Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.

BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ

(13 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam?

Trả lời:

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoả theo chiều bắc – nam, thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan.

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khi hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây. Cảnh quan cũng thay đồi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điền hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bản hoang mạc.

 

Câu 2: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung Mỹ?

Trả lời:

Ở Trung Mỹ, phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển. Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

 

Câu 3: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Nam Mỹ?

Trả lời:

Ở Nam Mỹ, sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nhất ở địa hình:

+ Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, sơn nguyên Bra-xin có khí hậu khô hạn hơn nên cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

+ Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm các đồng bằng: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực – động vật vô cùng phong phú. Các đồng bằng còn lại có mua ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

+ Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3000-5000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

 

Câu 4: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao?

Trả lời:

Thiên nhiên miền núi An-đét thay đồi theo chiều cao khá rõ nét.

Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc các đới khí hậu nóng và ẩm ướt, có rừng mưa nhiệt đới, vùng Nam An-đét thuộc khí hậu ôn hoà, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.

Càng lên cao, thiên nhiên càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh dưới đây và trình bày sự phân bố các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An – đét qua lãnh thổ Pê – ru?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới: 0 - 1000m

Rừng lá rộng: 1000 - 1300m

Rừng lá kim: 1300 - 2000m

Đồng cỏ: 3000-4000m

Đồng cỏ núi cao: 4000-5000m

Băng tuyết: trên 5000m

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti?

Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti

Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.

Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây có mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

Câu 3: Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Mĩ?

Trả lời:

Khu vực Nam Mĩ: có ba khu vực địa hình.

- Dãy núi trẻ An-đét:

+ Chạy dọc phía tây của Nam Mĩ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ.

+ Độ cao trung bình từ 3000m đến 5000m, nhiều đỉnh vượt quá 6000m, băng tuyết bao phủ quanh năm.

+ Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đét.

+ Miền núi An-đét có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.

- Đồng bằng rộng lớn ở giữa:

+ Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy.

+ Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

+ Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đét. 

+ Đây là vựa lúa và chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

- Các sơn nguyên ở phía đông:

+ Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng.

+ Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bể mặt bị cắt xẻ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các tho nguyên núi lửa; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đới, các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Các đới, các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ:

- Đới khí hậu xích đạo

- Đới khí hậu cận xích đạo

- Đới khí hậu nhiệt đới

- Đới khí hậu cận nhiệt

- Đới khí hậu ôn đới

- Kiểu khí hậu núi cao

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

- Các dòng biển nóng: dòng biển Bắc xích đạo, dòng biển Guy – a – na, dòng biển Bra – xin, dòng biển ngược xích đạo.

- Các dòng biển lạnh: dòng biển theo gió Tây, dòng biển Phôn – len, dòng biển Pê – ru.

Câu 3: So sánh đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

Trả lời:

- Giống nhau: cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

- Khác nhau:

 

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

Núi

- Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông

- Nam Mĩ là các cao nguyên

Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ

Hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ

Đồng bằng

Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam

Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Tại sao hoang mại lại hình thành ở dải đất duyên hải phía tây An - đét?

Trả lời:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Dòng biển lạnh Pê-ru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù.

Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

 

Câu 2: Thiên nhiên ở đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An – đét và đồng bằng Pam – pa có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

- Đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía dãy An-đet. Lượng mưa từ 1000mm – 1200mm, phân bố theo mùa.

- Đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh, quanh năm hầu như không mưa nên trở thành vùng khô hạn nhất châu lục. Phần lớn mặt đất đều trơ trụi, lơ thơ một vài loài cây xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ.

 

Câu 3: Ở Trung và Nam Mĩ có những kiểu môi trường chính nào?

Trả lời:

  • Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.
  • Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ac-hen-ti-na.
  • Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.
  • Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay