Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A - ma - dôn

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A - ma - dôn. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.

BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ RỪNG A – MA – DÔN

(12 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Trình bày nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Cư dân Trung và Nam Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau: người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít (chủ yếu đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) và người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít

Hiện nay, phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là người lại do sự hợp huyết giữa người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng. Sự hoà trộn này đã tạo nên nền văn hoà Mỹ La-tinh độc đáo, đồng thời có sự tương đồng về dân cư và xã hội giữa các nước Trung và Nam Mỹ.

 

Câu 2: Trình bày vấn đề đô thị hóa của Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Trung và Nam Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ dân đó thị khoảng 80% số dân (năm 2020). Ở một số nơi của Trung và Nam Mỹ, quá trình đó thị hoa mang tính tự phát đã làm này sinh nhiều vấn đề như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm.....

Câu 3: Trình bày đặc điểm của rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Khu vực rừng A-ma-dồn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 5 triệu km², là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.

Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tân) là các loài cây thân gỗ cao 50 - 60 m. Tàng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 - 45 m. Tầng dưới tân chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thâm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối,

Trong rừng A-ma-dồn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giới, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.

Rừng A-ma-dồn được xem là "là phổi xanh của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khi hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Văn hóa Mỹ La – tinh có những nét gì đặc sắc?

Trả lời:

Trước khi C. Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới, cư dân bản địa ở Trung và Nam Mỹ đã là chủ nhân của nhiều nền văn hoá có nổi tiếng: văn hoá May-a, văn hoá In-ca, văn hoá A-do-tếch.

Sau khi người Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sang xâm chiếm, sự pha trộn văn hoà của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hoá Mỹ La-tinh độc đáo.

Hằng năm, ở đây có rất nhiều lễ hội đặc sắc Ca-na-van, Ó-ru-rô, La-ti-nô, Pa-rin-tin..... Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.

 

Câu 2: Trình bày nguyên nhân suy giảm rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Trong nhiều năm qua, con người đã khai phá rừng A-ma-dồn để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông khiến diện tích rừng A-ma-dân bị suy giảm. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm diện tích rừng mắt đi đáng kể.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Nêu các biện pháp để bảo vệ rừng A – ma – dôn?

Trả lời:

Bảo vệ rừng A-ma-dôn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong bởi cành diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng trồng phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và liệt kê các đô thị có 10 triệu người trở lên?

Trả lời:

Các đô thị có từ 10 triệu người trở lên: Gua – đa – la – gia – ra, Mê – hi – cô Xi – ti, Bô – gô – ta, Li – ma, Xao Pao – lô, Ri – ô đê Gia – nê – rô, Bu – ê – nốt Ai – rét.

Câu 3: Tại sao Trung và Nam Mỹ có tốc độ đô thị hóa cao?

Trả lời:

Trung và Nam Mĩ có tốc độ đô thị hóa cao chủ yếu là do quá trình đô thị hóa tự phát với nhiều nguyên nhân khác nhau như tìm kiếm việc làm, tị nạn...

 

Câu 4: Tốc độ đô hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ dẫn đến những hậu quả nào?

Trả lời:

Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội và môi trường. Ví dụ, 35 - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Phần lớn cư dân Trung và Nam Mĩ là người lai và có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai do sự hòa huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa.

- Trung và Nam Mĩ có nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo, do kết hợp từ ba dòng văn hóa: Âu, Phi và Anh-điêng.

 

Câu 2: Phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ có điểm khác biệt nổi bật nào so với Bắc Mĩ?

Trả lời:

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-det, trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e, dân cư phân bố thưa thớt.

- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt trên đồng bằng sông A-ma-dồn, trong khi ở Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông đúc ở vùng đồng bằng Trung tâm.

 

Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có điểm gì khác biệt so với Bắc Mĩ?

Trả lời:

- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay