU là gì?

Trả lời:

Hệ thống tiền tệ chung của EU là đồng tiền chung Ơ – rô.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay